'Nửa đời hương phấn' lên màn ảnh rộng

'Nửa đời hương phấn' lên màn ảnh rộng

Vở cải lương kinh điển 60 năm tuổi của tác giả Hà Triều, Hoa Phượng được đạo diễn Đỗ Thành An chuyển thể thành phim điện ảnh.

Đỗ Thành An cho biết vừa ký hợp đồng bản quyền với Lục Lang - con trai út của soạn giả Hoa Phượng. Tác phẩm điện ảnh được thực hiện nhân kỷ niệm 100 năm bộ môn nghệ thuật cải lương. Êkíp đang casting để tìm ra diễn viên tầm 18-25 tuổi cho vai nữ chính. Yêu cầu của nhân vật là có khuôn mặt, nụ cười đẹp, đôi mắt buồn đúng với hình dung của cố soạn giả.
Đỗ Thành An (trái) và Lục Lang trong buổi ký hợp đồng chuyển thể.
Đỗ Thành An (trái) và Lục Lang trong buổi ký hợp đồng chuyển thể.
Nửa đời hương phấn kể cuộc đời cay đắng của người kỹ nữ tên Hương (The). Rời quê nhà lên Sài Gòn kiếm sống, The vướng vào mối tình với Định - gã sở khanh bỏ rơi The khi biết cô mang thai. Đau khổ, tuyệt vọng, cô không giữ nổi đứa con và đổi sang tên Hương, quyết làm lại cuộc đời bằng nghề thợ may. Hương quen Tùng nhưng tình yêu của họ bị cấm cản khi nhiều người phát hiện quá khứ của cô. Hương tuyệt vọng tìm đến nương nhờ cửa Phật.
* Bạch Tuyết hát "Nửa đời hương phấn"
Video Player is loading.
0:03
/
2:55
Loaded: 0%
Progress: 0%
Vở cải lương do Hà Triều, Hoa Phượng sáng tác vào cuối thập niên 1950 ở Sài Gòn. Sau đó, gánh hát Thanh Minh gây tiếng vang khi trình diễn với hai diễn viên chính là Út Bạch Lan và Hữu Phước. Sau đó, nghệ sĩ Thanh Nga tiếp tục ghi dấu ấn với vai nữ chính.
Năm 1961, Nửa đời hương phấn được chuyển thể thành phim trắng đen với tên Bẽ bàng (đạo diễn Thái Thúc Nha), nữ chính là Kim Cương. Sau năm 1975, hai nghệ sĩ Phượng Liên và Bạch Tuyết cũng từng đóng chính vở này. Vào thập niên 1980, nghệ sĩ Hữu Phước (sống tại Pháp) kết hợp nghệ sĩ Việt Hùng, Hùng Cường (ở Mỹ) tái dựng Nửa đời hương phấn và giới thiệu với khán giả hải ngoại. Năm 1989, nhà văn Mặc Tuyền phóng tác kịch thành tiểu thuyết cùng tên.
Năm 2015, sân khấu Hoàng Thái Thanh dựng vở kịch nói dựa trên nguyên tác với Hồng Ánh đóng chính. Tác phẩm được nhiều khán giả khen ngợi. Ngoài số phận nhân vật chính, người xem còn cảm động với hình ảnh người mẹ quê dung dị, chất phác của Hương (Ái Như diễn).
Ân Nguyễn


Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương