Tiểu Sử Út Trà Ôn

Tiểu Sử Út Trà Ôn


    Xuất thân từ một gia đình làm nông Được biết nghệ sĩ Út Trà Ôn xuất thân từ gia đình mấy đời làm ruộng, cha mẹ mất sớm khiến ông phải cày sâu cuốc bẩm ngay từ tuổi 13. Làn hơi ngọt ngào thiên phú của cậu Mười Út – tức Út Trà Ôn – đã giúp xóa tan nỗi cực nhọc của bạn bè trong làng quê, nhất là sau mỗi mùa gặt.
    Giọng tốt đặc biệt ấy cũng được Ban Nhạc lễ trong làng chiếu cố, nhờ ông Út xướng danh cho các hương chức, hội tề nhân Hội cúng Kỳ Yên. Từ đó, các nhạc sư trong ban nhạc này dần dần dạy cho ông Út 20 bài bản tổ của Cổ nhạc, mở đường cho ông nổi danh trong giới đờn ca tài tử quận Trà Ôn, và rồi trôi dạt lên Sàigòn lập nghiệp.
    Sọan giả lão thành Viễn Châu từng sáng tác hơn 50 tuồng cải lương nổi tiếng và trên 2000 bài vọng cổ ăn khách – đa số do Út Trà Ôn ca – có lần nhận xét, như Gia Minh trình bày sau đây:
    Nghệ sĩ Út Trà Ôn, khi còn sinh tiền, đã bày tỏ cảm kích về những bài vọng cổ của Viễn Châu đã giúp đưa ông lên đỉnh cao danh vọng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
    Được biết khi đề cập tới thời vàng son của mình, danh ca Út Trà Ôn luôn nhắc tới bản vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của sọan giả Viễn Châu, được hãng dĩa Hồng Hoa phát hành hồi năm 1954, khiến tên tuổi Út Trà Ôn trở thành đệ nhất danh ca vọng cổ.
    Trở thành đệ nhất danh ca vọng cổ
    Sọan giả lão thành và hàng đầu trong nền cổ nhạc Việt Nam, ông Nguyễn Phương, nhận xét về giọng ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn:
    Giọng ca của Út Trà Ôn có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan thai, chững chặc…Giọng ca của Út Trà Ôn không chân phương quá, cũng không luyến lái kỹ thuật quá, nhưng từng lời từng chữ rõ ràng, truyền cảm. Út Trà Ôn được xem là bực thầy về cách sắp chữ, hành văn, câu nhiều chữ nghe vẫn hay, câu ít chữ kéo dài ra cũng rất duyên dáng.
    Nói tới giọng ca Út Trà Ôn, chúng tôi nhớ tới từng tập nhỏ gồm sáu câu vọng cổ được bày bán hồi cuối thập niên 50, hay đầu thập niên 60, như Mồ Em Phượng, Gánh Nước Đêm Trăng…mà có lẽ chỉ có chỉ có giọng hát của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn mới thật sự làm xúc động lòng người.
    Qua những bài vọng cổ bất hủ, từ Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng, Trụ Vương Thiêu Mình, Viếng Tần Thủy Hòang, Nguyễn Trải Thụy Lộ Hận Tình, Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò cho tới Gánh Chè Khuya, Thư Xuân Ngòai Chiến Tuyến…, giọng ca Út Trà Ôn vẫn mãi sâu đậm trong tâm hồn giới mến mộ.
    Nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng nổi tiếng qua các vai diễn trên sân khấu từ đầu thập niên 40 cho tới một thời gian ngắn sau năm 1975, từ vai Tôn Tẩn trong vở tuồng Bàng Quyên-Tôn Tẩn trên sân khấu Tân Thinh, vai Hòang Tử Thủy Tề của gánh Hề Lập, vai Thái Sư Văn Trọng trong tuồng Mổ Tim Tỷ Can và vai Trụ Vương trong vở Hỏa Thiêu Bá Lạc Đài trên sân khấu Tiến Hóa…
    Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan – cũng là lúc mà Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
    Riêng gánh Kim Thanh-Út Trà Ôn chỉ hoạt động khỏang 3 năm thì giải tán kể từ khi được thành lập hồi 1956.
    Điểm đáng lưu ý là trong những vở tuồng cải lương ấy, đêm nào không có Vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé.
    Thưa quý vị, một thời gian ngắn sau năm 1975, nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu hướng về đạo pháp, đi ca trong những dịp cúng chùa, lễ Phật. Source: maxreading

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Ngọc Bích

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Nghệ sĩ TP HCM cúng tổ nghề sân khấu

Tiểu Sử Nhơn Hậu

Tiểu Sử Tô Kiều Lan

Tiểu Sử Thành Được