Tiểu sử NS Văn Vĩ


Tóm tắt lý lịch Văn Vĩ

Nghệ sĩ Văn Vĩ sinh ngày ?-?-1929 tại Tỉnh Long An, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) rắn (Kỷ Tỵ 1929). Văn Vĩ xếp hạng nổi tiếng thứ 78737 trên thế giới và thứ 39 trong danh sách Nghệ sĩ nổi tiếng. 

Tiểu sử Nghệ sĩ Văn Vĩ

Nhạc sĩ Văn Vĩ được các nhà nghiên cứu âm nhạc, giới chuyên môn đặt cho danh hiệu "Đệ nhất danh cầm" và "Nhạc sĩ Tài tử Nam Bộ". Ngón đàn của ông đã làm cho hàng triệu khán thính giả say như "điếu đổ".

Văn Vĩ là một người khiếm thị nhưng ông lại rất "thông thính" và "sành" nhiều loại nhạc cụ: cò, líu, gáo, kìm, tỳ bà, tam, sáo, violon,.v.v. Bất cứ là nhạc cụ nào, Văn Vĩ cũng đều chơi rất hay và xuất thần. Nhưng ông nổi tiếng nhất với biệt tài chơi ghi-ta phím lõm.

Năm 14 tuổi, cái tên Văn Vĩ đã làm nhiều người phải chú ý đến khi chơi nhạc cho quán Lạc Cảnh cùng các nhạc sĩ tài danh như Bảy Hàm, Ba Xây, Tám Bằng...

Trải qua nhiều năm khổ luyện với nhiều loại nhạc cụ, qua tay "mài giũa" của rất nhiều bậc thầy âm nhạc nên ngón đờn của Văn Vĩ ngày một cao thâm nên được liệt vào hàng "kinh điển".

Năm 1981, ông được Viện nghiên cứu âm nhạc công nhận là "Nhạc sĩ Tài tử Nam Bộ" do Viện trưởng Lưu Hữu Phước ký.

Năm 1985, danh cầm Văn Vĩ qua đời.

Văn Vĩ thời trẻ

Năm lên 3 tuổi, ông mắc căn bệnh đậu mùa dẫn đến bị mù. Một người thầy thuốc bắc trị bệnh đậu mùa cho ông đã đổi lại tên cho ông thành Văn Vĩ. Năm lên 7 tuổi, ông theo cha về Bạc Liêu, sau đó lại về Thuận Đông, Sài Gòn.

Văn Vĩ được theo học đàn kìm với thầy Bảy Thừa, và trau chuốt thêm ngón đờn cò, học thêm nhạc với thầy Tư Lai. Khi đã thông thạo và chơi tốt các nhạc cụ này, Văn Vĩ đã quyết định học thêm đàn guitar với thầy Tư Thìn và thày Tư A ở Thủ Thiêm, ngoài ra ông còn học thêm từ các bậc đàn anh khác nữa là nhạc sĩ Ba Xây, thày Mười Út, thày Chín Thành...

Năm 14 tuổi, Ông được nhận vào đàn cho sân khấu cải lương đầu tiên là gánh Minh.

Năm 16 tuổi đã đứng vào hàng ngũ của câu lạc bộ đờn ca tài tử, nơi toàn tập hợp những bậc danh cầm. Năm 21 tuổi Văn Vĩ đã đờn cho Đài Pháp Á (Văn Vĩ tham gia Ban Việt Nam cổ nhạc kịch đoàn do tài tử Tám Thưa làm trưởng ban) rồi được một loạt quán ca nhạc giải trí và gánh hát có tiếng thời đó mời biểu diễn.

Đến năm 1950, ông được các nhạc sĩ Bảy Hàm, Hai Biểu giới thiệu vào làm ở Đài phát thanh Pháp Á (Ban Việt Nam cổ nhạc kịch đoàn do tài tử Tám Thưa làm trưởng ban), đồng thời cộng tác với các quán ca nhạc Lệ Liễu ở Thị Nghè; ở khu Kim Chung và quán Họa Mi của cô Năm Cần Thơ trong Đại Thế Giới...

Cuộc sống gia đình Văn Vĩ

Thân phụ ông là cụ Đinh Văn Muôn làm nghề đánh xe ngựa và thân mẫu là bà Chung Thị Sái tảo tần làm ruộng.
Ông có ba người con trai là Văn An, Văn Hậu, Văn Tài.

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương