ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 2

ĐIỂM QUA MỘT SỐ NHẠC SƯ, NHẠC SĨ VANG BÓNG MỘT THỜI – PHẦN 2

Ông Nguyễn Văn Thinh (Thầy Giáo Thinh)
Ông Thinh, sinh năm 1908 (Mậu Thân) tại Bình-hàng, tổng Phong Nẩm, tỉnh Sađéc, tốt nghiệp Trường Sư phạm (École Normale) Sàigòn, Giáo viên từ năm 1928 đến năm 1959, biệt phái về Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ năm 1960. giữ chức Giám học. Ông sử dụng đàn Kìm (Nguyệt), Tranh và Tỳ bà. Ngoài đời, từ năm 1945, ông nằm trong nhóm Lão thành Nhạc Tài tử Nam bộ gồm có Quý Ông:
  • Cao hoài Sang.
  • Nguyển văn Kỳ (Chín Kỳ),
  • Lê văn An,
  • Bác sĩ Nguyễn văn Bửu,
  • Bùi văn Hai (Tham tá) (Commis) Bộ Ngoại giao,
  • ca si Bà Hồ thị Bửu (Bà Mười Ba, phu nhân Giáo sư Phạm văn Nghi)
  • và tôi là Nguyễn vĩnh Bảo.
Ô. Nguyễn văn Thinh, năm 14 tuổi, học lớp nhứt trường Tiểu học Thủ dầu một. Thời điểm nầy học đàn với ông Mười (thầy đàn tên tuổi ở Thủ dầu một), sau đó với Cụ Tám Hạnh ở đường Faucault (Lý trần Quán và nay là Thạch thị Thanh) Tân định, và Cụ Sáu Thới (thân phụ của nhạc sĩ Tư Bường). Khoảng năm 1930, ông tham gia vào Ban Tài tử Cao hoài Diêu, một trong những Ban nổi tiếng nhứt ở miền Đông.
Năm 1938, trình diễn tại Société Philarmonique (nay là Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ), số 112 đường Nguyễn Du, Quận 1. Ban nhạc gồm có Quý Ông:
  • Nguyễn văn Thinh (đàn Kìm)
  • Châu văn Sáu (ông Ba Laitière) (đàn Tranh)
  • Tám Đuổi (đàn Cò)
  • Ba Đồng ( đàn Cò)
  • Cụ Sáu Thới (thổi Tiêu)
  • Tư Bường (con Cụ Sáu Thới) (đàn Bầu)
  • Tư Kiên (đàn Tam)
  • Bác sĩ Châu (đàn Tỳ bà)
  • Bác sĩ Nguyển văn Nhã (Thân phụ Luật sư Nguyển phước Đại) (đàn Tranh)
CA: các Bà:
  • Tư Cần đước,
  • Bà Hai Quạ (phu nhân nhạc sư Chín Kỳ)
  • Bà Ba Nhơn.
Ô. Nguyển văn Thinh là nhà giáo xuất thân từ trường sư phạm (École normale) SàiGòn. Ông sử dụng đàn Kìm, Tranh và Tỳ bà. Bài bản nhiều và căn bản. Anh em của ông toàn là Tiến sĩ, Bác sĩ, Họa sĩ, phu nhân của ông là Nữ-hộ-sanh và là chủ nhà Bảo Sanh Ngọc Lành ở hẻm đường Audouit (Cao Thắng), còn nhà thi quay mặt ra đường Testard (nay là Trân quý Cáp, Trần cao Vân). Là nhà giáo, trước đây âm nhạc là thú vui môn giải trí của ông, và không dạy hay truyền bá lại cho cho ai.
Năm 1958, ông sắp về hưu, tôi đứng ra vận động cho ông được lưu dụng để Trường mời về đảm nhiệm chức Giám Học thay cho Giáo sư Nguyễn Hữu Ba. Ông Thinh làm việc từ năm 1959, và nghỉ hưu năm 1964.
Sau 30-04-1975, mặc dù tuổi cao, ông cộng tác với Viện âm nhạc, số 2 đường Nguyễn Quý Khoách, Tân Định, qua đời vào tuổi 86 tại Sàigòn, và an táng tại quê nhà Sađéc.
Ông Cao Hoài Sang
Sanh ngày 11-09-1901 tại làng Thái Bình, tỉnh Tây Ninh.
Thân phụ của Ông là CAO HOÀI ÂN, thân mẫu là HỒ THỊ LỰ.
Ông là Công chức cao cấp trào Pháp thuộc (Tham tá Sở Quan thuế – Commis des Doaunes & Régies)
Ông và 2 em:
  • Ô. Cao đức Trọng (Thiên Phong TIẾP ĐẠO – Hiệp Thiên Đài),
  • Cao thị Cường (Thiên Phong Nữ Giáo sư – Cửu Trùng Đài),
Ông Cao hoài Sang  (Thiên Phong THƯỢNG SANH – Hiệp Thiên Đài). Ông chơi đàn Tỳ Bà, thuộc nhiều bài bản, và soạn lời ca rất có giá trị cho Quyển dạy đàn Tranh do 3 ông: Nguyễn văn Kỳ (Chín Kỳ), Bác sỉ Nguyễn văn Bửu và Bùi văn Hai biên soạn và xuất bản.
Ngày 14-05-1957, Ông thay mặt Phạm Hộ Pháp (Phạm công Tắc) về Tòa Thánh Tây Ninh cầm giềng mối Đạo. Ông ngọa bịnh và qua đời ngày 21-04-1971 tại tư gia số 36/24 đường Cô Giang, hưởng thọ 71 tuổi.
Từ ngày 14-05-1957 về Tòa Thánh Tây Ninh đến ngày quy thiên, tính ra là 14 năm thiếu 20 ngày.

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương