Dệt mùa xuân cho đờn ca tài tử

Dệt mùa xuân cho đờn ca tài tử

C tưng đn ca tài t s dn mai mt theo năm tháng. Các thế h 9X, 10X… s không còn cơ hi biết đến, nht là nhng ngưi sinh sng và hc tp ti TP.HCM. y thế mà ti đây, có mt CLB đn ca tài t sinh viên đã hình thành. H nhiu đ tui khác nhau nhưng cùng chung mt khát vng đó là gi gìn và phát huy loi hình ngh thut ca dân tc.
CLB Giai điu Phương Nam quyết tâm gi gìn b môn ngh thut truyn thng dân tc
CLB được nhắc đến có tên Giai điệu Phương Nam, trực thuộc Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM.
Chung tay phát trin đn ca tài t Nam b
Đến Nhà Văn hóa Sinh viên TP (đường Điện Biên  Phủ, quận 3) vào một chiều cuối năm, chúng tôi bắt gặp hình ảnh của những con người có tuổi đời còn khá trẻ, chỉ khoảng chừng 18 đến 35 đang uyển chuyển điều khiển từng phím đàn, cất lên những điệu hò - xự - xang - xê - cống mùi mẩn, ngọt ngào chẳng khác gì những nghệ sĩ chuyên nghiệp. Họ là những em sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, anh cảnh sát giao thông, thầy giáo, vận động viên thể hình… Họ là những người vất vả lo toan cho việc học, với cuộc sống mưu sinh nhưng đều có chung một niềm đam mê vô bờ bến là được hát, được hò sau những ngày làm việc mệt nhọc. 
Nói về sự ra đời của CLB, bạn Trần Phương Linh (SN 1997, Phó Chủ nhiệm CLB cho biết: “Giai điệu Phương Nam có tiền thân từ nhóm “Tài năng hè phố” của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM. Đây là nhóm hoạt động với quy mô nhỏ, chỉ phục vụ trong nội bộ trường học với khoảng 5-10 thành viên. Sau 3 năm hoạt động kể từ 2013, vào năm 2016 Ban Lãnh đạo Nhà Văn hóa Sinh viên TP.HCM thấy được nhiệt huyết của thế hệ trẻ nên mời về tu dưỡng rồi đổi tên thành Giai điệu Phương Nam cho đến bây giờ”.
Ban đầu, CLB gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Nguyên nhân là không có lực lượng nòng cốt, kinh phí hạn hẹp nên hình ảnh, trang phục không được đầu tư tập luyện kỹ lưỡng, do đó tiếng tăm của Giai điệu Phương Nam ít được mọi người biết đến. Tuy vậy, các thành viên vẫn quyết tâm vượt qua trở ngại, “một lòng một dạ” với bộ môn nghệ thuật dân tộc này. Để khẳng định mình, các thành viên thường xuyên tụ họp người đờn, kẻ hát, người cũ dạy cho người mới.
Bằng nhiệt huyết và sức mạnh tuổi trẻ, dần dần CLB được mọi người quan tâm, chú ý. Những người đi trước tình nguyện hỗ trợ kinh phí, đạo cụ, trang phục, chỉ dẫn, huấn luyện kỹ năng… để CLB ngày càng hoàn thiện.
Quyết tâm mang đn ca tài t đến vi gii tr
Trải qua nhiều chặng đường gian nan, từ tháng 6-2018, CLB Giai điệu Phương Nam bắt đầu phát triển mạnh và bài bản hơn. Số lượng thành viên tăng lên đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, CLB có hơn 30 người tham gia chính thức. Họ đi biểu diễn tại trường THPT, TC-CĐ-ĐH trên địa bàn TP như Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), THPT Võ Văn Kiệt (Q.8), ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH KHXH&NV… Không chỉ đưa bộ môn này vào trường học mà CLB Giai điệu Phương Nam còn tổ chức các buổi biểu diễn tại phố đi bộ Nguyễn Huệ để phổ biến và khơi gợi tình yêu đờn ca tài tử đến mọi lứa tuổi. Chưa dừng lại ở đó, các thành viên trong CLB còn vượt qua hơn 1.000 cây số và đi qua 5 tỉnh Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai thăm hỏi, giao lưu với các chiến sĩ biên phòng và trao quà cho các em học sinh, người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tại đây, họ tặng cho con người Tây Bắc những giai điệu hòa tấu, những bài vọng cổ, câu hò, điệu lý… để tôn vinh cũng như đưa đờn ca tài tử đến với mọi miền đất nước.
Đối với học sinh sinh viên, CLB hát những bài hồn nhiên, nhẹ nhàng, những điệu lý, câu hò mang tính chất học đường. Vào dịp lễ hội, hay Tết đến các thành viên thể hiện chủ đề ngày xuân, người lính, quê hương đất nước… Đối với các thành viên CLB, đờn ca tài tử không chỉ mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn mà qua những bài hát ta còn thấy được những lời răn dạy của ông bà, thấy được cái hồn của dân tộc. Đó cũng là động lực để các anh em trong Giai điệu Phương Nam luôn sát cánh với bộ môn này.
Anh Tiêu Hoàng Tuấn (người thầy của CLB) chia sẻ: “Đờn ca tài tử đã ăn sâu vào máu của tôi từ khi 7 tuổi, đến nay đã hơn 20 năm vẫn không phai nhạt. Nhận thấy được giới trẻ có niềm đam mê, có nghị lực mà không có người dẫn dắt, uốn nắn thì chúng sẽ không phát triển. Chính vì thế tôi đã tình nguyện đến với các em để làm người dẫn đường đưa nghệ thuật truyền thống dân tộc phát triển”.
Bài, nh: Kiu Khánh

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương