Tiểu Sử Đào Vũ Thanh
Tiểu Sử Đào Vũ Thanh
Tên thật: Đào Vũ Thanh Ngày sinh: 1983 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Dấu ấn khó quên trong cuộc đời của Nhơn Hậu là những ngày đầu tháng 9/2002. Lúc ấy, Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp TG chuẩn bị dàn dựng kịch bản “Trăng soi dòng Bảo Định” (Tác giả Huỳnh Anh - đạo diễn Đoàn Bá) tham gia Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc khu vực ĐBSCL. Để bổ sung nguồn diễn viên, đoàn đã tuyển chọn một số giọng ca trẻ, mở lớp tập huấn về kỹ thuật biểu diễn, mời đạo diễn Ca Lê Hồng cùng một số giảng viên Trường Cao đẳng Sân khấu TP Hồ Chí Minh hướng dẫn. Nhạc sĩ Minh Tô, chủ nhân một “lò” dạy ca cổ ở Mỹ Tho có giới thiệu đến lớp một số học trò có năng khiếu, trong đó có Nhơn Hậu. Ngồi bên cạnh các bạn cùng lớp, đa số là những diễn viên đã từng có tên tuổi và đạt nhiều giải thưởng cao trong phong trào VNQC của tỉnh, Nhơn Hậu rất “khớp” bởi vốn liếng nghề nghiệp sau lưng cô chỉ là con số không. Mấy lần cô định bỏ về nhưng được thầy cô, bè bạn động viên nên đã cố gắng ở lại dự đến cuối lớp. Qua buổi biểu diễn báo cáo tổng kết lớp, đạo diễn Đoàn Bá đã quyết định chọn Nhơn Hậu vào vai bà Lộc (vợ của anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân) trong kịch bản sắp dàn dựng. Đây là một vai nữ chính tương đối phức tạp. Cầm kịch bản trên tay, Nhơn Hậu run lắm. Mấy lần cô xin trả vai diễn vì “em chưa biết gì về sân khấu làm sao mà diễn nổi”. Cả đoàn ai cũng tiếp sức bằng cách động viên tinh thần và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp cho Nhơn Hậu. Thôi thì “một liều ba bảy cũng liều”, Nhơn Hậu thu hết can đảm bước lên sàn tập mà trái tim đập thình thịch, tay chân thừa thãi, khúm núm từng bước đi, lập cập từng câu thoại. Nhưng chỉ sau mấy ngày khó khăn trong giai đoạn đầu phá hoang kịch bản, sức mạnh của nghệ thuật đã cuốn hút Nhơn Hậu vào nhân vật và cô đã bộc lộ năng khiếu ca diễn bẩm sinh một cách tuyệt diệu. Nhân vật bà Lộc (nhân vật đầu đời) đã được Nhơn Hậu khắc họa thật rõ nét, đầy sức thuyết phục. Đó là một người phụ nữ Nam bộ đôn hậu, cần cù, chịu thương chịu khó với chồng con nhưng lại vô cùng kiên quyết trước kẻ thù. Bà vừa giữ trọn đạo vợ hiền, vừa tham gia nghĩa lớn cứu nước và đã nuốt lệ vào lòng trong giây phút cuối cùng tiễn chồng lên máy chém. Với giọng ca ngọt ngào, nét diễn sâu sắc, tuy chân phương nhưng không sơ lược và sự kết hợp nhuần nhuyễn, phù hợp giữa động tác hình thể và tâm lý, Nhơn Hậu đã chinh phục được tình cảm khán giả và được Ban giám khảo đánh giá cao. Vai diễn đầu đời đã mang về cho cô Huy chương bạc sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, một phần thưởng đáng giá mà ngay chính những diễn viên vào nghề lâu năm vẫn mơ ước. Sau đó, Nhơn Hậu lại tiếp tục đạt được Huy chương vàng giải triển vọng Trần Hữu Trang - một giải sân khấu rất danh giá do Đài Truyền hình và Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức (2003). Từ đó, tên tuổi Nhơn Hậu sáng lên như một ngôi sao được giới yêu thích cải lương hâm mộ. Cô được mời tham gia một số vai diễn trên sân khấu trẻ Thắp Sáng Niềm Tin của nhà hát Trần Hữu Trang. Ở hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2005, với vai diễn Thủy Tiên trong vở “Bão trong ngày nắng” (tác giả Châu Thanh-Huỳnh Anh, đạo diễn Minh Ngọc - Tấn Lộc), Nhơn Hậu tiếp tục đựơc tặng Huy chương bạc. Trong hội diễn cải lương chuyên nghiệp toàn quốc vào tháng 12 năm 2009, Nhơn Hậu tham gia vai bà Lê Thị Thưởng, vợ của anh hùng dân tộc Trương Định trong vở “Cờ nghĩa giồng Sơn Quy” (Tác giả Huỳnh Anh - đạo diễn Tấn Lộc) của Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang. Với lớp độc diễn lúc bà Thưởng bị giặc bắt vào nhà lao, vừa chịu cực hình tra tấn, vừa phải chứng kiến cảnh giặc hành hạ con trai mình nhưng vẫn kiên gan giữ tròn khí tiết, một lòng hướng về ngọn cờ chống Pháp của chồng, Nhơn Hậu đã thể hiện được bản lĩnh nghề nghiệp khá cao và hoàn toàn chinh phục được khán giả. Với vai diễn này, cô đã được tặng Huy chương vàng. Đây là đỉnh cao nghề nghiệp, là niềm hạnh phúc lớn lao từ ý chí vươn lên đáng trân trọng của một người nghệ sĩ trẻ. Ngoài sân khấu chuyên nghiệp, Nhơn Hậu còn được hầu hết các Đài Truyền hình phía Nam chú ý. Cô đã cộng tác với các Đài lớn như HTV, VTV, CVTV và nhiều Đài tỉnh như Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu... Từ năm 2003 đến nay, cô đã thu hình gần 500 bài ca lẻ, trên 100 vở cải lương, trong đó hơn 50 vở đóng vai chính. Niềm vui của Nhơn Hậu còn là việc tham gia các chương trình văn nghệ từ thiện. Cô đã hưởng ứng hằng trăm chương trình biểu diễn gây quỹ vì người nghèo, vì mái ấm tuổi thơ... khắp từ Nam ra Bắc. Nhơn Hậu thường bộc bạch: “Mình may mắn có được một cuộc sống đầy đủ thì phải thường xuyên cưu mang, giúp đỡ bà con nghèo khó, vậy mới xứng đáng với cái tên Nhơn Hậu mà ba mẹ đã đặt cho!”. Dự kiến của Nhơn Hậu thời gian tới là thực hiện một DVD và một chương trình biểu diễn khá hoành tráng tại TP Hồ Chí Minh để giới thiệu giọng ca của mình và kỷ niệm 9 năm ca hát. Ngoài việc phục vụ trên sân khấu tỉnh nhà, Nhơn Hậu sẽ tiếp tục cộng tác với các tụ điểm sân khấu, các Đài truyền hình khi có lời mời. Cô cũng đã nhận lời tham gia một số phim truyện sẽ được bấm máy vào năm 2010. Dù đã tạo được chỗ đứng khá vững chắc ở thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm nghệ thuật lớn của cả nước, Nhơn Hậu vẫn bám trụ với Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang, nơi đã cưu mang và nuôi lớn cô từ những ngày mới bước chân vào nghề. Đó chính là một nét son đáng quý từ tấm lòng của Nhơn Hậu - người nghệ sĩ trẻ biết giữ trọn tấm lòng chung thủy, nghĩa tình sâu nặng với quê hương mà con đường danh vọng dễ làm người ta đánh mất... ĐẤT LÀNH CHIM ĐẬU Chiều chiều, trong căn nhà nhỏ nép mình dưới bóng râm mát dịu của khu vườn măng cục sai trái ở xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, người ta thường nghe vọng ra tiếng đàn, lời ca tài tử rất hấp dẫn. Đó là những buổi sinh hoạt của nhóm đàn ca tài tử trong xóm ấp. Trong số tài tử ca của nhóm, có một cậu bé trạc 12 tuổi, mặt mũi trắng trẻo, xinh xắn dễ thương. Đó là con trai của nhạc sĩ Ba Mừng, một ngón đờn ghi-ta có tiếng trong vùng. Chất giọng cậu bé khá tốt, kỹ thuật phun hơi nhả chữ và nhịp nhàng cũng chẳng thua ai. Mỗi lần cậu bé cất tiếng hát bài vọng cổ “Võ Đông Sơ” của soạn giả Viễn Châu, bà con trong xóm mê mẩn và trầm trồ: “Thằng nhỏ này lớn lên theo nghề hát được đa!”. Nhạc sĩ Ba Mừng ôm đờn thật chặt vào lòng, gục gật đầu, tỏ vẻ sung sướng vì cậu “quý tử” của mình. Đó là chuyện của 12 năm trước. Bây giờ cậu bé ấy đã trưởng thành, trở thành một nghệ sĩ cải lương khá nổi tiếng: Đào Vũ Thanh! Đào Vũ Thanh nhớ mãi dấu ấn hạnh phúc đầu tiên trong cuộc đời ca hát của mình. Đó là lúc anh đón nhận giải I trong cuộc thi Văn nghệ quần chúng tỉnh Trà Vinh với bài vọng cổ “Giây phút ngậm ngùi” của soạn giả Viễn Châu. Ôm giải thưởng vào lòng, nước mắt Thanh chảy dài trong tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả. Sức mạnh tinh thần từ sự cổ vũ ấy đã giúp cho anh thêm tự tin trong con đường ca hát. Thanh ghi tên tham gia các cuộc thi giọng ca cải lương liên tục đạt nhiều giải thưởng cao như: Huy chương vàng giọng ca cải lương ĐBSCL năm 2003 (do Đài TH Vĩnh Long tổ chức); Huy chương bạc giải Bông lúa vàng năm 2003 (do Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức); Huy chương bạc giọng ca cải lương 2004 (do Đài TH Bình Phước tổ chức) và hàng chục giải thưởng ca hát khác. Để có cơ hội phát triển nghề nghiệp, từ năm 2004 đến 2006, Đào Vũ Thanh đã theo học lớp đào tạo diễn viên cải lương khóa 5 do Nhà hát Trần Hữu Trang tổ chức. Cũng từ đó, tên tuổi anh lan tỏa khắp nơi và rất được công chúng mến mộ. Đặc biệt, với gương mặt và vóc dáng sáng đẹp cùng giọng ca truyền cảm dễ lay động lòng người, Đào Vũ Thanh đã bén duyên với nhiều Đài truyền hình như HTV, VTV, CVTV, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu... với gần 400 bài ca lẻ và hằng chục vai diễn, hầu hết là vai chính. Đặc biệt, Thanh được mời tham gia rất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp, nhất là những chương trình gây quỹ từ thiện. Đất lành chim đậu, nhận thấy Tiền Giang là mảnh đất có truyền thống nghệ thuật và là cái nôi của kịch chủng cải lương, Đào Vũ Thanh tự nguyện về cộng tác với đoàn Nghệ thuật tổng hợp TG từ tháng 10 năm 2009. Trong mùa hội diễn cải lương chuyên nghiệp toàn quốc, Đào Vũ Thanh được giao vai chính trong vở “Cờ nghĩa giồng Sơn Quy” (Tác giả Huỳnh Anh - đạo diễn Tấn Lộc). Đó là vai anh hùng dân tộc Trương Định. Tuy đã có quá trình lăn lộn với sân khấu chuyên nghiệp và tên tuổi đã được khẳng định, nhưng Đào Vũ Thanh không hề có chút tự mãn. Anh đã nhìn thấy con đường khó khăn trước mắt. Đối với một diễn viên sở trường vào những vai thư sinh, kép ca, kép đẹp như Thanh, vai võ tướng Trương Định quả là một thử thách. Một số người am tường nghề nghiệp đã có thái độ hoài nghi, chưa hoàn toàn tin tưởng Đào Vũ Thanh sẽ thành công trong vai diễn này. Anh cũng biết thế nhưng không nản chí, quyết tâm làm một điều gì đó để vượt lên chính mình. Nghĩ là làm! Trong suốt quá trình luyện tập vở diễn, Đào Vũ Thanh đã miệt mài lao động, say sưa nghiên cứu vai diễn, học tập kinh nghiệm nghề nghiệp của các nghệ sĩ đi trước, với tâm niệm là hoàn thành trọng trách được giao ở mức độ cao nhất. Thật bất ngờ, Đào Vũ Thanh đã thành công! Qua vở diễn, anh đã khắc họa hình tượng nhân vật Trương Định một cách sâu sắc. Đó là một võ tướng vừa gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất lãng mạn trong tình cảm. Những lớp diễn Trương Định trăn trở trước khi quyết định kháng chỉ triều đình, Trương Định tử tiết ở Đám lá tối trời... Đào Vũ Thanh đã tạo được ấn tượng mạnh, làm cho nhiều khán giả phải rơi nước mắt. Với giọng thổ pha kim cùng kỹ thuật ca diễn khá điêu luyện, Đào Vũ Thanh đã tạo được hiệu quả sân khấu cao trong những lớp kịch chủ lực của vở. Kết quả sự khổ luyện ấy đã được đền bù xứng đáng khi Đào Vũ Thanh được trao tặng Huy chương vàng trong hội diễn. Niềm vui lớn lao ấy đã giúp cho Đào Vũ Thanh lao vào phục vụ khán giả tỉnh nhà không mỏi mệt. Anh tâm sự: “Được về cộng tác ở Tiền Giang, Thanh rất hãnh diện vì đã được hát trên mảnh đất được mệnh danh là cái nôi của cải lương. Đối với Thanh, nơi đây như quê hương thứ hai và Thanh sẽ đem hết sức mình để phục vụ bà con cô bác, xem Tiền Giang như là mảnh đất Trà Vinh dấu yêu, quê hương ruột thịt đã sản sinh ra Thanh vậy!”. Trong năm 2010, Đào Vũ Thanh sẽ hoàn thành Vol 8 gồm 8 bài ca cổ có chủ đề “Chung vầng trăng đợi” và đang tiến hành thủ tục xin phép làm chương trình trực tiếp truyền hình “Tiếng hát Đào Vũ Thanh” để gây quỹ từ thiện. Niềm vui lớn nhất của Đào Vũ Thanh là đã có được một sân khấu để trụ lại; ước mơ của anh là có nhiều cơ hội để phục vụ khán giả, được khán giả yêu mến và tiếp tục ủng hộ như trong thời gian qua. |
Nhận xét
Đăng nhận xét