Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2018

Bạch Tuyết, Hùng Cường - cơn 'sóng thần' của cải lương thời hoàng kim

Hình ảnh
10 năm gắn bó, hai nghệ sĩ gây tiếng vang nhờ tài ca diễn và là tên tuổi ăn khách của  đoàn hát cải lương lớn một thời. Minh Vương, Lệ Thủy - 'tình nhân dễ kiếm, tri kỷ khó tìm' Nền cải lương thập niên 1960 - 1970 sản sinh nhiều cặp đào - kép là tượng đài trong lòng người mộ điệu. Bên cạnh những tên tuổi như Thanh Nga - Thanh Sang, Út Bạch Lan - Thành Được, Lệ Thủy - Minh Vương..., Hùng Cường và Bạch Tuyết nổi lên là một cặp tài danh. Hơn 5 năm diễn chung ở đoàn Dạ Lý Hương, tên tuổi của họ bảo chứng cho độ ăn khách của đoàn cải lương nức tiếng một thời, rồi tách đoàn thành lập gánh hát riêng mang tên hai người, và chia tay vài năm sau đó. Hùng Cường và Bạch Tuyết thời trẻ. Trước khi về đoàn Dạ Lý Hương và hội ngộ Hùng Cường, Bạch Tuyết đã là tên tuổi trong làng sân khấu miền Nam. Đầu thập niên 1960, Bạch Tuyết dần nổi lên với chất giọng thổ pha kim, vừa đầy đặn vừa ngân vang. Bà nhanh chóng có vai đào chính đầu tiên - cô lái đò Lệ Chi trong vở  Lá thắm chỉ hồng  c

Ngày hội di sản đậm sắc văn hóa quận 5 Sài Gòn

Hình ảnh
Ngày hội di sản đậm sắc văn hóa quận 5 Sài Gòn Biểu diễn lân sư rồng, ca kịch… là những hoạt động nổi bật trong ngày hội của người Hoa ở TP HCM. Ngày 22/11, Ngày hội di sản văn hóa quận 5 (TP HCM) khai mạc tại Công viên Văn Lang với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc như triển lãm ảnh, biểu diễn ca kịch, múa lân sư rồng, diễn thời trang áo dài... Theo ban tổ chức, ngày hội nhằm phát huy những giá trị truyền thống, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Các diễn viên của Đoàn ca kịch thống nhất Triều Châu biểu diễn trích đoạn "Phụng Nghi Đình". Đây được xem là món ăn tinh thần, phục vụ khán giả người Hoa tại quận 5, góp phần bảo tồn, phát huy với môn nghệ thuật truyền thống lâu đời này. Diễn viên tái hiện hình ảnh Lữ Bố trong vở ca kịch. Đoàn ca kịch t

Thanh Nga, Thanh Sang - đệ nhất đào kép cải lương thời vàng son

Hình ảnh
Hai giọng ca vàng đi vào lịch sử cổ nhạc qua tác phẩm kinh điển "Bên cầu dệt lụa" và "Tiếng trống Mê Linh". Bút tích cố NSƯT Thanh Nga và loạt giai nhân một thời  /  Hàng trăm người đội mưa tiễn biệt NSƯT Thanh Sang Đầu tháng 12, gia đình cố nghệ sĩ Thanh Nga sẽ tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 40 năm ngày mất của "nữ hoàng sân khấu" miền Nam một thời. Sự kiện do NSƯT Hữu Châu - cháu cố nghệ sĩ chủ trì. Hơn 20 năm vươn lên trở thành giọng ca hàng đầu của làng cổ nhạc, qua hàng chục vai diễn kinh điển, Thanh Nga ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ đàn em như Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy... Trong đó, sự kết hợp của bà với tài tử - cố  NSƯT Thanh Sang  - đánh dấu một mốc son trong chặng đường  cải lương 100 năm . Cố NSƯT Thanh Nga và Thanh Sang. Trước khi gặp gỡ và trở thành "liên danh" nổi tiếng của làng sân khấu, Thanh Nga và Thanh Sang đã là những tên tuổi nhất định. Vào nghề từ thập niên 1950, năm 16 tuổi, Thanh Nga ghi dấu ấn đầu tiên với vai s