Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 10, 2017

Co Nhac PHUONG NAM Aug 7 17

Hình ảnh

Tìm lối ra cho sân khấu cải lương ĐBSCL Bài 1: Thăng trầm sau cánh màn nhung

Hình ảnh
Tìm lối ra cho sân khấu cải lương ĐBSCL Bài 1: Thăng trầm sau cánh màn nhung  Khu vực ĐBSCL hiện chỉ có 6/13 địa phương có đoàn cải lương hoạt động độc lập, các địa phương còn lại hoặc không có hoặc hoạt động chung với Đoàn nghệ thuật tổng hợp. Qua rồi thời vàng son, sân khấu cải lương ĐBSCL hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong bảo tồn và phát huy di sản dân tộc. Lối ra nào cho cải lương là vấn đề mà nhiều nghệ sĩ tâm huyết đau đáu tìm lời giải. Đã có một thời sân khấu cải lương là thánh đường nghệ thuật, món ăn tinh thần không thể thiếu của người Nam bộ nói chung, ĐBSCL nói riêng. Nhưng hiện nay, cải lương đang gặp rất nhiều khó khăn trong giữ chân nghệ sĩ, giữ chân khán giả với ước mong sân khấu mãi sáng đèn. Sau cánh màn nhung là biết bao nỗi niềm, ưu tư cho di sản cải lương. Sự góp mặt của những nghệ sĩ thành danh trong các vở diễn luôn khiến khán giả thích thú. Trong ảnh: NSƯT Thanh Nam và NSƯT Thanh Ngân trong vở “Cơn mê cuối cùng” của Đoàn Cải lương nhân

Tìm lối ra cho sân khấu cải lương ĐBSCL Bài cuối: Để sân khấu cải lương sáng đèn

Hình ảnh
Tìm lối ra cho sân khấu cải lương ĐBSCL Bài cuối: Để sân khấu cải lương sáng đèn  Như kiếp tằm thì mãi nhả tơ, những nghệ sĩ cải lương ở ĐBSCL dù đang đối đầu với nhiều khó khăn nhưng vẫn dốc lòng gìn giữ và quảng bá sân khấu cổ truyền phương Nam. Nhờ vậy mà cải lương đang được hồi sinh, cánh màn nhung đã rực rỡ ánh đèn, nghệ sĩ lại có dịp trải lòng cùng người mộ điệu. Giữ nghề và truyền lửa Từ tháng 5- 2017, vào ngày 17 hằng tháng, Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang đều tổ chức chương trình “Dạ cổ tri âm” tại rạp hát Thầy Năm Tú- rạp hát cải lương đầu tiên của nước ta. Những trích đoạn “Lá sầu riêng”, “Tiếng trống Mê Linh”… được các nghệ sĩ thế hệ hôm nay biểu diễn một cách trân quý, trong sự say sưa của khán giả. Kinh phí tổ chức từ hoạt động của đoàn, nghĩa là các nghệ sĩ đã “nhường cơm xẻ áo” để sân khấu cải lương được sáng đèn. Bà Nguyễn Thị Tròn, người dân TP Mỹ Tho, nói: “Mấy nghệ sĩ trẻ bây giờ diễn cũng thiệt hay, coi lại mấy tuồng hồi xưa mà mê q

Bước đầu tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ

Hình ảnh
Bước đầu tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ  Nhiều ý kiến cho rằng đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ không nhiều khác biệt. Cũng có câu hỏi vì sao đờn ca tài tử mà không phải là cải lương được chọn là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Theo tôi, thử thách về thời gian, tính truyền thống và đại chúng ở hai loại hình nghệ thuật này là yếu tố quyết định.  Các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang trong vở cải lương “Huyền sử Rạch Gầm”. Ảnh: DUY KHÔI Những làn điệu và tính đại chúng của đờn ca tài tử Đờn ca tài tử đã có ở Nam bộ từ giữa thế kỷ XIX xuất phát từ nhạc lễ cung đình được các nghệ sĩ dân gian sáng tạo thành những làn điệu gốc, gọi là 20 bài tổ gồm: ba Nam, sáu Bắc, bảy Bài Cò, tứ Oán.  Ba Nam (xếp vào mùa Thu) là Nam Ai, Nam Xuân, Nam Đảo, dùng vào những đoạn bi ai, kể lể. Còn sáu Bắc (xếp vào mùa Xuân- nhạc điệu vui tươi) gồm: Lưu Trường Thủy, Phú Lục, Bình Bán Chấn, Cổ Bả