Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 1, 2018

Long đong Đờn ca tài tử

Hình ảnh
Từ khi còn sinh hoạt tự phát cho đến khi trở thành di sản, Đờn ca tài tử vẫn hoạt động theo kiểu “chắp vá” và chuyện “hợp tan” của các câu lạc bộ Đờn ca tài tử là lẽ tất nhiên. Lễ kỷ niệm 99 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” (1919 - 2018), kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 8 và Lễ Giỗ tổ Cổ nhạc đã diễn ra tại Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu Lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu, tối 20/9/2018. Ảnh: Nhật Bình/TTXVN Vùng đất của Đờn ca tài tử Nam Bộ Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của dân ca miền Trung, dân ca miền Nam. Theo tài liệu lịch sử cũng như từ nguồn tài liệu qua các Hội thảo, Tọa đàm khoa học thì Đờn ca tài tử có nguồn gốc từ nhạc cung đình Huế, du nhập vào miền Nam từ cuối thế kỷ XIX do ba nhạc sư gốc Trung bộ là Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi - Nhạc quan triều

Trinh Trinh: Nói "cả rừng huy chương" ở Liên hoan cải lương là sai

Hình ảnh
Nghệ sĩ Trinh Trinh khẳng định có báo nói "cả một rừng huy chương" tại LHSK Cải lương là sai và BTC vẫn chưa thực sự công bằng với nghệ sĩ có tài năng thực sự. Nghệ sĩ Trinh Trinh khẳng định có báo nói "cả một rừng huy chương" tại LH Sân khấu Cải lương toàn quốc là sai Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc năm 2018 vừa diễn ra tại TP Tân An, tỉnh Long An do Cục Nghệ thuật Biểu diễn phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức với sự tham dự của 32 vở diễn/ 25 đơn vị. Trong đêm bế mạc, Ban tổ chức đã trao 6 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc cho các vở diễn và 49 Huy chương Vàng, 66 Huy chương Bạc cho các cá nhân. Tuy nhiên, với kết quả này, chia sẻ với Báo Giao thông, nghệ sĩ Trinh Trinh - người đã đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan năm nay cho rằng có báo nói "cả một rừng huy chương" là sai và BTC vẫn chưa thực sự công bằng với những nghệ sĩ có tài năng thực sự. Chúc mừng vợ chồng chị vừa đạt giải vàng tại  L

Làm mới 'Nghêu Sò Ốc Hến'

Hình ảnh
TP - Ðạo diễn Lâm Tùng và nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở kịch “Nghêu Sò Ốc Hến”, đậm tính giải trí hơn để thu hút khán giả. Ðạo diễn trẻ Lâm Tùng làm mới “Nghêu Sò Ốc Hến”, hài hước hơn và đậm tính giải trí. Ảnh: Bảo Hân Tích tuồng dân gian  Nghêu Sò Ốc Hến  từng được hàng chục đoàn chuyển thể, dàn dựng với nhiều ngôn ngữ khác nhau từ tuồng, chèo, cải lương tới kịch nói. Nhà hát Kịch Việt Nam cũng từng có bản dựng năm 2006 dưới bàn tay NSƯT Tú Mai, từng tham gia festival kịch tại Hàn Quốc và có nhiều giải thưởng. Dàn nghệ sĩ thời ấy gồm nhiều tên tuổi của nhà hát như NSND Anh Dũng, Lan Hương, NSƯT Trung Anh, Thu Hà, Quốc Khánh, nghệ sĩ Thùy Hương, Phú Đôn. Xa hơn, loạt nghệ sĩ gạo cội như NSND Trọng Khôi, Phạm Bằng, Trần Tiến, Văn Hiệp từng tham gia bản dựng của đạo diễn Dương Ngọc Đức, gây tiếng vang năm 1982 tại Nga, đưa vở diễn vào hàng kinh điển tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Ở bản dựng vừa ra mắt của đạo diễn trẻ NSƯT Lâm Tùng, nghệ sĩ Phú Đôn vào vai thầy bói mù Nghê

TP.HCM muốn xây nhà hát 1.500 tỷ: Chưa nên vội

Hình ảnh
Không phủ nhận nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của người dân nhưng theo TS.KTS Võ Kim Cương, TP.HCM cần xem xét ưu tiên cái gì cần thiết hơn. UBND TP.HCM vừa trình HĐND chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch. Dự kiến công trình này sẽ sử dụng vốn ngân sách thành phố với tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỷ đồng. Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng, trong đó khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ. Trao đổi với Đất Việt, TS.KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM bày tỏ băn khoăn, liệu đã đến thời điểm xây dựng công trình này hay chưa? Chia sẻ với mong muốn của những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật muốn phát triển loại hình nghệ thuật đỉnh cao, có thể sánh vai cùng các cường quốc văn hóa trên thế giới, TS.KTS Võ Kim Cương cũng đặt vấn đề: kinh tế và văn hóa phải đi song song, hỗ trợ nhau nhưng hiện nay kinh tế của TP.HCM chưa bền vững, văn hóa bác học không mang tính đại chúng, nhu cầu c

Lâm Thị Kim Cương đoạt giải Chuông vàng vọng cổ 2018, nhận 130 triệu đồng

Hình ảnh
(NLĐO) - Tối 30-9, tại Nhà hát Đài Truyền hình TP HCM, vòng chung kết xếp hạng cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ 2018" đã diễn ra trong không khí sôi nổi, gay cấn, bất ngờ. Thí sinh Lâm Thị Kim Cương và NSƯT Minh Vương trong đêm chung kết xếp hạng Với chủ đề "Từ bài Dạ cổ hoài lang đến bài vọng cổ" chào mừng 100 năm hình thành, phát triển sân khấu cải lương, tổng đạo diễn NSƯT Đinh Thanh Sơn đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp, đúc kết những chặng đường kiến tạo bài vọng cổ. NSND Lệ Thủy và ca sĩ Cẩm Ly đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả khi xuất hiện với bài ca cổ "Dạ cổ hoài lang", vinh danh nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ba thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi năm nay gồm: Lâm Thị Kim Cương (Sóc Trăng), Võ Thị Ngọc Quyền (Long An) và Phạm Văn Nguyên (Đồng Tháp), đã hoàn thành trọn vẹn nội dung thi ca diễn, hóa thân vào các nhân vật lịch sử và dân gian trong các trích đoạn: "Đại thắng mùa xuân" (tác giả Lâm Viên viết về nhân vật Nguy