Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 21, 2018

Đưa cải lương đến với công nhân lao động

Hình ảnh
Các suất diễn đầy ắp khán giả, rạp Công Nhân rộn rã tiếng cười khi mà đối tượng đến với vở cải lương "Tổ quốc nơi cuối con đường" rất đặc biệt Trong tháng 11-2018, một sự kiện văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đã diễn ra tại rạp Công Nhân (số 30 Trần Hưng Đạo, quận 1) khi LĐLĐ TP HCM phối hợp với Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP tổ chức cho đoàn viên, CNVC-LĐ xem vở cải lương "Tổ quốc nơi cuối con đường". Khơi gợi tinh thần yêu nước Mười suất diễn được tổ chức trong ngày thứ bảy và chủ nhật hằng tuần không chỉ đem lại sự trải nghiệm thú vị cho CNVC-LĐ mà còn khiến nghệ sĩ trình diễn phấn khởi không kém. "Kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương, chúng tôi đã làm một việc rất ý nghĩa. Đã lâu lắm rồi, anh em nghệ sĩ mới có dịp phục vụ CNVC-LĐ TP" - NSƯT Minh Vương bày tỏ. Cảnh trong vở “Tổ quốc nơi cuối con đường” Vở diễn "Tổ quốc nơi cuối con đường" kể câu chuyện về sự kiện lịch sử xảy ra vào năm 1931, người thanh niên yêu nước Ngu

Âm nhạc đương đại kết hợp với cổ nhạc trong “Xưa trước nay sau”

Hình ảnh
(Tổ Quốc) - Âm nhạc đương đại và cổ nhạc sẽ có sự kết hợp độc đáo trong chương trình “Xưa trước nay sau” thông qua các tác phẩm của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Việt Nguyễn Thiện Đạo với sự biểu diễn của nhóm Đông Kinh cổ nhạc & Hanoi new music ensemble vào 1/12 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) Các nghệ sĩ nhóm Đông Kinh Cổ nhạc. Ảnh: Mai Đức Thiện Theo đó, trong dịp hội ngộ đặc biệt tại sân khấu L’Espace lần này, Hanoi New Music Ensemble và Đông Kinh Cổ Nhạc sẽ trình diễn các tác phẩm: Khói Trương Chi soạn cho đàn Bầu năm 2004 của Nguyễn Thiên Đạo; Nhạc cổ – thơ Thiền – Tụng Nhạc Phật Giáo; Khói Sóng soạn cho đàn Tranh năm 2005 của Nguyễn Thiên Đạo; Nguyệt Hạo (tuồng cổ); Khói Khói soạn cho sáo Trúc năm 2005 của Nguyễn Thiên Đạo; Ru kệ (Chèo cổ) và Nhạc lễ hội Phật giáo. Nếu các nghệ sĩ, nghệ nhân lão làng trong nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc gây ấn tượng với nhưng thanh âm từ tre, trúc, từ tiếng tơ một thuở thì Hanoi new music ensemble lại là nhóm nhạc t

Di sản GS Trần Văn Khê rơi vào quên lãng

Hình ảnh
(PL)- Hơn ba năm kể từ ngày GS-TS Trần Văn Khê mất, ngoài những buổi kỷ niệm nho nhỏ của học trò tổ chức tại quê nhà ông ở làng Vĩnh Kim (Tiền Giang), tất cả di sản ông để lại, căn nhà nơi ông trú ngụ những ngày cuối đời đều tạm rơi vào quên lãng. GS-TS Trần Văn Khê rời cõi tạm gần ba năm rưỡi. Kể từ ngày đó TP.HCM đã vắng bóng ông trong những buổi trò chuyện âm nhạc. Điều đáng nói là không chỉ mất một con người tài hoa, TP đã mất luôn một địa chỉ văn hóa. Chín năm cuối đời giữ ấm Năm 2006, ở tuổi 85, GS-TS Trần Văn Khê chính thức về nước với tâm nguyện được sống và làm việc những năm cuối đời tại Việt Nam. Sự trở về của ông cũng đã được bàn bạc và có nhiều buổi gặp gỡ giữa ông và các cơ quan liên quan, trong đó đáng chú ý là đề án nhà Trần Văn Khê   do Sở Văn hóa Thông tin TP.HCM (nay là Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM) khởi thảo vào tháng 11-2003. Năm 2005, UBND TP.HCM giao cho Sở ngôi nhà tại địa chỉ 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM) để làm nơi bảo quản, trư

NSND Kim Cương tiếc nuối khi di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê bất thành

Hình ảnh
(NLĐO) - NSND Kim Cương bày tỏ bức xúc khi hơn 3 năm qua di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê về một địa chỉ văn hóa nơi lưu trữ tài liệu quý của ông đã không còn. Kỳ nữ Kim Cương và GS-TS Trần Văn Khê trong chương trình Trò chuyện cuối tuần của HTV Kỳ nữ bức xúc cho rằng hơn 3 năm qua, kể từ ngày GS-TS Trần Văn Khê qua đời, ngôi nhà quen thuộc ở số 32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, TP HCM đã không còn là nơi bảo quản, trưng bày hiện vật và trở thành nhà truyền thống mang tên ông như mong muốn mà ông để lại trong di chúc. "Thú thật, ngoài những buổi lễ kỷ niệm mang tính chất trò nhớ đến thầy, thường được tổ chức tại làng Vĩnh Kim (Tiền Giang) quê hương, thì có thể nói chẳng có một tổ chức nào nhớ về một vị giáo sư đã cống hiến cả đời cho âm nhạc truyền thống. Tất cả di sản ông để lại, căn nhà nơi ông trú ngụ những ngày cuối đời đều rơi vào quên lãng trong sự tiếc nuối của chúng tôi, những nghệ sĩ trân quý tình cảm và kiến thức, nhân cách của ông. Đích thân tôi