Tiểu Sử Thoại Mỹ

Tiểu Sử Thoại Mỹ


    - Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
    - Sinh Nhật: 28/4
    - Khởi nghiệp:
    Thoại Mỹ bắt đầu đi hát Cải Lương vào lúc mười một tuổi với sự dìu dắt của chị Thoại Miêu. Thầy Út Trọng là người đã dạy Thoại Mỹ hát Cải Lương.
    - Thành công:
    Năm 1991, Thoại Mỹ đạt Huy Chương Vàng Giải Trần Hữu Trang (Dự thi giải Trần Hửu Trang cuối năm 1991, và được trao HCV vào năm 1992).
    Ðạt Huy Chương Vàng - Huy Chương Bạc Giải Mai Vàng do bạn đọc báo Người Lao Ðộng, bình chọn và diễn viên xuất sắc. Diễn thành công nhất là tướng Ngọc Kỳ Lân trong vai nữ soái Hồng Phụng.
    12/09/2003 Ðạt Huy Chương Vì Sự Nghiệp Sân Khấu.
    14/01/2004 Ðạt Giải Mai Vàng do Báo Người Lao Ðộng Bình Chọn.
    21/04/2004 Đạt Huy Chương Vàng Diễn Viên Tài Sắc.
    2005 Đạt Huy Chương Vàng Cải Lương Toàn Quốc trong vai "Rồng Phượng"
    2007 Đạt Danh Hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú
    NSƯT Thoại Mỹ đã có trên 20 năm tuổi nghề. 20 năm và sức hút của người nghệ sĩ như tăng cùng năm tháng. Live show Tung cánh phượng hồng diễn ra đến hai lần ở sân khấu Lan Anh, TP.HCM (25-6 và 15-8) mà vẫn tấp nập khán giả đến xem và sẽ tiếp tục lưu diễn tại Hà Nội.
    Gia đình không có truyền thống làm nghệ thuật nhưng Thoại Mỹ "ngấm" cải lương từ người chị ruột là NSƯT Thoại Miêu. Những câu hò, điệu lý, những bài bản cải lương bắt đầu mê hoặc cô bé Thoại Mỹ gầy gò, đen nhẻm từ thuở 11, 12 tuổi. Trong một lần tình cờ, Thoại Mỹ được cho thử vai bé Sầu Riêng (vở Cây sầu riêng trổ bông). Chưa một lần lên sân khấu vậy mà cô bé cứ tỉnh rụi ca diễn làm mọi người tròn mắt ngạc nhiên... được cấp "giấy thông hành" để bước vào thế giới huyền ảo, đầy ánh sáng của sân khấu cải lương, năm 13 tuổi Thoại Mỹ được chọn vào lớp đào tạo diễn viên của Nhà hát Trần Hữu Trang và tốt nghiệp năm 16 tuổi, cùng khóa với Kim Tử Long, Ngọc Huyền, Tô Châu, Thùy Trang… Không may mắn như những đồng nghiệp khác, Thoại Mỹ mất một thời gian dài rong ruổi theo các đoàn hát xuống tận các vùng sâu, vùng xa, lận đận từ những vai đào ba, đào tư, thậm chí có những vai xuất hiện chỉ nói được vài câu rồi... chết, vậy mà Thoại Mỹ vẫn mê mải và nhẫn nại theo nghề.
    Duyên phận đào nhì
    Chăm chỉ như con ong tẩn mẩn hút từng giọt mật ngọt thơm nghệ thuật, rồi cũng có ngày Thoại Mỹ được bước lên vai đào... nhì. Và như một duyên phận, vị trí đào nhì gắn bó với chị cả quãng đường dài. Có người tắc lưỡi , tiếc rẻ: tài sắc thế, ca hay thế mà lại… Chỉ có Thoại Mỹ là vẫn bình thản: "Nghề này ngộ lắm, tổ cho gì và đặt đâu là phải ở đúng chỗ đó...". Nói có vẻ an phận vậy mà Thoại Mỹ chẳng chịu an phận chút nào. Không mặc cảm với vị trí đào nhì của mình, chị còn yêu thương và miệt mài gọt giũa nó, từ ánh mắt sắc như dao cạo đến câu nói hờn dỗi nhẹ nhàng đều được chị chăm chút và "thả” cảm xúc rất liều lượng, chuẩn mực, tâm lý nhân vật được chị đẩy đến cùng và kéo lại một cách ngọt xớt!
    Cái cách làm nghề nghiêm túc ở bất cứ vị trí nào khiến Thoại Mỹ trở thành một người "đặc biệt" của làng cải lương: đào nhì mà vẫn nổi tiếng, đào nhì mà khó ai có thể thay thế! Thậm chí trong một số vở, người ta còn nói đùa đào nhì Thoại Mỹ... "giết" đào chính vì diễn xuất có thần của cô làm mờ đi vị trí của sao!
    Năm, sáu năm gần đây, từ đào nhì Thoại Mỹ đường hoàng bước lên vị trí đào chánh với nhiều vai: Thái Bình công chúa (Thái Bình công chúa), Võ Tắc Thiên (Võ Tắc Thiên), Hương (Nửa đời hương phấn), nàng Én (Người đẹp đến Tiền Châu), Phượng (Rồng phượng)…
    Là đào chánh rồi mà Thoại Mỹ vẫn còn "vương vấn" với thời đào nhì, có lẽ nó "vận" vào chị quá lâu nên chị đã quen hủ hỉ, vui buồn cùng nó. Chị thật thà tự nhận thích đóng những vai này vì thường có tâm lý phức tạp, nhiều đất diễn. Kinh nghiệm làm đào nhì cũng khiến Thoại Mỹ có thể hóa thân vào nhiều tính cách khác nhau chứ không đóng khung ở một dạng vai nào cả. Source: vuluan

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Ngọc Bích

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Nghệ sĩ TP HCM cúng tổ nghề sân khấu

Tiểu Sử Nhơn Hậu

Tiểu Sử Tô Kiều Lan

Tiểu Sử Thành Được