Đàn Bầu của Việt Nam hay Trung Quốc

Đàn Bầu của Việt Nam hay Trung Quốc

Thông tin
Nhân Nhạc hội đàn Bầu toàn quốc với chủ đề “TRỞ VỀ CỐ ĐÔ” tại Học viện Âm nhạc Huế ngày 21/12/2017 và trên báo Pháp luật online ngày 26/12/2017 có đăng bài: “ĐỀ NGHỊ ĐÀN BẦU LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ THẾ GIỚI” cho biết: Theo các chuyên gia âm nhạc, để có thể làm tốt hơn công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của đàn bầu – nhạc cụ truyền thống độc đáo của Việt Nam, đồng thời khẳng định rõ ràng cây đàn bầu là của người Việt Nam, từ đó lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới, Nhà nước cần nhanh chóng lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận cây đàn bầu là giá trị văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam…
Xin đăng lại bài viết “Độc huyền cầm trong luận văn “Kinh tộc độc huyền cầm nghiên cứu” của nghiên cứu sinh tống đường (Trung quốc)” của Đinh Văn Minh (Viện nghiên cứu Hán Nôm) và dẫn thêm từ nguồn sử liệu cổ của Trung Quốc nói về đàn bầu của người Việt xưa.
Sau đây là bài viết của Đinh Văn Minh (nguồn: vienamnhac.vn):
Dân tộc Kinh: là dân tộc thiểu số ở Quảng Tây, chủ yếu định cư ở ba hòn đảo: Vu Đầu, Sơn Tâm, Vạn Vĩ thuộc thị trấn Giang Bình huyện Đông Hưng, thành phố cảng Phòng Thành thuộc khu tự trị dân tộc Choang. Ba hòn đảo này được gọi là “Kinh tộc tam đảo”. Người Kinh ở đây là người Việt Nam chủ yếu sống với nghề đánh cá, họ sang đây từ đầu thế kỷ 16 do đi tìm ngư trường, phần lớn là người Đồ Sơn (Hải Phòng). Thời kỳ đầu của nước CHND Trung Hoa, dân tộc Kinh ở đây được gọi là “Việt tộc”. Tháng 5 năm 1958, khi thành lập khu tự trị ở Đông Hưng, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn tên gọi chính thức “Kinh tộc”. Trong cộng đồng Kinh tộc ở đây còn lưu giữ bản hương ước. Hương ước ghi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 đời vua Lê Tương Dực (tức năm 1511) tương đương niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, người Việt Nam từ Đồ Sơn di cư sang lập nên một xã hai thôn, các xã thôn đều có đình, có khoán lệ. Độc huyền cầm: Hà Thiệu là người đầu tiên nghiên cứu độc huyền cầm. Người này cho rằng tuy độc huyền cầm ở Việt Nam là nhạc khí có tính chất đại biểu, tượng trưng cho quốc nhạc Việt Nam, nhưng Việt Nam thời xưa là thuộc quốc của Trung Quốc, cho nên độc huyền cầm nên hiểu là từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam. Tôi, người phát ngôn ở đây cho rằng Hà Thiệu và tác giả luận văn đều thừa nhận độc huyền cầm là của người Kinh – người Việt, nhưng Hà Thiệu lại không muốn như vậy nên mới nói rằng Việt Nam thời cổ đại là thuộc quốc của Trung Quốc, nên độc huyền cầm là từ Trung Quốc truyền vào Việt nam. Suy diễn của Hà Thiệu thật khiên cưỡng, học thuật không thể chấp nhận được. Người này còn cho rằng, ngay từ đời Tấn hoặc trước đó, độc huyền cầm đã tồn tại ở Trung Quốc. Hà Thiệu lại cho rằng mẫu thai của độc huyền cầm là “Viên hình quản trang cầm”, tức là đàn hình ống tròn. Đó lại là một suy diễn áp đặt khó hiểu. Trong quá trình “Trung Quốc độc huyền cầm diễn tấu pháp” (cách diễn tấu độc huyền cầm Trung Quốc) Hà Thiện kết luận: 1. Đời Tấn, ở Trung Quốc đã có “nhất huyền cầm” đời Tống vẫn có nhưng hình hài cho đến nay không ai biết được. 2. Đời Đường Đức Tông, Trung Quốc đã du nhập đàn “độc huyền bào cầm” của nước Phiêu rồi, đàn này là “Long thủ độc cầm” (đàn 1 dây, đầu hình rồng). 3. Khoảng năm Gia Tĩnh đời Minh (1511), người Kinh đã mang vào đất trung nguyên “đàn bầu” (bào cầm). Cây đàn mà chúng ta quan tâm thảo luận hôm nay, tôi nghĩ là cây đàn bầu dân tộc Kinh, người Việt đưa vào đất Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 16. Còn các cây đàn “độc huyền cầm, “nhất huyền cầm” mà các học giả Trung Quốc dẫn trong sử sách Trung Quốc là loại đàn một dây kiểu khác, khác về hình thể, khác về kết cấu và đương nhiên khác về âm sắc, khác cả thực âm và bồi âm, Trung Quốc gọi là “cơ ẩm” và “phiếm âm”. Chúng ta không thể nhầm lẫn, đánh đồng cây đàn Bầu Việt Nam với đàn một dây nào đó của nước ngoài. Học giả Hà Thiện chuyển dịch ngôn ngữ “đàn Bầu” sang chữ Hán là “Bào cầm” là chính xác, và chỉ có chuyển dịch như thế mới duy nhất đúng. “Bầu”, “bào” là hộp khuyếch âm, cộng hưởng, chất liệu là vỏ quả bầu khô, nhưng không nhất thiết là bầu, có thể làm bằng gỗ. Còn “độc huyền cầm”, “độc huyền bào” hay “nhất huyền cầm” mà các học giả Trung Quốc dẫn xuất, thì bộ phận khuếch âm, công hưởng là hộp đàn, thân đàn. Về vấn đề độc huyền cầm Việt Nam có trước hay Trung Quốc có trước, Hà Thiện đưa ra chứng cứ: Một là văn hóa, văn tự, ngôn ngữ Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc. Ngay cả chữ Nôm người Việt Nam cũng dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra thì việc “bào cầm” được truyền vào Việt Nam là điều không phải không thể, trên thực tế e cũng chính là như vậy. Hà Thiệu đã đúng khi nói văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng ông ấy đã lầm khi cho rằng “bào cầm” cũng từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam. Ông Hà Thiện đã “vơ đũa cả nắm”. Việt Nam tiếp thu văn hóa Trung Quốc trong tư thế tiếp biến, nghĩa là tiếp thu và cải biến, tiếp thu có chọn lọc. Mà như trên tôi đã nói, đàn bầu (bào cầm) của Việt Nam khác với “độc huyền cầm” “nhất huyền cầm” hay “độc huyền bào cầm” của Trung Quốc không thể truyền vào Việt Nam mà Trung Quốc không có. Hai là, Hà Thiện đưa ra chứng cứ thứ hai bằng cách so sánh tiếng Việt với phương ngữ Quảng Đông để cho rằng đàn bầu là từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam, tức là Trung Quốc có trước. Ông ta nói rằng “đờn độc huyền” đọc lên nghe na ná tiếng Quảng Đông, còn ‘đờn bầu” ông ta lại không nói na ná tiếng gì cả mà chỉ nói “đờn” nghĩa Hán là “cầm”, chữ “bào” là Hán ngữ trực dịch. Hà Thiện đã sai – người Việt Nam nói chung gọi cây đàn bầu của mình là “đàn Bầu’. Vậy thì hai chữ “đàn Bầu” và cả ‘đàn độc huyền” na ná phương ngữ nào của Trung Quốc? Ba là, Hà Thiệu xem xét từ góc độ nhạc khúc diễn tấu “độc huyền bào cầm’ của người Việt Nam. Ông ấy nói rằng, thập niên 50, 60 thế kỷ trước người Việt Nam sớm bước lên vũ đài văn nghệ thế giới, diễn tấu độc huyền bào cầm, Mạnh Thắng đoạt huy chương vàng liên hoan thanh niên lần thứ 24. Mạnh Thắng đã diễn tấu khúc nhạc cổ “sa mạc”. Việt Nam vốn không có sa mạc mà lại đề là “sa mạc” cổ khúc độc huyền cầm. Trong cổ khúc này, “vũ điệu thức” Trung Quốc thể hiện từ đầu đến cuối, có cả phong vận “mã đầu cầm” của Mông Cổ. Hà Thiện hoài nghi, cho rằng nó được truyền từ Trung Quốc sang. Bốn là, Hà Thiện dẫn chứng cứ nữa, người Kinh di cư sang Trung Quốc mang theo khúc nhạc cổ của đàn “độc huyền bào cầm” từ xưa truyền lại đó là bài đàn “Cao sơn lưu thủy” xuất xứ từ điển cố Trung Quốc, chủ âm là “5” – “chủy điệu thức”, thuộc điệu thức dân tộc Trung Quốc. Từ đây, Hà Thiện cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một học giả khác của Trung Quốc là Vương Năng, nhạc sĩ cấp II Quảng Tây, Giám đốc Nhà nghệ thuật quần chúng thành phố cảng Phòng Thành khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây. Ông này khác với Hà Thiệu, cho rằng độc huyền cầm là nhạc khí dân tộc Việt Nam, mà người Kinh di cư từ Việt Nam sang Trung Quốc cho nên sự xuất hiện của độc huyền cầm ở Trung Quốc tất nhiên cũng là do người Kinh đưa vào Trung Quốc. Ông nói tiếp, độc huyền cầm ban đầu là nhạc khí đệm khi diễn tấu dân ca, sau đó nó được phát triển, đời này lưu truyền lại cho đời khác. Đứng về góc độ nghiên cứu lịch sử, chúng ta phải tôn trọng lịch sử độc huyền cầm, coi nó với dân tộc Kinh là một chỉnh thể. Trên đây là một vài hiểu biết về nguồn gốc cây đàn bầu Việt Nam qua tư liệu nước ngoài./.
Nguồn: vienamnhac.vn
CÁC SỬ LIỆU CỦA TRUNG HOA VỀ ĐÀN ĐỘC HUYỀN CẦM
… “Các sách cổ khác của Trung quốc như Giao-Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng vv. đều chép đại lượt rằng: “Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống…”;… “… họ biết uống nước bằng lỗ mũi…”;… “…nuôi tằm mà dệt vải…”; “…dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ…”;… “… dùng đá màu làm men gốm…”;… “…dùng mu rùa mà bói việc tương lai…”;… “…họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào trụ nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm…”;… “…họ đem tính tình các con vật mà so sánh với người, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp…(chuyện thần thoại của người Dao: gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay)”… “Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lễ giác bầu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh….”; “… Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói,… họ có nuôi nhiều chim trĩ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)”. Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu bên Tàu dân Bách Việt quận Việt Thướng đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng xe chỉ nam của Mông Cổ chỉ đường về”…
Trích từ: “Tiền sử Việt Nam: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới” của BS. Nguyễn Thị Thanh
Xem thêm:
  1. “Tản mạn chuyện đàn Bầu” của Đặng Hoành Loan trên: https://tranvankhe-tranquanghai.com/2016/10/21/dang-hoanh-loan-tan-man-chuyen-dan-bau/
  2. “Việt Nam – Quê hương đàn Bầu tại: http://hatvan.vn/forum/threads/viet-nam-que-huong-dan-bau.13936/
Các nước Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… đều có đàn một dây nhưng đàn được gắn phím và không sử dụng âm bồi như đàn một dây Việt Nam:
Untitled 4
Untitled 2
Xem thêm trên các báo khác:

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương