Tiểu Sử Bích Sơn

Tiểu Sử Bích Sơn


    Tên thật: Bích Sơn
    Ngày sinh: 1937
    Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
    Quốc Gia: Việt Nam
    Bích Sơn là cháu của nghệ sĩ tài danh Bích Thuận ở đoàn hát Kim Chung. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, lại được dì dẫn đắt, nên khoảng năm 1955-1956, Bích Sơn đã có những vai diễn sinh động trên sấn khấu Kim Chung.
    Nét đẹp cô gái miền Bắc của Bích Sơn người ta nhớ nhất là mái tóc dài như suối phủ bờ vai, cặp mắt mơ mộng với nụ cười ẩn chứa nổi buồn man mác trên đầy đặn, bầu bỉnh như búp bê. Giọng ca Bích Sơn truyền cảm, và đặc biệt là cô ngâm thơ rất hay. Qua những bài thơ trữ tình như : “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” của Kiên Giang, giọng ngâm của Bích Sơn thật cuốn hút, chất chứa những rung cảm. Bởi vậy, nét đẹp của Bích Sơn nổi danh “Kiều nữ”, còn giọng ca ngâm của cô hấp dẫn bao khán giả đương thời. Sau những vai mở đầu nghiệp diễn ở đoàn hát Kim Chung, Bích Sơn nổi bật trên sân khấu đoàn cải lương Thuý Nga trong vở “Khi hoa anh đào nở” của đôi tác giả Hà Triều – Hoa Phượng, qua vai cô gái Nhật. Vẽ đẹp của Bích Sơn thích hợp với một mỹ nhân Phù Tang, giọng hát trầm bổng nhịp nhàng với tiếng đàn samisen thấm vào lòng khán giả. “Khi hoa anh đào nở” đã thắp sáng tên tuổi của Bích Sơn. Tiếp đến là giải Thanh Tâm năm 1960 trao cho Bích Sơn chính là bệ phóng đưa cô lên tâm cao nghệ thuật.
    Sau sân khấu đoàn Thuý Nga, Kiều nữ Bích Sơn qua những đoàn khác: Trăng mùa thu, rồi Thanh Minh – Thanh Nga. Cô có nhiều vai diễn ấn tượng trong vở “Tâm tình cô gái thượng”, “Tóc em chưa úa trăng thề”, “Mối duyên thiên lý”, “Hoa mùa gió loạn”,…Kiều nữ Bích Sơn còn là một diễn viên diện ảnh nổi tiếng, vai diễn người mẹ của cô trong phim “Bụi Đời” của đạo diễn Lê Mộng Hoàng là một dấu ấn đẹp trong điện ảnh.
    Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Bích Sơn hát ở đoàn Thanh Minh với những vai sắc nét: Nữ Tướng Thánh Thiên trong “Tiếng trống Mê Linh”, Cố Mẫu “Thái Hậu Dương Vân Nga”, Nhũ Mẫu trong “Truyền tuyết về tình yêu”,…Tuổi đã cao, nghề đang đi vào xế chiều, Cô đã rời cánh màn nhung để ra nước ngoài đoàn tụ gia đình, nhưng khán giả vẫn còn nhớ hình ảnh một Kiều nữ ngày nào trên sân khấu cải lương với giọng ca trầm và đôi mắt đẹp buồn diệu vợi.

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Ngọc Bích

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Nhơn Hậu

Nghệ sĩ TP HCM cúng tổ nghề sân khấu

Tiểu Sử Tô Kiều Lan

Tiểu Sử Thành Được