Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 16, 2017

NSND Bạch Tuyết: Tôi chỉ mất một giờ 'vọng cổ hóa' Em gái mưa

Hình ảnh
NSND Bạch Tuyết: Tôi chỉ mất một giờ 'vọng cổ hóa' Em gái mưa 13/11/2017 07:40 GMT+7 TTO - Gần đây, NSND Bạch Tuyết khiến nhiều người giật mình khi tung ra bản thu cải lương dựa trên bài hit 'Em gái mưa' của ca sĩ Hương Tràm (MR. Siro sáng tác). NSND Bạch Tuyết (phải) và Ngọc Huyền - Ảnh do nhân vật cung cấp * Bài ca cổ dựa trên ca khúc hit "Em gái mưa" của Hương Tràm vừa được tung ra có lẽ nằm ngoài dự đoán của nhiều người, dù bà luôn có sáng tạo gây chú ý và tạo dấu ấn. Bà được giới thiệu về ca khúc trẻ này chăng? - Không, tự tôi biết đấy.  Tôi thường xuyên cập nhật nhạc trẻ, từ the Voice VN đến thế giới. Tôi biết Noo Phước Thịnh, Hương Tràm…  Lần đầu nghe Em gái mưa, tôi đã thấy thích. Tôi thích một số bài nữa,nhưng mà có lẽ là có duyên với bài này. Bài viết cho đại chúng nhưng không thô, ca từ rất trẻ

Mang âm nhạc truyền thống vào du lịch

Hình ảnh
Mang âm nhạc truyền thống vào du lịch GD&TĐ - Âm nhạc truyền thống được đưa vào phục vụ du lịch và tạo nên những chuyển biến tích cực cho ngành công nghiệp không khói đồng thời trở thành cơ hội để quảng bá bản thân.  Tuy nhiên, cách khai thác ra sao cho hợp lý và để âm nhạc truyền thống không bị tủi thân trước nỗi lo tầm thường là một điều đáng suy ngẫm trong bối cảnh được khai thác triệt để, lộm nhộm như hiện tại. Phát huy lợi thế nhạc truyền thống Không còn quá xa lạ với việc bắt tay giữa du lịch với âm nhạc truyền thống. Điều đó đã được nhiều địa phương, công ty du lịch áp dụng hiệu quả đặc biệt với những những địa phương đang sở hữu các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như Dân ca quan họ Bắc Ninh; Ca trù; hát Xoan, Đờn ca tài tử; Nhã nhạc cung đình Huế. Và có thể khẳng định đây là hướng đi đúng bởi sự kết hợp này không chỉ mang đến bước đột phá, sự phong phú, sang tạo, bước phát triển bền vững cho du lịch mà bản thân âm nhạc truyền thống c

Giữ hồn nhạc ngũ âm Khmer trong trường học

Hình ảnh
Giữ hồn nhạc ngũ âm Khmer trong trường học   Thầy Lâm Thanh Nhã biểu diễn nhạc ngũ âm GD&TĐ - Được xem là linh hồn âm nhạc cổ truyền của dân tộc Khmer Nam Bộ, dàn nhạc ngũ âm đóng vai trò rất lớn trong việc truyền tải tiếng hát, điệu nhạc tâm tình giữa người với nhau. Câu chuyện bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc của người Khmer không bị giới hạn trong phum sóc, trong những lễ hội đặc trưng có ý nghĩa, nay được chính những em học sinh THPT giữ gìn dưới mái trường. Từ đó ươm mầm, nuôi dưỡng năng khiếu cho các em, nâng cao tinh thần phát huy giá trị cốt lõi mang tính tích cực của người Khmer. Hiện thực đam mê với nhạc truyền thống Mỗi người dân Khmer khi được sinh ra đến lúc chết đi đều được chào đón và tiễn đưa bằng những tiếng nhạc ngũ âm, do vậy đời sống họ gắn bó với loại hình âm nhạc này rất sâu sắc. Chính điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, để từ đó khi ở nhà hay đến trường các em đều mang theo điệu nhạc này, tạo dòng suối nhạc tưới tắm t

Vị thế nào cho nghệ thuật truyền thống

Hình ảnh
Vị thế nào cho nghệ thuật truyền thống GD&TĐ - Vắng người nghe, thiếu người hiểu, đứng trước nguy cơ thất truyền mai một, âm nhạc hiện đại lấn át, khán giả trẻ quay lưng… đó là thực tế của âm nhạc truyền thống trong nhiều năm qua.  Chính vì vậy bài toán bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc truyền thống trong cuộc sống đương đại đã được nhiều nhà khoa học, hội thảo đề cập tới. Tuy nhiên hiệu quả tới đâu, vị thế của âm nhạc truyền thống tồn tại trong công chúng tới đâu? vẫn là câu trả lời còn bỏ ngỏ. Thách thức từ thực tế Trước hết phải đặt vấn đề giữ gìn và phát triển âm nhạc truyền thống trong bối cảnh giao lưu và hội nhập. Có thể dễ dàng nhận thấy, không hề đơn giản nhất là khi thị hiếu thưởng thức cũng như cách thể hiện nghệ thuật đã có nhiều thay đổi. Mặt khác, âm nhạc nước ngoài, nhạc trẻ, nhạc hiện đại đang lấn át âm nhạc truyền thống tạo nên sự mất cân đối trầm trọng. Giới trẻ ngày nay ít quan tâm âm nhạc truyền thống. Giới trẻ có thể thuộc lòng b

Bảo tồn âm nhạc truyền thống trong sân trường

Hình ảnh
Bảo tồn âm nhạc truyền thống trong sân trường GD&TĐ - Chương trình “Giới thiệu âm nhạc mang âm hưởng dân ca” (GTANMAHDC) diễn ra trong tháng 10-2017 tại các trường học ở TPHCM một lần nữa đánh thức tình yêu đối với âm nhạc truyền thống nơi các em HS trong hành trình hướng về cội nguồn văn hóa Việt.  Đánh thức tình yêu âm nhạc truyền thống Gần đây các tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng dân ca đã trở thành người bạn gần gũi và quen thuộc đối với HS thông qua cầu nối là các chương trình GTANMAHDC do nhiều trường tích cực phối hợp với Trung tâm văn hóa các quận huyện, các đoàn nghệ thuật trên địa bàn TPHCM tổ chức. Một tuần trước khi diễn ra chương trình GTANMAHDC, sự nô nức, hào hứng đã lộ rõ trên từng khuôn mặt của thầy trò Trường THPT Ngô Gia Tự, quận 8 trong khi tham gia các khâu chuẩn bị. Không chỉ các thành viên được tham gia giao lưu, biểu diễn cùng dàn nghệ sĩ mà cả những người trong vai trò “tầm sư học đạo” cũng nôn nóng chờ đợi không kém. Nỗi khát kha

Công bố nghiên cứu phục dựng hát cửa đình của người Việt

Hình ảnh
Chiều 14/11, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia VICAS (Bộ VH-TT-DL) đã tổ chức nghiệm thu và trình diễn kết quả dự án Bảo tồn và phát huy di sản ca trù tại TP. Hà Nội, trong đó nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền làm chủ nhiệm dự án. Ca trù (hay còn gọi là Ả đào) thường có hai không gian biểu diễn, một là hát cửa đình (không gian biểu diễn cổ xưa nhất) và hai là hát ở ca quán. Chương trình phục dựng trình thức hát cửa đình của người Việt nằm trong dự án “Bảo tồn và phát huy di sản Ca trù tại TP. Hà Nội”. Theo đó, nhà nghiên cứu và các cộng sự đã tìm ra được “chuẩn mực” của trình thức hát. Đây là nghiên cứu quan trọng trong việc bảo tồn, phục dựng và quan trọng hơn là truyền lại cho thế hệ trẻ một “khung” chuẩn của hát ca trù. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cho biết, từ tháng 9/2014, ông đã nghiên cứu âm luật nhạc Ả đào cùng cụ Nguyễn Phú Đẹ - kép đàn nhà nghề cuối cùng của thế kỷ XX, nghệ nhân duy nhất còn lạ

Cải lương - ca kịch: diễn viên trẻ còn khó, nói gì đến tài năng

Hình ảnh
Cải lương - ca kịch: diễn viên trẻ còn khó, nói gì đến tài năng 11/11/2017 16:21 GMT+7 Từ trái qua: Trần Ngọc Nhã Thi - Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - trong vai công chúa An Thu (trích đoạn Đêm hội Long Trì), Nguyễn Phương Phú - Đoàn ca kịch bài chòi Bình Định - trong vai Chế Mân (trích đoạn Huyền Trân công chúa) và Nguyễn Thị Chúc - Nhà hát nghệ thuật truyền thống Đồng Nai - trong vai Lý Chiêu Hoàng (trích đoạn Độc thoại đêm) - Ảnh: LINH ĐOAN TTO - Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên sân khấu cải lương và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2017 từ ngày 4 đến 11-11 tại Đồng Nai đã đi đến ngày cuối. Hội ngộ tài năng cải lương và nỗi nhớ của kiếp tằm… Nghệ sĩ cải lương đến

Gia đình cố nghệ sĩ Út Bạch Lan từ chối làm hồ sơ NSND cho bà

Hình ảnh
Gia đình cố nghệ sĩ Út Bạch Lan từ chối làm hồ sơ NSND cho bà Gia đình "sầu nữ" chia sẻ bà đã mất, việc xin truy tặng danh hiệu không còn ý nghĩa nên muốn nhường cho các nghệ sĩ khác.  Chia sẻ với VnExpress , chị Huỳnh Ngọc Hạnh - cháu ruột và là con gái nuôi của cố Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan - cho biết mới đây, nhóm nghệ sĩ thuộc đoàn Kim Chung xưa ngỏ ý giúp gia đình làm hồ sơ gửi lên cơ quan chức năng về việc truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho bà. Tuy nhiên, thay mặt gia đình, chị Ngọc Hạnh đã từ chối. Nghệ sĩ Út Bạch Lan. Ảnh: Minh Hoàng. "Nếu mẹ tôi còn sống, bà hẳn sẽ vui mừng vì danh hiệu này vốn nhiều ý nghĩa với bà. Nhưng giờ bà đã mất, gia đình chúng tôi sợ việc nhận danh hiệu gây nhiều rắc rối, khiến bà không được yên lòng nơi chín suối. Chúng tôi muốn nhường suất cho những nghệ sĩ khác", chị chia s

Khai mạc cuộc thi tài năng trẻ diễn viên cải lương và dân ca kịch

Hình ảnh
Khai mạc cuộc thi tài năng trẻ diễn viên cải lương và dân ca kịch Cuộc thi được tổ chức nhằm góp phần xây dựng, bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Sở Văn hóa tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị có liên quan tổ chức cuộc thi "Tài năng trẻ diễn viên sân khấu cải lương và dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2017".  Đây là dịp để các nghệ sĩ trẻ giao giao lưu, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật sân khấu nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Ban tổ chức đ ồng thời muốn phát hiện thêm các tài năng sân khấu cải lương và dân ca kịch chuyên nghiệp, khuyến khích nghệ sĩ trẻ cống hiến và có giải pháp thúc đẩy, bồi dưỡng kịp thời. Diễn viên trẻ trong lĩnh vực cải lương và dân ca kịch được khuyến khích cống hiến trong cuộc thi. Hiện tại, có 73 nghệ sĩ, diễn viên th

NSND Ngọc Giàu kể chuyện từng bị ép lấy chồng hơn 32 tuổi

Hình ảnh
NSND Ngọc Giàu kể chuyện từng bị ép lấy chồng hơn 32 tuổi 17 tuổi, nghệ sĩ cải lương cưới người chồng đầu dù không yêu, chung sống 19 năm rồi chia tay khi con gái họ mất vì ung thư máu. Trong một chương trình dành cho các nghệ sĩ vừa phát sóng, NSND Ngọc Giàu là khách mời. Bà tâm sự với MC Trấn Thành về cuộc sống hôn nhân khi lấy chồng thuở thanh xuân. Nghệ sĩ tên đầy đủ là Phong Thị Ngọc Giàu, là con gái út trong một gia đình có bảy người ở vùng ven Sài Gòn xưa. Lý giải cái tên của mình, Ngọc Giàu kể thời ấy, nghèo là cơn ác mộng luôn ám ảnh gia đình bà. Họ phải lần tìm những cây lát, cây nắn đem về chẻ đôi, lọc lấy ngọn mà ăn lót dạ qua ngày. Vì nhà nghèo, bố mẹ đặt bà cái tên gợi mơ ước đổi đời sau này. Từ nhỏ, Ngọc Giàu đã thích đi hát. Bà không biết chữ do "nhà không có gạo thì tiền đâu mà học". Bà miệt mài đi bộ ba cây số hàng ngày để xin học chữ tại một nhà thờ. Nhiều lúc,