Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2018

Cải lương, làm gì để hồi sinh?

Hình ảnh
(PL)- Tròn 100 năm, nghệ thuật cải lương muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải thay đổi quyết liệt chứ không thể cứ nhìn vào ánh hào quang của quá khứ. Tại tọa đàm “Nhìn lại  100 năm  sân khấu cải lương: Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp” do Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức sáng 27-12, nhiều đại biểu cho rằng nền nghệ thuật cải lương nước nhà đang được hồi sinh, khán giả đang dần quay lại với cải lương. Tuy nhiên, để cải lương phát triển bền vững trong tương lai thì cần tìm ra giải pháp đồng bộ để giải quyết nhiều khó khăn trước mắt. Muốn  tồn tại  và phát triển, đòi hỏi cải lương phải  thay đổi quyết liệt  chứ không thể cứ nhìn vào ánh hào quang của quá khứ. “Cần cấp thiết khắc phục ba khuyết điểm lớn: Thứ nhất, sự thiếu hụt trong đội ngũ soạn giả, đạo diễn và diễn viên có tâm, có tầm với  nghệ thuật cải lương . Thứ hai, chế độ, chính sách đối với người hoạt động trong lĩnh vực cải lương còn thấp, chưa theo kịp sự  phát triển  thị trường, do đó đa phần ngh

400 nghệ sĩ diễn tôn vinh 100 năm cải lương ở phố đi bộ Nguyễn Huệ

Hình ảnh
400 nghệ sĩ diễn tôn vinh 100 năm cải lương ở phố đi bộ Nguyễn Huệ Nhiều đêm diễn, hoạt động triển lãm, trưng bày, phim ảnh vinh danh môn nghệ thuật cổ truyền sẽ được tổ chức ở TP HCM. Thanh Nga, Thanh Sang - đệ nhất đào kép cải lương thời vàng son Chiều 13/12, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM công bố các hoạt động kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương. Chương trình có sự góp mặt của NSƯT Thanh Thúy - phó giám đốc Sở, ông Phan Quốc Kiệt - phó giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ, soạn giả Hoàng Song Việt... Phối cảnh của sân khấu ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. Các hoạt động kỷ niệm diễn ra từ ngày 17/12/2018 đến 19/1/2019. Tâm điểm là hai đêm diễn ngày 13 và 14/1/2019 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Theo đạo diễn Hoa Hạ - người dàn dựng chương trình, khoảng 400 nghệ sĩ cải lương và nhạc công sẽ biểu diễn ở sự kiện. 20 nghệ sĩ tiền bối như NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, Trường Sơn, Hồng Nga... sẽ diễn lớp đầu, giới thiệu chặng đường đầu tiên

Cải lương những tinh hoa trong dĩ vãng

Hình ảnh
Ngày trước, có lần, Bạch Tuyết ra Huế biểu diễn, đứng trên sân khấu nhìn xuống, thấy một người mặc áo dài có mấy miếng vá, mua vé coi chị hát. Nghệ sĩ không nhớ rõ đó là năm nào, chỉ khắc sâu hình ảnh ấy. "Những ngày người ta ăn bận đàng hoàng nhất, sẵn sàng bỏ tiền mua vé và xem cải lương với thái độ trân trọng nhất, đó là  hoàng kim ", chị chia sẻ. Thuở đó, đêm nào cũng thế, khán giả đợi nghệ sĩ hát xong, vào cánh gà, màn kéo kín, mới đứng dậy đồng loạt vỗ tay. Vỗ tay suốt một phút, đoàn kéo màn ra chào khán giả, rồi đoàn vào, màn khép lại. Khán giả vẫn vỗ tay những phút tiếp, màn lại kéo ra, đoàn lại ra chào, cứ thế ba đến năm lần. Sau năm 1967 đến tận bây giờ, Bạch Tuyết hiếm bắt gặp lại văn hóa coi hát ấy. Thời hoàng kim đã qua được mấy mươi năm. Ở Sài Gòn bây giờ, suốt năm mới có vài buổi trình diễn cải lương. Lâu lâu, một số nghệ sĩ tự tổ chức show để nhớ nghề, hoặc các tỉnh thỉnh thoảng mời nghệ sĩ về diễn. Các nhà hát gần như không còn dành không gian c