Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 4, 2018

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ

Hình ảnh
(TITC) - Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đây là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam để hát chơi sau những giờ lao động. Các bài bản của Đờn ca tài tử được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc

Hát Xoan

Hình ảnh
(TITC) - Hát Xoan (còn gọi là hát cửa đình, hát lãi lèn, hát đúm, hát thờ…) là loại hình dân ca nghi lễ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và đời sống sinh hoạt của cư dân trồng lúa nước vùng trung du, tập trung chủ yếu ở Phú Thọ. Gốc của hát Xoan bao gồm 4 phường Xoan cổ là Phù Đức, Kim Đới, Thét (xã Kim Đức) và An Thái (xã Phượng Lâu), TP. Việt Trì. Hát Xoan được tổ chức vào mùa Xuân với 3 hình thức: hát thờ cúng các vua Hùng và Thành hoàng làng; hát nghi lễ cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe; và hát lễ hội là hình thức để nam nữ giao duyên. Hát Xoan là loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhiều yếu tố: thơ, nh

Ca trù

Hình ảnh
Hát ả đào (Ca trù) được định hình với tư cách là một thể loại ca nhạc có đặc trưng, phong cách riêng vào khoảng thế kỷ 15. Ban đầu nó là lối Hát cửa đình. Dần dần thể loại này tách ra để trở thành lối hát thính phòng rất được ưa thích của người Việt ở phía bắc. Từ một thể loại có nguồn gốc dân gian, do được giới quan lại, nho sĩ và cả các vua chúa ưa thích, lại có những mối quan hệ mật thiết với dòng ca nhạc cung đình, Hát ả đào dần được bác học hoá. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu như thể ca sĩ nắn nót, chau chuốt từng chữ. Nhạc cụ được tinh giản với sự tương phản âm sắc đã làm tôn vẻ đẹp của từng thành phần t

Nhạc cung đình - theo dòng lịch sử

Hình ảnh
Âm nhạc cung đình Việt Nam-Nhã nhạc (triều Nguyễn) vừa được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Để nhận thức rõ hơn về giá trị của Nhã nhạc, một phần bản tham luận của GS.TS Trần Văn Khê về vấn đề này như sau: Nhạc cung đình là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Nhã Nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ trong dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều đình. Đây là một

Hát Quan họ

Hình ảnh
Hát Quan họ (hay Quan họ Bắc Ninh) là "đặc sản" dân ca của người Việt ở tỉnh Bắc Ninh. Nó bắt nguồn từ những lối hát đối đáp nam nữ có từ rất lâu đời. Hát Quan họ chủ yếu chỉ được tổ chức ở mỗi làng mỗi năm một lần vào dịp hội làng. Nó gắn với tục kết bạn nam nữ, kết nghĩa giữa hai làng khác nhau. Ngoài một bộ phận nhỏ mang nội dung chúc tụng, khẩn cầu, đại bộ phận các bài ca mà các anh Hai , chị Hai Quan họ (cách gọi nhau theo truyền thống) đối đáp với nhau đều mang nội dung giao duyên trữ tình rất thắm thiết. Tuy nhiên, theo tập tục cổ truyền trai gái trong các nhóm kết bạn hát với nhau lại không bao giờ

Hát Văn

Hình ảnh
Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển Hát văn (hoặc Hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những qui ước về cách vận dụng cho từng hàng Thánh và từng loại Phủ. Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình - Cờn, Dọc, Xá, Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác. Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị Thánh, đồng thời kết

Hát ghẹo

Hình ảnh
Hát ghẹo ở huyện Tam Nông (nay là Tam Thanh) và Thanh Sơn cũng như hát xoan đã trở thành sản phẩm riêng của Phú Thọ. Nó mang phong cách đậm đà màu sắc địa phương, phát triển liền mạch theo thời gian. Cứ vậy, hát ghẹo Phú Thọ không bị lẫn với hát ghẹo ở bất cứ nơi nào. Hát ghẹo là một hình thức hát giao duyên, đối đáp nam nữ phổ biến khắp nơi, từ miền xuôi đến miền ngược mỗi khi xuân đến, khi mùa màng bội thu, khi nông nhàn hay những đêm trǎng sáng. Mỗi vùng có một cách hát ghẹo khác nhau: khác về cách hát, tổ chức hát, giọng hát cũng như lề lối, phong tục hát. Sự khác nhau đó cũng tuỳ theo sự giao lưu vǎn hoá và những y

Hát then

Hình ảnh
Hát then Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Có thể xem Hát then là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín ngưỡng tường thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ. Các bản trường ca thường gồm nhiều chương đoạn với độ dài ngắn và nội dung chi tiết ít nhiều khác biệt. Bản dài nhất đã sưu tầm được dài tới 4.949 câu với 35 chương đoạn. Hát then là một hình thức diễn xướng tổng hợp bao gồm cả ca nhạc, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau. Trong cuộc lễ, ngoài nhiệm vụ thực hiện các nghi thức cúng, then hoặc giàng đồng

Hát đúm

Hình ảnh
Hát đúm Các xã Phục Lễ, Phả Lễ (huyện Thuỷ Nguyên) được coi là quê hương hát đúm của Hải Phòng. Hát đúm ở đây rất giàu làn điệu: trống quân, cò lả, sa mạc, lý giao duyên. Vào hội, một khi bên nữ - vốn hay đột ngột chuyển làn điệu trong khi hát mà phía bên nam không kịp đối là thua. Hát đúm ở Phục Lễ gắn với Hội mở mặt. Con gái Phục Lễ quanh năm dùng khăn chít che mặt chỉ để hở hai đôi mắt đen như hạt nhãn. Ngày hội mở mặt còn được coi là ngày các cô gái thi sắc đẹp, làm quân cờ người. Chiếc khăn tung ra để lộ những khuôn mặt trắng mịn, môi hồng như hoa lựu, làm cho Hội thi hát đúm thêm say mê, hào hứng. Trai gái hát mừ

Nghệ nhân ưu tú Nông Thị Lìm – “Cây đại thụ” của nghệ thuật hát Then

Hình ảnh
(Cinet) - Dù đã bước qua tuổi thất thập nhưng nghệ nhân ưu tú Nông Thị Lìm vẫn tràn đầy nhiệt huyết với những làn điệu then cổ quê hương, nơi lưu giữ bản sắc văn hóa và cội nguồn dân tộc. Nghệ nhân ưu tú Nông Thị Lìm - Ảnh Phan Huy   Nghệ nhân Nông Thị Lìm trong chương trình "Câu then Việt Bắc" ngày 28/4 tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội - Ảnh Phan Huy  Người nghệ sĩ tài tình Nghệ nhân ưu tú Nông Thị Lìm là người dân tộc Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, là một trong những “cây đại thụ” của nghệ thuật hát then hiện nay, đặc biệt là then cổ. Dù đã cao tuổi nhưng bà vẫn có giọng hát trầm ấm, mượt mà, bà vẫn thường xuyên tham gia vào các nghi lễ, nghi thức then tại cộng đồng dân cư. Có thưởng thức giọng hát của nghệ nhân Nông Thị Lìm trong chương trình “Câu then Việt Bắc” diễn ra tại Hà Nôi ngày 28/4 vừa qua mới thấy bà còn “dẻo dai” lắm, còn tâm huyết lắm với nghệ thuật then. Theo ng

Về Hội An vui hội Bài Chòi

Hình ảnh
VOV.VN - Với những giá trị văn hóa đặc sắc, Bài Chòi vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bài Chòi là một trò chơi dân gian, mang hơi thở cuộc sống của cộng đồng dân cư các tỉnh miền Trung (từ Quảng Bình vào đến Khánh Hòa) thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán hay lễ hội. Bài Chòi lưu giữ bản sắc của cư dân bản địa với những giá trị văn độc đáo và sức sống mạnh mẽ được cộng đồng cư dân miền Trung gìn giữ từ bao đời. Với những giá trị văn hóa đó, Bài Chòi vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại . Ngày 5/5, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO công nhận Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Bài Chòi vừa được UNESSCO công nhận Di sản phi vật thể của nhân loại. “Gió xuân phảng phất nhành

Tôn vinh Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam

Hình ảnh
Tôn vinh Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam Cập nhật: Thứ sáu, 4/5/2018 - 9h54' Chương trình Lễ đón Bằng công nhận của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ diễn ra ngày 5-5 tại TP Quy Nhơn (Bình Định). Chương trình do NSND Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL làm Tổng đạo diễn. Chương trình được dàn dựng công phu từ sân khấu đến âm thanh, ánh sáng; quy tụ sự tham gia của gần 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, ca sĩ của 9 tỉnh có di sản Bài Chòi. Tại buổi lễ, bên cạnh phần lễ, phần hội cũng sẽ được chú trọng với các nội dung: Nói về cội nguồn nghệ thuật Bài Chòi; thể hiện đậm nét truyền thống văn hóa, đời sống cộng đồng của người dân miền Trung; bảo tồn, phát huy giá trị của Bài Chòi trong thời gian tới. Các tiết mục, hình ảnh và làn điệu Bài Chòi đặc sắc của 9 tỉnh trong khu vực Trung bộ cũng được trình diễn, giới thiệu trong chương trình. Bài Chòi là loại hình nghệ thu

Tranh cãi về phục trang vở Thái hậu Dương Vân Nga

Hình ảnh
Đã có những ý kiến trái chiều về phần phục trang của vai diễn chính khi vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga giới thiệu tạo hình nhân vật. Bộ phụng bào được thiết kế cho vở Thái hậu Dương Vân Nga giá trên 90 triệu đồng Ảnh: H.L Mũ, áo giống hoàng hậu Trung Quốc “Tôi cùng các nhà thiết kế thực hiện bộ áo của Dương Vân Nga, áo của vương triều VN rất kỹ, với mong muốn cải lương sẽ đẹp và sang trọng” NSƯT, đạo diễn Hoa Hạ Vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga (tác giả: Trúc Đường, chuyển thể: Chi Lăng - Hoa Phượn

Hương Lan kỷ niệm nửa thế kỷ ca hát với 'Một đời sân khấu'

Hình ảnh
Hương Lan kỷ niệm nửa thế kỷ ca hát với 'Một đời sân khấu' 03/05/2018 18:39 GMT+7 TTO - Sau 15 năm ấp ủ ý tưởng, chiều ngày 3-5, nghệ sĩ Hương Lan đã chính thức công bố liveshow lớn nhất trong cuộc đời ca hát của mình với tên gọi 'Hương Lan - Một đời sân khấu'. Danh ca Hương Lan - Ảnh: Gia Tiến Liveshow kỷ niệm hơn nửa thế kỷ ca hát của nghệ sĩ Hương Lan sẽ được tổ chức vào 20h ngày 2-6 tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Theo nghiệp ca hát từ lúc mới 5 tuổi với năng khiếu bẩm sinh, đam mê mãnh liệt cùng chất giọng ngọt ngào mượt mà, đầy