Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 10, 2018

NSƯT Vũ Luân: "Muốn tồn tại, cải lương phải… tiếp thị"

Hình ảnh
(NLĐO)- Đến với khán giả công nhân tại Công ty Pou Yuen – Bình Tân, TP HCM trong những chương trình "Đưa cải lương đến với công nhân", NSƯT Vũ Luân đã khẳng định cải lương muốn tồn tại phải tiếp thị mạnh mẽ, không thể buông thả mà phải biết lắng nghe. Các suất diễn giao lưu của NSƯT Vũ Luân bao giờ cũng cầm chân khán giả công nhân ở lại đến cuối chương trình. Anh không chỉ mời công nhân lên sân khấu song ca vọng cổ mà còn lắng nghe phản hồi từ khán giả công nhân qua những sản phẩm nghệ thuật mà nghệ sĩ cải lương đã "sản xuất". "Chúng tôi cũng ví như công nhân, muốn sản xuất tốt phải biết cách lắng nghe thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, nghệ thuật khác hàng hóa vì đó là món ăn tinh thần, do vậy rất cần cầu toàn những ý kiến đóng góp, xem khán giả công nhân thích gì, muốn được thưởng thức "món ăn ngon", nghệ sĩ phải điều chỉnh, phải chế biến cho hợp "khẩu vị" – NSƯT Vũ Luân đã nói, sau khi diễn một lớp vai Vịnh trong vở "Hồn củ

‘Quá nóng vội thông qua chủ trương đầu tư nhà hát 1.500 tỷ đồng'

Hình ảnh
Chuyên gia quy hoạch và kiến trúc Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, TP.HCM đã quá nóng vội khi thông qua chủ trương đầu tư nhà hát 1.500 tỷ đồng. Trao đổi thẳng thắn với VietNamNet hôm nay, kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn cho biết, quan điểm cá nhân ông không phản đối việc TP xây dựng nhà hát mang tầm cỡ quốc tế nhưng xây dựng trong thời điểm hiện nay là không phù hợp.   Nhà hát Opera Sydney (Úc) Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, tổng kinh phí dự trù hơn 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP (nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1- PV) để làm nhà hát là số tiền không phải ít. Ông cũng đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả, mức độ cấp thiết của công trình đã được tính đến chưa. “Như tôi biết, hiện nay TP đang gặp khó khăn trong nguồn vốn từ ngân sách. Trong khi đó, nhiều dự án dân sinh cấp thiết hàng đầu như xây dựng hạ tầng giao thông đô thị, các dự án chống ngập đang thiếu vốn trầm trọng, chưa kể y tế, giáo dục…nhiều nơi còn thiếu, chưa đạt chuẩn”- ông Sơn thẳng thắn. Qua đó,

Tự hào "viên ngọc" cải lương 100 tuổi: Năm Châu - Soạn giả canh tân kỳ tài

Hình ảnh
Gọi ông là bậc kỳ tài, vì ông nhanh chóng tiếp thu, dung nạp cái mới vào trong cách ca diễn, sáng tác và đạt trình độ tư duy cao, đặt viên gạch đầu tiên cho nghề thầy tuồng Trong lịch sử hình thành và phát triển cải lương, nhắc đến nghệ sĩ tiền phong có công khai sáng nền ca kịch cải lương không thể thiếu tên tuổi của NSND Nguyễn Thành Châu - tức Năm Châu. Năm Châu đứng đầu trong số những người đặt nền móng cho cách viết và dựng những kịch bản cải lương về đời sống đương đại. Nền tảng đó vẫn đang là khuôn mẫu cho người làm sân khấu ngày nay. Chủ trương cải cách để tiến bộ Cha là công chức Tòa Bố, vì mích lòng tỉnh trưởng người Pháp nên bị thuyên chuyển làm việc ở Phú Quốc. Lúc đó, ông đang học tại Trường Trung học Mỹ Tho. Nhân dịp hè ra Phú Quốc thăm cha, đến ngày tựu trường, vì bão tố, tàu bè không thể trở về đất liền kịp, ông bị đuổi học. Gia đình định cho ông tiếp tục học tại Trường La San Taberd Sài Gòn nhưng ông quyết định tự lập, theo nghiệp sân khấu, gia nhập gánh hát Th

Tự hào "viên ngọc" cải lương 100 tuổi: Nhớ ơn tác giả "Dạ cổ hoài lang"

Hình ảnh
Từ một sáng tác cá nhân, "Dạ cổ hoài lang" đã trở thành sáng tác tập thể, sinh ra từ đầu thế kỷ, sống mạnh khỏe, biến hóa khôn lường Trong nền cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài bản nào biến thành vọng cổ được như "Dạ cổ hoài lang". Bài "Dạ cổ hoài lang" của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892 - 1976) ra đời cách đây 100 năm. Từ nền tảng của bài bản này, bài vọng cổ ra đời thống lĩnh sân khấu cải lương. Nhà văn hóa Nam Bộ kỳ tài Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh ra ở Nam Bộ. Theo NSND Huỳnh Nga, năm 9 tuổi, vì đói nghèo, cha của ông là cụ Cao Văn Giỏi đã cho ông vào chùa học chữ nho và làm công quả. Sau đó, ông có 4 năm ở Vĩnh Phước, được học đến lớp nhì nên giỏi Việt văn và Pháp văn. Năm 16 tuổi, ông được thụ giáo nghệ thuật từ thầy Lê Tài Khị, người được xem là hậu Tổ cổ nhạc. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu - tác giả bài “Dạ cổ hoài lang” Ảnh: TƯ LIỆU Qua sự nghiên cứu và tìm hiểu, GS-TS Trần Quang Hải nhận định nhạc sĩ Cao Văn Lầu để lại cho đời nhiều tác phẩm có

Rạp Hưng Đạo mới: Xây xong nghệ sĩ kêu trờ

Hình ảnh
(PL)- Từ một “thánh địa” của cải lương thời suy vong vào những năm 2000, rạp Hưng Đạo được kỳ vọng khi xây mới sẽ làm cải lương hưng vượng hơn… Nhưng câu chuyện xây mới rạp Hưng Đạo lại là một nỗi đau không dứt. Rạp Hưng Đạo được xây khoảng năm 1960 theo trí nhớ của nhiều soạn giả cải lương kỳ cựu. Cố nhà thơ-soạn giả Kiên Giang khi còn sống đã kể rạp Hưng Đạo thuộc loại rạp lớn và hiện đại nhất Sài Gòn thời bấy giờ, qua mặt cả rạp Nguyễn Văn Hảo (rạp Công Nhân ở đường Trần Hưng Đạo hiện nay) vốn được gọi là một “hàng không mẫu hạm” siêu hiện đại, siêu lớn so với các rạp hát tân kỳ thời đó. Từ siêu “hàng không  mẫu hạm” đến  “thánh địa chuột chạy” Ký giả kịch trường Tần Nguyên tên tuổi trước năm 1975 đã kể  rạp Hưng Đạo  thập niên 1960 nằm trong cụm rạp quận Nhì, Sài Gòn (tức quận 1 hiện nay). Đó là cụm rạp hạng sang, chỉ những đoàn cải lương đại bang mới mướn nổi, gồm rạp Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Hảo - Aristo (tức khách sạn New World hiện nay). Nghệ sĩ, ký giả kịch