NSƯT Trần Lực: Không để "Nàng Kiều" chết yểu

(NLĐO) - Tối 19-10, Nhà hát Tuổi Trẻ sẽ công diễn tác phẩm "Nàng Kiều" do Viện Goethe Việt Nam khởi xướng với sự tham gia dàn dựng của 4 đạo diễn


NSƯT Trần Lực đã chia sẻ những thử nghiệm độc đáo mà ông thực hiện trong thời gian diễn ra cùng lúc hai tác phẩm mà ông tâm đắc.
NSƯT Trần Lực: Không để Nàng Kiều chết yểu - Ảnh 1.
NSƯT Trần Lực trong buổi họp báo giới thiệu về vở "Nàng Kiều" ngày 18-10 tại Nhà hát Trần Hữu Trang
"Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống về sân khấu dân tộc, tôi đã vận dụng những kiến thức về tuồng, chèo để đưa vào vở diễn "Nữ ca sĩ hói đầu", cũng như vở "Nàng Kiều" mà "LucTeam" đã dàn dựng. Ở đó, tôi áp dụng phương pháp ước lệ biểu hiện để cấu trúc tác phẩm của mình. Sau ba suất diễn tại Hà Nội và TP HCM, tôi không để "Nàng Kiều" chết yểu, mà sẽ triển khai thêm, mời thêm diễn viên tham gia, phát triển câu chuyện để trở thành một vở dài và công diễn trên sân khấu "LucTeam" - NSƯT Trần Lực đã chia sẻ.
NSƯT Trần Lực: Không để Nàng Kiều chết yểu - Ảnh 2.
NSƯT Trần Lực trong hội thảo tại Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 4-2019
NSƯT Trần Lực: Không để Nàng Kiều chết yểu - Ảnh 3.
Các diễn viên trẻ trên sân khấu "LucTeam" của đạo diễn Trần Lực luôn được thăng hoa trong cảm xúc với phương pháp ước lệ biểu hiện
Vở "Nữ ca sĩ hói đầu" của Ionesco - cha đẻ dòng kịch phi lý, đã được NSƯT Trần Lực dàn dựng và đưa vào tham dự liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 4-2019 tại Hà Nội vừa qua đã để lại tiếng vang. 
Với thông điệp "cuộc sống luôn tồn tại dù xảy ra biết bao điều phi lý", vở "Nữ ca sĩ hói đầu" đã nhận được lời khen ngợi của nhiều nhà chuyên môn và khán giả.
Kế đến là "Nàng Kiều" mà anh tâm đắc, sẽ phát triển để trở thành kịch mục của "LucTeam". 
Với tác phẩm "Nàng Kiều", NSƯT Trần Lực đã sáng tạo cách tiếp cận mới về di sản văn hóa "Truyện Kiều". Anh đã mang đến góc nhìn mới về thân phận và khao khát vươn tới sự bình đẳng của người phụ nữ được thể hiện trong "Truyện Kiều", đồng thời giải đáp được phần nào câu hỏi "Những chất liệu kinh điển nào của tác phẩm có thể đưa lên sân khấu đương đại?".
NSƯT Trần Lực: Không để Nàng Kiều chết yểu - Ảnh 4.
Cảnh trong vở "Nữ ca sĩ hói đầu" của đạo diễn Trần Lực
Ưu điểm của vở "Nàng Kiều" qua cách kể của Trần Lực chính là vận dụng cả kịch câm với trình thức tuồng, mà diễn xuất của các diễn viên Hoàng Tùng đã chinh phục người xem.
Chính vì thế trong các bức tranh đương đại về "Nàng Kiều" qua tay các đạo diễn NSND Hồng Vân, NSƯT Bùi Như Lai, Amelia Niermeyer (người Đức), thì lát cắt về cuộc đời của "Kiều" của NSƯT Trần Lực thu hút hơn cả.
NSƯT Trần Lực: Không để Nàng Kiều chết yểu - Ảnh 5.
Cảnh trong vở "Nàng Kiều" do Trần Lực đạo diễn
NSND Giang Mạnh Hà đã nhận xét: "38 năm làm đạo diễn phía nam, lần đầu tiên tôi xem kịch phi lý của đạo diễn Trần Lực. Tôi rất thích vở kịch này và chúc mừng anh. Khán giả đã thật sự bị cuốn hút bởi cách kể chuyện, lý giải, tạo ra hấp dẫn. Với cách làm này đã sáng tạo ra phương pháp và ngôn ngữ mới trong dàn dựng để hướng đến công chúng trẻ".

Thanh Hiệp

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương