Chuyển đến nội dung chính

Kỷ niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê

Kỷ niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê

Kỷ niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê
(PLO)- Sáng 24-6, nhân kỷ niệm 3 năm ngày mất của cố GS-TS Trần Văn Khê, đông đảo môn sinh, quý thân hữu và những người yêu kính thầy đã cùng tham gia chương trình về nguồn Vĩnh Kim (Tiền Giang) - nơi thầy được sinh ra để dự lễ giỗ của ông.
Chương trình về nguồn do CLB nghiên cứu và Vinh danh văn hóa Nam Bộ mà cố GS-TS Trần Văn Khê từng đỡ đầu, đứng ra tổ chức.
Kỷ niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê - ảnh 1
NSND Kim Cương chia sẻ kỷ niệm về cố GS-TS Trần Văn Khê tại buổi lễ. Ảnh: VĨNH NGUYÊN.
Tham gia chương trình có Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan, nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng, nghệ sĩ Xuân Lan, nghệ sĩ Viễn Sơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân… cùng nhiều nghệ sĩ trẻ, và những người yêu kính GS Khê.
Bà Lê Thị Bé Phượng - Phó chủ tịch UBND TP Mỹ Tho dẫn đầu đoàn đã đến dâng hương trong ngày giỗ thầy.
Tại lễ giỗ, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang – Chủ nhiệm CLB nghiên cứu và Vinh danh văn hóa Nam Bộ, đã giới thiệu cặn kẽ về lịch sử gia đình của thầy và quá trình cống hiến của người thầy luôn tận tụy nghiên cứu, tôn vinh văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam ra thế giới.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, NSND Kim Cương, TS sử học Nguyễn Nhã…đã chia sẻ lại những kỷ niệm đẹp về GS Khê. NSND Kim Cương bồi hồi nói: “Tôi nhớ mãi câu nói của anh Khê, hãy giữ một tâm hồn Việt Nam trong tâm hồn của người nghệ sĩ, mỗi nền văn hóa phải có một quê hương”.
Kỷ niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê - ảnh 2
Một tiết mục tế tri ân đức Tả quân Lê Văn Duyệt được sân khấu hóa trong chương trình. Ảnh: VĨNH NGUYÊN.
Sau phần tưởng niệm thầy, nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được trình diễn làm cho không gian ngày giỗ thầy Khê không chỉ là một lễ giỗ đơn thuần mà còn là ngày hội văn hóa của những người yêu quý văn hóa cổ truyền dân tộc. Các sáng tác của chính diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang lần lượt được các nghệ sĩ trình diễn xúc động làm người nghe hiểu hơn về các nhân vật lịch sử như Tổng trấn Thành Gia Định - tả quân Lê Văn Duyệt, Thủ Khoa Huân, Đặng Thúc Liêng, Học Lạc...
Kỷ niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê - ảnh 3
Nghệ sĩ Viễn Sơn diễn vai Đặng Thúc Liêng trong tác phẩm "Quá Sài Gòn hý viện cảm tác" trong chương trình. Ảnh: VĨNH NGUYÊN.
“Lần giỗ thầy năm nay đúng vào dịp kỷ niệm trăm năm sân khấu cải lương nên CLB chúng tôi mong muốn chia sẻ nhiều hơn các vấn đề phong tục tập quán và tinh thần trung - hiếu - tiết - nghĩa trong văn hóa dân tộc qua các tác phẩm sân khấu truyền thống giống như thuở sinh tiền mà cố GS-TS Trần Văn Khê đã cố công tôn vinh sáng tỏ”- diễn giả Hồ Nhựt Quang chia sẻ.
Kỷ niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê - ảnh 4
Thành viên đoàn về nguồn chụp ảnh lưu niệm sau chương trình. Ảnh: VĨNH NGUYÊN.
Sau lễ giỗ thầy, mọi người còn được thăm viếng mộ phần những nhạc sĩ có công lớn trong việc gìn giữ và bảo tồn âm nhạc truyền thống như nhạc sỹ Bảy Triều (Trần Quang Triều) – cha của cố GS.TS Trần Văn Khê, bà Ba Viện (Trần Ngọc Viện) – người cô thứ ba của cố GS.TS Trần Văn Khê đã lập gánh hát Đồng Nữ Ban vào năm 1927, và cậu của GS Khê là thầy tuồng Nguyễn Tri Khương - người sáng tác vở Giọt Lệ Chung Tình.
T.GIANG

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương