Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo xứng đáng với danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân

(NLĐO) - UBND Đồng Tháp vừa đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh này lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân" đối với Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo xứng đáng với danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân - Ảnh 1.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn của Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đối với nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và văn hóa nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp, việc lập hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân đối với nhạc sư dù có chậm nhưng không muộn đối với những cống hiến to lớn của ông trong sự nghiệp âm nhạc nước nhà.
Dù đã hơn 100 tuổi, vị nhạc sư này vẫn miệt mài gắn bó với công việc truyền nghề và lửa đam mê đờn ca tài tử Nam Bộ, âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.
Tiến sĩ Lê Hồng Phước (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã nói: "Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo được xem là "Báu vật sống" của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Những cống hiến to lớn của ông đã làm cho vườn hoa nghệ thuật và âm nhạc nước nhà ngày thêm rực rỡ.
Cố GS - TS Trần Văn Khê đã từng gọi ông là "Đệ nhất danh cầm" bởi ông có ngón đờn điêu luyện, sâu sắc, đặc biệt với đàn tranh và đàn nguyệt. Ông là người duy nhất ở Việt Nam vừa là nghệ sĩ trình diễn, vừa là giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống.
Không chỉ giảng dạy trong nước mà còn được mời làm giáo sư thỉnh giảng ở nước ngoài. Nhạc sư gắn bó với nhạc cụ dân tộc từ năm 12 tuổi do vậy là người hiếm hoi chơi được hầu hết các loại nhạc tài tử. Điều xúc động hơn là dù tuổi cao sức yếu, nhạc sư vẫn dạy đờn trực tuyến qua mạng và sử dụng thành thạo nhiều loại ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nhật…".
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo xứng đáng với danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân - Ảnh 2.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, NSƯT Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng và NS Hà Mỹ Xuân trong chương trình giao lưu với sinh viên Đại học Đồng Tháp
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 19-8-1918 tại làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) trong gia đình có truyền thống nho học và rất yêu thích nghệ thuật đơn ca tài tử. Chính điều đó, mà Nhạc sư có điều kiện tiếp xúc với âm nhạc từ khá sớm và sử dụng được nhiều nhạc cụ dân tộc khi mới 12 tuổi.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo xứng đáng với danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân - Ảnh 3.
Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan và NSƯT Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng trong ngày mừng thọ 100 tuổi của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo
Sau hơn 80 năm gắn bó với âm nhạc dân tộc, sự cống hiến to lớn của ông đối với nền âm nhạc truyền thống. UBND tỉnh Đồng Tháp đã đưa ông về quê hương, trao tặng nhà và xây dựng không gian vinh danh nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo tại Bảo tàng Đồng Tháp.
Trong sự nghiệp ông đã nhận được nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý trong nước và quốc tế như: "Giải thưởng Đào Tấn" vì đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp nghiên cứu, bảo tồn, giảng dạy và phát huy nghệ thuật dân tộc; "Giải thưởng dành cho một trong sáu nhạc sư thế giới được vinh danh tại Hội thảo Dân tộc nhạc học thế giới ở Hoa Kỳ"...

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương