Văn hóa Nam Bộ ở Việt Nam và những nét đặc trưng riêng biệt ?

Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử.
Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác) lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu mang đùm bọc "thương nguời như thể thương thân" giúp đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca truyền miệng gần như nông dân Nam bộ ai cũng thuộc lòng "một miếng khi đói bằng cả gói khi no" trong sản xuất và đời sống. Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nữ quây quần giã gạo, chài đôi, chải ba, rồi ca hát hoặc hò đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình.
Những người nông dân có mặt ở vùng đất Nam bộ này hơn 300 năm trước đây là những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay bời rừng thiêng nước độc, thú dữ, người nông dân thiếu cả công cụ, phương tiện lao động... nhưng mọi người kiên cường bám trụ "đến đây thì ở tại đây trăm năm bám rễ xanh cây không về". Bám rễ xanh cây không chỉ có nghĩa lao động sáng tạo ra của cải vật chất trên nền nông nghiệp phì nhiêu trù phú, mà sự xanh cây bám rễ còn có nghĩa mối quan hệ giữa người với người từ bốn phương tụ hội trên mảnh đất Nam bộ ấm áp tình người. Tấm lòng người nông dân Nam bộ xưa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những ai biết hối cải lỗi lầm, nhưng cũng không tha thử kẻ gian ác, điêu ngoa. Họ coi trọng nhân-nghĩa-trí-dũng-liêm, lòng thương người bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian tà, tham nhũng, xu nịnh, những kẻ "tham phú phụ bần". Nếu ai là người lương thiện có đạo đức làm người, sống trung thực, nhân nghĩa dẫu từ đâu đến với xóm làng nào Nam bộ thì cũng được nông dân đón tiếp thân tình theo đúng nghĩa "tứ hải giai huynh đệ", sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người đói rét, bệnh tật "anh em như thể tay chân" hay là "Bầu ơi thương lắy bl cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Nền kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triển, đường giao thông ngày càng thuận lợi, sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của nông dân các làng quê ngày càng mở rộng, các phong tục, tập quán từ việc ăn, ở, giao tiếp, sinh hoạt văn hóa, lễ hội đến đám cưới, đám tang... của nông dân Nam bộ cơ bản là giống nhau. Nhưng nét riêng của miền Ðông, miền Tây và mỗi tỉnh, mỗi làng quê về tính cách, tập quán, mỹ tục cũng có khác nhau. Không phâi ngẫu nhiên mà có câu ca "Cà Mau đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con". Trai đi có vợ, gái về có con ở đây không chỉ có "đất quê ta mênh mông" hoặc đường đi cách trở sơn khê mà bởi đất lành chim đậu, sự lưu luyến về vùng đất phì nhiêu dễ dàng sản xuất tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống, hơn nữa là tình người nhân hậu thủy chung, "trai cũng dễ mến mà gái cũng dễ thương" Hay như câu ca dao "Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về". Cần Thơ không phải chỉ có gạo trắng nước trong mà còn là sự giao lưu văn hóa, xã hội hài hòa lịch thiệp, đa cảm đa tình. Người Cần Thơ mến khách nên khách cũng mến người. Nếu ai đến bến Ninh Kiều từ xa xưa cũng "ngựa xe như nước áo quần như nêm" và bây giờ càng thêm lộng lẫy, phố phường nhộn nhịp. Ðêm đêm tàu thuyền san sát bên sông, có cả thuyền văn hóa lưu động, các nhóm tài tử phục vụ đủ các hạng người tao nhân mặc khách. Chính vì phong cảnh hữu tình, quyến rũ làm chạnh lòng quân tử, thuyền quyên mà "đi không nỡ, ở cũng đành". Nói về hoạt động văn hóa, văn nghệ nhất là đờn ca tài tử thì không riêng ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ mà gần như đều khắp các làng quê Nam bộ, anh nông dân đi cày chị nông dân đi cấy cũng có thể hát, hò và ca vọng cổ được.
Tinh thần yêu nước là đỉnh cao của văn hóa. Lúc bình thường trong cuộc sống nông dân có thể có vui, có buồn thậm chí to tiếng với nhau vì một lý do nào đó, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xậm thì người nông dân đoàn kết lại sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Ðặc biệt là từ khi có Ðảng, có Bác Hồ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nông dân Nam bộ cũng như nông dân cả nước được Ðảng, được Hội Nông dân giáo dục, tổ chức và hướng dẫn đấu tranh thì nông dân sục sôi lòng căm thù thực dân, đế quốc và tay sai; lòng yêu nước được khơi dậy và phát huy, ý chí cách mạng càng mạnh mẽ, nên họ sẵn sàng tham gia cách mạng. Ðiều đó minh chứng là tổ chức Hội Nông dân (Nông hội đỏ) các tỉnh Nam bộ từ Cao Lãnh, Sa Ðéc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Thủ Dầu Một, Cà Mau... đã ra đời cuối những lăm hai mươi. Suốt chặng đường dài hơn 70 năm đấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp, Ðế quốc Mỹ và tay sai, nông dân Nam bộ đã đóng góp to lớn sức người, sức của cho sự nghiệp thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc và thời đại. Hơn 25 năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nông dân Nam bộ một lòng theo Ðảng - theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đã vượt qua bao khó khăn, thi đua lao động sản xuất và có thể nói đi đầu trong thời kỳ đổi mới nông nghiệp nông thôn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Thực hiện nghị quyết của Ðảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân, của các ngành, những năm qua nông dân Nam Bộ chẳng những phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà từng bước xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động của Hội Nông dân xây dựng "gia đình tiêu chuẩn" trước đây và cuộc vận động "xây dựng gia đình nông dân văn hóa", tham gia xây dựng nông thôn, ấp bản làng văn hóa hiện nay ngày càng có nhiều gia đình nông dân hưởng ứng và đạt danh hiệu đó. Cuối năm 2000 Hội Nông dân các địa phương, cơ sở cùng mặt trận, ngành văn hóa Thông tin, các cấp chính quyền đã bình xét hộ nông dân đại tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Kết quả các tỉnh Nam Bộ mỗi nơi 5-7 vạn, có tỉnh hơn 10 vạn hộ "gia đình nông dân văn hóa". Ðể đạt được gia đình nông dân văn hóa, cán bộ hội viên nông dân phải phấn đấu làm nhiều việc tốt ích nước lợi nhà, cụ thể là thực hiện tốt các phong trào cách mạng theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam. Và, Hội Nông dân các địa phương, cơ sở ở Nam bộ đã phối hợp với các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng, cùng chung lo nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, vốn, vật tư nông nghiệp cho nông dân để thi đua sản xuất làm giỏi làm giàu, tổ chức các phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức các hội thi kiến thức nhà nông, hội trại nhà nông, nhà nông đua tài, liên hoan nghệ thuật nông dân, vận động nông dân tham gia kinh tế hợp tác hợp tác xã...
Các phong trào cách mạng và vận động xây dựng gia đình nông dân văn hóa còn nhằm từng bước khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và đời sống nông dân. Ðồng thời, khắc phục những tồn tại ấy trên cơ sở không ngừng nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, làm cho hàng triệu nông dân và làm cho mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, đằm thắm thủy chung, nghĩa tình mãi mãi rực rỡ, ngát hương trong vườn hoa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

NHÓM THỰC HIỆN.





Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NAM BỘ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

A . LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Văn hóa và cư dân văn hóa Đồng Nai là cư dân bản địa cách nay khoảng ± 4000 đến ± 2500 năm trước những cư dân bản địa miền Đông nam Bộ như Stiêng , Chơ Ro , Mạ . ..
Từ thế kỉ I ddeens thế kỉ VII : Vương quốc Phù Nam , chủ nhân của nền văn hóa Óc EO
Thế kỉ thứ VII Phù Nam bị Chân lạp xâm chiếm ( Chân Lạp của người Môn Cổ , Khmer cổ thành lập vào TK IV , thuộc quốc của Phù Nam)
Sau đó chia Lục Chân Lạp (địa phận Campuchia hiện nay ) và Thủy Chân Lạp (địa phận Nam Bộ hiện nay )
Thủy Chân Lạp hoang vắng ( TK VIII- XIII )
Chỉ mới khoảng Thế kỉ XIII người Khmer mới từ Campuchia đến cư trú rải rác thành những nhóm nhỏ tại Thủy Chân Lạp
Thế kỉ thứ XVI – XVII cư dân Việt từ Đàng Trong ( sau đó từ miền Bắc , miền Trung ) vào lập nghiệp này càng đông .
 Cần phân biệt Phù Nam và Chân Lạp ( Campuchia ) là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau , hai đất nước khác nhau , hai bộ phận dân cư khác nhau , hai nền văn hóa khác nhau . Phù Nam không phải tiền thân trực tiếp của quốc gia hiện đại nào .
+ 1698 : Chúa Nguyến cử Nguyễn Hữu Cảnh vào lập phủ Gia Định
+ 1757 : Nam Bộ hình thành chính thức đến mũi Cà Mau – Xác lập chủ quyền của Việt Nam .

B . VÀI NÉT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NAM BỘ
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa . Thời tiết có hai mùa mưa và mùa nắng . Ở Nam Bộ, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa những tháng còn lại không mưa gọi là mùa khô nên hầu như nơi đây nóng quanh năm và không có mùa đông. Riêng đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 8 thường có lũ lụt , ngạp khoảng 25% diện tích (Đồng Tháp , An Giang,…) Nhiệt độ trung bình cả năm là 260 C.
Mật độ sông ngòi dày đặt. Sông lớn sông bé khắp nơi. Ở Nam Bộ có hai nhóm sông chính Tiền Giang và Hậu giang, Sông Tiền có dòng chảy mở rộng quanh co, giữa sông có những cù lao lớn, nước chảy chậm, bồi đắp phù sao cho vùng Sa Đéc, Mỹ Tho rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Sông Hậu được hình thành muộn hơn, dòng chảy thẳng và nhanh. Vùng đất quanh sông Hậu mới được khai phá mạnh vào đầu thời kỳ hình thành con sông này.
Thiên nhiên Nam Bộ tương đối đồng nhất , tuy nhiên cũng có những dị biệt về địa chất :
- Miền Tây - Đồng bằng sông Cửu Long hình thành từ quá trình lùi dần của biển cổ ( Vùng Cà Mau có khoảng 1000 năm trước) Toàn bộ vùng đồng bằng này là sản phẩm bồi lắng phù sa rất lâu đời của sông Cửu Long ( 1 tỉ tấn phù sa/ năm) . Chính vì vậy địa hình nơi đây chịu tác động của sông biển với hệ thống kênh rạch chằng chịt ( 50 000 km kênh rạch , trong đó 25 000 kênh rạch nhân tạo )
- Miền Đông Nam Bộ : hệ sinh thái vừa có sông ngòi vừa có rừng , núi…Đông Nam Bộ có đồng bằng sông Đồng Nai và các chi lưu của nó là sông La Ngà , sông Sài Gòn , sông Vàm Cỏ tạo nên một đồng bằng nhỏ , có những thềm phù xa cổ ( cùng đất xám) và các cao nguyên đất đỏ bazan .










Chương 2
CÁC DÂN TỘC Ở NAM BỘ VÀ PHONG TỤC TẬP QUÁN RIÊNG

Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc.Từ hơn 300 năm qua, vùng đất mới này đã đón nhận nhiều cộng đồng cư dân đến sinh sống, trong đó chiếm đa số là người Việt, người Khơme , người Hoa và người Chăm. Địa bàn cộng cư này cũng đã tạo nên mối quan hệ, giao lưu văn hoá trên nhiều lĩnh vực. Chính sự giao lưu này đã tạo nên phong tục đặc thù ở Nam Bộ. Phong tục là một mảng đề tài rất đa dạng. nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng vì thời gian có hạn nên chúng tôi sẽ đề cập đến các tục lệ đặc trưng của vùng như: lễ đón xuân, nghi thức hôn lễ của người Chăm ở An Giang, nét tính cách của người Nam Bộ.
Nét tính cách của người Nam Bộ: Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách của người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực mạnh mẽ, hào phóng và đôn hậu. Người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như: tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Đặc biệt: phụ nữ miền Nam rất đổi vị tha, dịu dàng mà lại khéo tay, chìu chuông nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương Đất nước. Điều đó được chứng minh suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Nam Bộ.
Về trang phục của những con người vùng đất Nam Bộ bên cạnh người kinh quen với đồng án, lúa nước lại chọn khăn rằn quấn cổ và áo nâu sòng, quần đen thanh thoát trên những đồng lúa hay trên sông nước ngày xưa. Đặc biệt là chiếc áo bà ba là nét đặc trưng của người kinh ở Sài Gòn xưa và Đồng bằng sông Cửu Long. nó tạo thành nét đẹp duyên dáng đậm đà của người dân Nam Bộ xưa và nét đẹp đó còn tồn tại đến tận ngày nay. Giữa quê hương miền Nam hai mùa mưa nắng, không biết tự bao giờ chiếc áo bà ba hiện hữu, đồng hành với người phụ nữ Nam bộ như một thứ y phục đặc trưng cho tính cách thuần hậu, dịu dàng của họ. Dường như khi nhìn những đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba, ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ im lặng ký thác một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam bộ nói riêng. Áo thấp thoáng trên những nhịp cầu tre lắt lẻo, mềm mại trên những chuyến đò ngang trên xuồng ba lá và bay bổng, lãng mạn quyện hòa trong những điệu lý con sáo, lý cây bông...Khăn rằn - nón lá - áo bà ba đã trở nên một liên kết, tạo dựng một biểu trưng hoàn mỹ cho vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam.
Trong nhân gian còn lưu truyền câu “ăn mặn nói ngay” để nói tính cách của người miền Nam. Vì họ là những lưu dân đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình lênh đênh giữa sóng to gió lớn để chống lại giá rét, những cơn cuồng nộ của biển cả… buộc họ phải tìm cách bảo đảm mạng sống và sinh tồn.
Một đặc tính của người miền Nam là luôn chân tình, cởi mở và dễ hoà mình. “Hiếu khách” là nét đặc trưng là cá tính độc đáo của người miền Nam.
Với tính cách của người miền Nam như vậy nên tục đón xuân của họ cũng có biết bao điều kì lạ và hấp dẫn. Người ta thường chuận bị đón tết rất sớm. Mỗi gia đình nông dân đều giành một nủă thửa ruộng để cấy một giống nếp ngon làm bánh trong ngày tết. Khi mùa màng thu hoạch xong thì không khí tết rộn lên trong tiếng chày quếch bánh.
Trong ngày tết cành mai là không thể thiếu trong mỗi gia đình miền Nam. Ngày tết thường có nhiều trò vui đặc biệt như: đá gà , đá cá lia thia…những lễ tục phiền toái lãng phí xa hoa tốn kém thời giờ và tiền của hay mang tính chất mê tín dị đoan đều được nhân dân tự giác loại bỏ.
Chính vì nơi cư trú của nhiều dân tộc nên ở vùng đồng bằng bên cạnh dân tộc Kinh còn có các dân tộc khác chung sống lâu đời ( Chăm, Khơme, người Hoa , người Xtiêng…) vẫn còn lưu giữ được những văn hoá nghệ thuật phong tục tập quán mang sắc thái riêng.
Trên các cao nguyên xếp tầng và các vùng núi cao có nhiều dân tộc ít người sinh sống: Gia Rai, Ê Đê, Xu Đăng… Tuy trình độ phát triển kinh tế vẫn còn hạn chế song giữu gìn đượ những bản sắc dân tộc riêng với nền văn hoá nghệ thuật dân gian độc đáo. Đó là những nhạc cụ như: đàn trưng, đàn đá, đàn krông put, cồng chiêng…..

1 . Người Hoa
Hơn 900.000 người Hoa ở Viêt Nam phần lớn là cư trú ở Nam Bộ. Riêng thành phố Hồ Chí minh có đến 400.000 người. Đây chỉ tính số người Hoa vào Việt Nam từ thế kỷ này, còn trước đó cũng có khá nhiều nhưng phần lớn đã bị Việt hoá. Họ thuộc “ngủ bang” vùng Hoa nam: quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và Hẹ. Làm nhiều nghề khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức, giáo viên, buôn bán... Có truyền thống trồng lúa nước và nổi tiếng về các nghề gia truyền.Ở miền Nam từng có một thời không có đường phố nào mà lại không có các tiệm chạp phố của người Hoa. Họ bán rất nhiều loại hàng hoá: từ cây kim, sợi chỉ cho đến tương, chao…Chợ Lớn – Sài Gòn ngày nay cũng là một trung tâm tiểu thủ công nghiệp lớn.
Vào nhà người Hoa cái đập ngay vào mắt là những bàn thờ ngoài sân, trong nhà, trên cao, dưới đất…Ngoài việc thờ cúng tổ tiên gia đình người Hoa còn thờ nhiều vị thần bảo trợ: Thần tài phù hộ làm ăn, thổ địa quản lí đất đai, Táo quân ghi chép mọi việc để cuối năm lên thiên đình báo cáo…Tuy vậy không thể nói tính cách người Hoa thiên về tín ngưỡng. Dân tộc này sống rất thực tế. Họ chỉ muốn tất cả các mối quan hệ giữa họ với tất cả mọi người cũng như giữa họ với thần linh đều hữu hảo để họ có thể dễ bề làm ăn
Về phong tục tập quán của người Hoa : Ở nhà ba gian, hai chái, sống gắn bó với nhau trong một khu vực. Các gia đình trong cùng dòng họ quây quần bên nhau. Người cha là chủ gia đình. Con trai được thừa kế gia tài và con trai cả được phần hơn. Thờ cúng người chết tại nhà. Trong thôn xóm đều có chùa, đền, miếu để thờ cúng. Hôn nhân của con do cha mẹ quyết định trên cơ sở tương đồng về hoàn cảnh kinh tế và địa vị xã hội. Việc ma chay phải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt.
2 . Người Khmer
Tập trung nhiều ở hai tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và các huyện dọc biên giới ở châu Đốc. NHà của người Khơme hầu hết là nền đất, lợp lá không khác gì nhà của người Việt. Và nhiều nhà thành một “phum”. “Sóc” gồm nhiều “phum” tương đương như làng xã của người Việt.
Ở Nam Bộ bạn có thể gặp ngưòi Hoa khắp nơi: Họ là chủ những quán ăn, chủ tiệm tạp hoá… nhưng người Khơme thì ít thấy mặc dù họ đông không kém người Hoa. Bởi lẽ người Khơme có khuynh hướng sống khép kín trong “Sóc” xa thành phố. Khi so sánh thì hai dân tộc này hầu như có nhiều tính cách tương phản nhau:
Người hoa: năng nổ, thích làm giàu, giỏi buôn bán và nhiều ngành nghề.
Người Khơme: Có vẻ an phận thủ thường, chỉ là những người nông dân, kĩ thuật vẫn còn đơn giản.
Chiếc sà rông của người Khơme ngày chàng ít thấy trừ trong ngày cưới vì đó là trang phục bắt buộc của chú rể. Thường ngày nam cũng như nữ đều mặc bà ba đen và quấn khăn rằn. Trong dịp lễ tết họ mặc áo bà ba trắng , quần đen (hoặc áo đen , quàng khăn quàng trắng chéo , ngang hông vắt lên vai trái .Trong đám cưới chú rể thường mặc bộ “ xà rông “ (hôl ) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ . Đây là áo ngắn sẻ ngực cổ đứng ngoài cúc , quàng khăn trắng vắt qua vai trái và đeo thêm “con dao dưới “ ( kầm pách ) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu Thanh niên hiện nay khi ở nhà không mặc áo và quấn chiếc “xà rông” kẻ sọc .. Chùa Khơme nào cũng có những căn nhà danh cho “ những ông sư trẻ” tạm thơì này. Về phụ nữ cách đây khoảng 30 – 40 năm họ thường mặc chiếc “ Xăm pốt “ ( váy ) đó là loại váy bằng tơ tằm hình ống ( kín ) Chiếc váy điển hình là loại xăm pốt chân khen , một loại váy hở quấn. Nam giới đến tuổi trưởng thành phải vào chùa tu một thời gian thì mới được xã hội nhìn nhận . Gia đình phụ quyền nhưng đàn bà vẫn được tôn trọng, đối xử bình đẳng. Họ theo truyền thông phật giáo tiểu thừa khi chết thì hoả thiêu bởi “sóc” Khơme không có nghĩa địa.
Về phong tục tập quán : Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật dòng tiểu thừa. Sùng kính đạo Phật. Thanh niên trước khi trưởng thành thường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Nhà ở lợp bằng lá dừa nước, ít nhà lợp ngói. Có tiếng nói và chữ viết riêng. Sống xen kẽ với người Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Các ngày lễ lớn là lễ Chôn Chơ Nam Thơ Mây (năm mới), lễ Phật Đản, lễ Ðôn Ta (Xá tội vong nhân), lễ hội Ooc-Om-Bok (cúng trăng).

3 . Người Chăm
Hiện nay ở vùng Nam Bộ có khoảng 12 000 người ( thống kê 1999 ) tập trung chủ yếu ở An Giang , Đồng Nai , TP Hồ Chí Minh và miền cực Đông Nam Bộ . Ngôn ngữ chính thuộc hệ Mã Lai – Đa Đảo. Hầu hết người Chăm theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm Ixlam) và đạo Bà La Môn (chiếm 3/5 dân số). Duy trì chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con, con trai ở rể. Con gái được thừa kế tài sản, con gái út phải nuôi dưỡng bố mẹ. Nhà ở quay mặt về phía nam hoặc tây. Múa hát dân tộc Chăm rất nổi tiếng.
Các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của người Chăm đó là: lễ hội Katê (tưởng niệm đấng cha - lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn) ; lễ hội Ramưwan - lễ hội điển hình nhất về lễ nghi ở thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi; lễ hội Tháp Bà (tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở) đến từ Nha Trang - Khánh Hòa; lễ mừng sức khỏe, lễ múa tống ôn đầu năm, lễ cưới của người Chăm An Giang...
Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là dân tộc còn thấy nam giới mặc váy ở Việt Nam với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng
4 . Người Xtieng ( Xa Điêng)
Dân số khoảng 66 788 người ( 1999 ) địa bàn cư trú chủ yếu ở phía bắc tỉnh Bình Dương và một phần của tỉnh Tây Ninh và Đồng Nai. Thuộc nhóm ngôn ngữ chính là Môn – Khmer.Người Xtiêng là một dân tộc rất đam mê âm nhạc và nhạc cụ của họ là bộ chiêng 6 cái , cồng , khèn , bầu.
Trang phục : Nữ mặc váy, nam đóng khố. Mùa đông choàng thêm tấm vải. Họ để tóc dài búi sau gáy, tai xâu lỗ, xăm mặt, xăm mình. Ðeo nhiều loại trang sức làm bằng gỗ hoặc ngà voi.
Phong tục tập quán :Ðứng đầu là già làng am hiểu tập tục, có uy tín, tháo vát. Họ sống định canh định cư theo từng gia đình. Tin vào sức mạnh huyền bí của sấm sét, trời đất, trăng, mặt trời. Tính tuổi theo mùa rẫy. Trong hôn nhân, họ lấy vợ lấy chồng khác dòng họ. Cô dâu về ở nhà chồng ở sau ngày cưới.
5 . Người Chơ Ro ( Châu Ro , Đơ Ro )
Dân số khoảng 22 567 người tập trung chủ yếu ở Đồng Nai , Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh cực Đông Nam Bộ , ngôn ngữ thuộc nhóm Môn-Khmer gần với tiếng Mạ , Xtiêng. Đa số người dân Châu Ro sống bằng nghề làm nương rẫy nhiều nơi phát triển về trồng lúa nước, chăn nuôi , săn bắt , đánh cá , nghề thủ công là đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, gỗ.
Phong tục tập quán : Coi trọng chế độ mẫu hệ và phụ hệ như nhau. Người Chơ Ro tin mọi vật đều có "hồn" và các "thần linh" chi phối con người, khiến con người phải kiêng kỵ và cúng tế. Lễ cúng "thần rừng" và "thần lúa" là quan trọng. Trước đây sống ở nhà sàn, hiện nay họ đã ở nhà trệt.
Trang phục : Mặc như người Kinh trong vùng. Nữ thích đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm...
- Ngoài những dân tộc thiểu số sống ở Vùng đồng bằng Nam Bộ như đã kể trên đã góp phần làm tăng nét phong phú của Văn hóa Việt Nam về các mặt : phong tục tập quán, lễ hội , âm nhạc , trang phục . Còn có phần lớn người Kinh sinh sống và làm ăn lâu đời ở đây tạo nên sắc thái pha trộn giữa những nềnVăn hóa riêng biệt thành một nền Văn hóa chung - Văn hóa Nam Bộ .








Chương 3
TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO VÙNG NAM BỘ

A . TÍN NGƯỠNG
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo tín ngưỡng . Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tín ngưỡng và coi đó là một truyền thống văn hóa từ lâu đời. Các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống kinh tế và tâm linh của mình . Góp phần làm phong phú đa dạng và biến đổi trong văn hóa Việt về tín ngưỡng, Tổ tiên người Việt ở Nam bộ đã tạo nên những sắc thái riêng biệt của văn hóa tín ngưỡng trong vùng .
Tín ngưỡng của nhân dân Nam Bộ cũng do những quá trình đi tìm miền đất hứa của những lưu dân Đàng Trong xuôi Nam tiếp tục phát huy truyền thống Văn hóa Việt và tạo ra những sắc thái riêng biệt của văn hóa tín ngưỡng Nam Bộ.
Những cơ sở của biến đổi văn hóa Việt tạo nên sắc thái riêng cho văn hóa Nam Bộ về tín ngưỡng :
+ Tâm thức của người dân : Theo dòng Nam tiến của những lưu dân đầy khó khăn lớn lao về về mọi mặt đã tự tạo cho mình một bản lãnh anh hùng độc đáo , dám nghĩ dám làm , hoàn toàn không câu nệ vào tập tục truyền thống . Sự biến đổi này là cơ sở tạo ra hành động trên con đường đi tìm miền đất mới hoàn toàn xa lạ người dân không thể hành động rụt rè dựa trên lối mòn của những nếp suy nghĩ cũ kĩ , trên sách vở cổ điển . Tâm lí của họ là những người thích phiêu lưu mạo hiểm không chịu khuất phục trước những khuôn khổ của vùng đất cũ vì vậy họ dễ dàng chấp nhận những cái mới và sáng tạo nên những tín ngưỡng mới phù hợp với đời sống tâm linh của mình lúc bấy giờ.
+ Ảnh hưởng của khung cảnh địa lí : Trong cuộc Nam Tiến, người lưu dân Đàng Trong, sau khi vào đến vùng đồng bằng Nam Bộ , chắc chắn không khỏi bàng hoàng trước không gian mênh mông của vùng đất mới nầy, vì trước đó, trong hàng thế kỷ, tầm nhìn của họ đã bị khép chặt lại bởi dải Trường Sơn trên những cánh đồng duyên hải chật hẹp. Không những mênh mông, đồng bằng Nam Bộ còn là một vùng đất phì nhiêu với tài nguyên vô cùng phong phú, khác hẳn với các cánh đồng duyên hải chật hẹp, nghèo nàn của vùng Thuận-Quảng. Cuộc sống của người lưu dân trong vùng đất mới, tuy có rất nhiều khó khăn lúc đầu trong việc khai khẩn, nhưng rõ ràng là sung túc hơn rất nhiều so với trước đó. Câu nói đã truyền tụng trong dân gian Miền Nam, “làm chơi ăn thiệt,” đâu phải là không có cơ sở. Do cuộc sống tương đối dễ dàng hơn rất nhiều so với cuộc sống ở vùng đất cũ, cá tính tâm lý của người lưu dân cũng dần dà biến đổi, trở nên rộng rãi, phóng khoáng hơn. Lại nữa, trong cuộc đấu tranh gian khổ với thiên nhiên, người lưu dân luôn luôn cần có bè bạn để giúp đở nhau cùng vượt qua khó khăn. Nhu cầu sinh tồn nầy dần dà cũng tạo ra trong người lưu dân tính nghĩa hiệp, sẳn sàng giúp đở những người chẳng may lâm nạn. Câu “kiến nghĩa bất vi” đã trở thành một mẫu mực sống của người dân đồng bằng Nam Bộ.
+ Sự tiếp súc với các nền văn hóa bản địa: Khởi đi từ vùng Thuận Quảng, người lưu dân Việt đã được tiếp cận với một số nền văn hoá bản địa phi-Việt. Trước hết là văn hóa Chiêm Thành đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa Việt, đặc biệt là về âm nhạc và tôn giáo. Riêng về phương diện tôn giáo, tín ngưỡng , nhiều thần linh của Chiêm Thành đã được lưu dân Việt tiếp nhận và thờ phượng. Sau khi tiến vào lưu vực Đồng Nai, lưu dân Việt chính thức tiếp cận với một nền văn hoá bản địa phi-Việt mới: đó là văn hóa Chân Lạp, một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn, với một tôn giáo đa-thần vô cùng phong phú. Tuy không phải chịu chung số phận bị diệt vong hoàn toàn như Chiêm Thành, Chân Lạp cũng phải chịu lùi bước trước sức Nam Tiến của dân tộc Việt. Mặc dù vậy, Chân Lạp cũng tạo ra được những dấu ấn quan trọng trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.
Trong khía cạnh ảnh hưởng của các nền văn hóa bản địa phi-Việt nầy, người viết nghĩ rằng cũng nên kể đến những đóng góp rất quan trọng của người Minh Hương. Người Minh Hương là một cụm từ dùng để chỉ chung tất cả những người thuộc sắc tộc Hoa đã rời bỏ đất nước họ sang “tỵ nạn chánh trị” tại Đàng Trong vào hậu bán thế kỷ 17 (1679) sau khi nhà Minh bị bại vong và nhà Thanh thiết lập được chính quyền tại Trung Hoa. Điều quan trọng cần lưu ý là về sau họ hoàn toàn hội nhập vào cuộc sống tại quê hương mới và trở thành những công dân Việt (khác hẳn với người Hoa Kiều nhập cư vào Việt Nam trong thời Pháp thuộc). Họ đã cung ứng nhiều yếu tố rất tích cực vào văn hoá Việt nói chung và tín ngưỡng dân gian Việt nói riêng.
Từ những cơ sở của biến đổi văn hóa Việt , tín ngưỡng Miền Nam phản ánh rất rõ những đặc trưng nông nghiệp lúa nước của nền văn hóa Việt Nam. Ðó là: sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên) : là sự phản ánh đậm nét nguyên lý Âm - Dương (từ đối tượng thờ cúng như Trời - Ðất, Chim Thú. Rừng - Nước, cơ quan sinh dục Nam - Nữ . . . cho đến cách thức giao lưu giữa con người và thần linh, trần gian và cõi linh thiêng); là khuynh hướng đề cao nữ tính với hàng loạt nữ thần được thờ cúng ở mọi làng quê: Mẹ Trời. Mẹ Ðất, nữ thần Mây, Mưa...) là tính tổng hợp thể hiện ở tính đa thần, tính cộng đồng. Tín ngưỡng của người Việt ở Nam Bộ thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người.
Hệ Thống Thần Linh
Là con dân trung thành của Chúa Nguyễn, người lưu dân Đàng Trong không mang tâm trạng “hoài Lê” như dân Đàng Ngoài. Thực tế nầy đã đưa đến việc Nhà Nguyễn về sau tin dùng người Nam Hà hơn là người Bắc Hà, thậm chí các vua Nhà Nguyễn chỉ chọn người chính thất là người Nam mà thôi. Từ tâm lý “không hoài Lê” nầy, người lưu dân Đàng Trong, tuy không chối bỏ, nhưng cũng không cảm thấy bị hoàn toàn ràng buộc vào hệ thống thần linh của Đàng Ngoài. Họ du nhập tương đối thoải mái các thần linh của các văn hóa bản địa mà họ đã tiếp cận trên đường Nam Tiến.
Nói chung hệ thống thần linh của dân tộc Việt, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa dựa trên Tam Tài là Thiên-Địa-Nhân, luôn luôn bao gồm ba bộ phận: Thiên Thần (các thần có nguồn gốc thiêng liêng, từ cỏi trên--Thiên-- xuống), Nhiên Thần (các thần tượng trưng cho các sức mạnh của thiên nhiên--Địa-- như Sơn Thần, Thủy Thần, Thổ Thần…) , và Nhân Thần (các thần có nguồn gốc là người—Nhân--nhưng do hành trạng đặc biệt đã được tôn vinh lên bực thần). Hệ thống thần linh của người Miền Nam cũng không vượt ra ngoài tính cách chung nầy. Tuy nhiên, hệ thống thần linh của Miền Nam, so với hệ thống của Miền Bắc, có “số lượng ít, chủ yếu gắn bó với các giai đoạn lịch sử từ thời các Chúa Nguyễn về sau.” .
1 . Thiên Thần :Đây là sảnphẩm đặc thù của vùng cư dân dân tộc với những dòng chảy văn hoá đa dạng , phức tạp tạo nên yếu tố văn hoá đặc trưng văn hoá của vùng đất này .
Trong khối Thiên Thần, những vị thần được thờ phượng phổ biến ở lưu vực sông Hồng, như Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), vv, gần như vắng mặt trong hệ thống Miền Nam. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các vị nầy có thể được nhắc nhở đến trong các bài văn tế khi lễ hội. Một khác biệt quan trọng nữa là trong khối thiên thần ở Miền Nam ta thấy thiếu vắng hẳn những ‘Phúc Thần.’ Nhà nghiên cứu văn hoá Miền Nam lảo thành nổi tiếng Sơn Nam đã khẳng định: “Ở đồng bằng sông Cửu Long, chẳng nghe nói đến hai tiếng phúc thần.”. Thay vào đó, các thiên thần của các văn hoá bản địa Chiêm Thành và Chân Lạp đã được chấp nhận và đưa vào hệ thống thần linh của Miền Nam. Trong số nầy đặc biệt nhứt là Thánh Mẫu Pô Nagar của người Chiêm Thành đã được “Các vua triều Nguyển ban sắc phong là: Hoàng huệ, phổ tế, linh cảm, diệu thông, mặc tướng, trang huy, Dực bảo, trung hưng, Thiên-Y-A-Na Diễn Ngọc Phi thượng đẳng thần ”. Vị nữ thần nầy được người Việt gọi dưới nhiều tên khác nhau như Thiên Y A Na, Diễn Ngọc Phi, Vân Hương Thánh Mẫu, Chúa Ngọc, Chúa Tiên. Đền thờ của vị Thánh Mẫu nầy tập trung nhiều nhứt trong tỉnh Khánh Hòa, phần lớn được giữ gìn bởi cả người Chàm lẩn người Việt. Ngôi đền lớn nhứt thờ vị nữ thần nầy là Tháp Bà ở Nha Trang vẫn còn bia đá dựng vào năm Tự Đức thứ 9 (1856) . Vào đến Nam Bộ , dân chúng thuần Việt đã phổ biến sự thờ phượng vị Thánh Mẫu nầy vào tận đơn vị gia đình, với bài vị và bàn thờ đơn giản trong nhà và gọi là Bà Chúa Ngọc, Chúa Tiên. Hiện tượng thờ Thánh Mẫu nầy ta còn tìm thấy ở rất nhiều địa phương trong vùng Đồng bằng Nam Bộ , như Bà Đen ở Miền Đông và Bà Chúa Xứ ở Miền Tây. ‘Tục lệ thờ Bà phổ biến ở Nam Bộ lấy núi Bà Đen ở Tây Ninh làm trung tâm điểm; điện thờ Linh Sơn thánh mẫu, bên sườn ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Tên mới nầy của Thánh Mẫu là do việc triều đình nhà Nguyễn đã ban cho núi Bà Đen tên chữ là Linh Sơn vào năm Tự Đức thứ ba (1850).
2 . Nhiên Thần : Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
Trong khối Nhiên Thần, sắc thái riêng biệt của tín ngưỡng dân gian Miền Nam là thờ Thần Ngũ Hành (trong đó Thổ Thần—mà người Miền Nam thường gọi là Thổ Địa hay nôm na hơn nữa là Ông Địa--chiếm địa vị quan trọng nhứt), Thần Hổ và Thần Cá Voi.
- Đối với Thần Ngũ Hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ) thông thường thì tất cả được thờ chung, nhưng cũng có nơi thờ riêng hoặc đặt trọng tâm vào một vị, thí dụ “như vùng nào thường xảy ra hỏa hoạn thì hành Hỏa được lập miếu thờ, vùng sông nước lại thờ hành Thủy, vùng trồng lúa thì hành Thổ được tôn vinh ”. Vùng Nam Bộ là một vùng trồng lúa nên Thổ Thần được đặc biệt tôn vinh. Tuy nhiên, do tâm thức mới, người nông dân Miền Nam đã vượt qua cái khuôn khổ cứng ngắt của tập tục thờ phượng ở Đàng Ngoài, và tiếp cận với Thổ Thần một cách “thân tình” hơn rất nhiều. Họ mạnh dạn gọi Thổ Thần là Ông Địa, và đưa vào thờ trong nhà (tuy cũng có làng vẫn còn có Miếu Thổ Địa hoặc riêng rẽ hoặc là một phần của Đình làng). Họ tự động “xuống cấp” Thổ Thần, không còn nghĩ rằng Thổ Thần là một vị Thần chịu trách nhiệm cho cả địa phương nữa, mà xem như là một gia thần, chỉ lo bảo vệ cho nhà cửa của mình mà thôi. Bàn thờ Ông Địa thật khiêm tốn, để ngay dưới đất và gần cửa ra vào. Tuy nhiên sự tôn kính và tin tưởng đối với Ông Địa thì vẫn tuyệt đối. Hàng ngày người ta đều có lễ vật dâng cúng Ông Địa, khi thì nải chuối, khi thì phong bánh. Hể mất mát tài vật gì trong nhà thì người dân đều “vái Ông Địa” để Ông Địa chỉ cho tìm ra vật bị mất đó. Ỡ một vài nơi người dân còn nhờ Ông Địa trong việc cầu mưa, và trong việc nầy, thậm chí người ta còn “hành hạ” Ông Địa cho tới khi nào được vừa ý mới thôi.
- Thần Hổ cũng là một nhiên thần được thờ phượng tại rất nhiều địa phương ở Nam Bộ . “Có thể nói, trang sử thứ nhất của vùng Sài Gòn – Gia Định do người Việt, Khmer, Chăm, Hoa viết nên bắt đầu từ những ngày đánh cọp để tồn tại” . Khi khai phá vùng đất mênh mông nhưng hoang vu của vùng Đồng Nai cũng như những đầm lầy vô tận của vùng cực Nam, người lưu dân Đàng Trong không những phải đương đầu với những khó khăn với cuộc đất mà còn phải đối phó với nhiều loại thú dữ mà cọp là mối đe dọa thường xuyên nhứt. Tâm lý sợ cọp (mà cũng quyết tâm đánh thắng nó) đã đưa đến việc thờ Thần Hổ trong phần lớn đình làng ở Miền Nam. Ngày nay chúng ta vẫn còn có thể gặp rất nhiều ngôi đình ở Miền Nam có tấm bình phong trước cổng có đấp hình cọp, mà dân chúng thường gọi là bia Ông Hổ.
- Một nhiên thần nữa cũng được thờ phượng trong các đình làng ở Miền Nam, phần lớn là tại các làng đánh cá dọc theo bờ biển từ Miền Trung trở vào trong Nam, là Thần Cá Voi. Ở Miền Trung, thần Cá Voi thường được gọi là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần, trong sắc phong thường ghi là “Nam Hải cự tộc ngọc lân, gia tăng từ tế, chương linh, trợ tín, trừng phạm, phu ứng, Dực bảo trung hưng hoằng hợp, thượng đẳng thần ”. Vào trong Nam, Thần Cá Voi thường được sắc phong là “Nam Hải đại tướng quân, mà ngư dân rất sung bái ”. Lý do người Miền Nam thờ phượng Thần Cá Voi là hoàn toàn ngược lại với lý do thờ Thần Hổ. Nông dân thờ Cọp vì sợ nó; nhưng ngư dân thờ Cá Voi vì tin rằng Cá Voi cứu mạng họ khi lâm nguy người biển. Hài cốt cá voi được bảo quản rất kỷ lưởng tại các đình.
3 . Nhân Thần : Tín ngưỡng sùng bái con người của nhân dân Nam Bộ.
Trong khối Nhân Thần, các nhân vật lịch sử có công lao trong việc khai phá Miền Nam chiếm một số lượng rất lớn. Trong số nầy, Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Chưởng Cơ Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đứng hàng đầu. Riêng Đức Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu hiện có đền thờ tại rất nhiều địa phương như: Quảng Bình, Biên Hòa, Cần Thơ, Định Tường, Châu Đốc, Long Xuyên, Sài Gòn (trong Đình Minh Hương Gia Thạnh của người Minh Hương). Bên cạnh nhóm nhân vật có công lớn trong việc khai phá Miền Nam là nhóm các vị khai quốc công thần của triều Nguyễn, như Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (ở xã Bình Hòa, Gia Định, mặc dù không có sắc phong của triều đình), Đức Tiền Quân Nguyễn Huỳnh Đức (đại thần duy nhứt từng làm Tổng Trấn cả Bắc Thành, thay thế Nguyển Văn Thành, và Gia Định Thành, thay thế Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, thờ ở đình Ưu Long, quận 8, Sài Gòn), Võ Di Nguy (thờ ở đình Phú Nhuận, Sài Gòn) v v. Kế tiếp là các anh hùng chống Pháp như Trương Định (Gò Công), Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), Phan Thanh Giản (Vĩnh Long), v v. Ngoài ra rất nhiều làng ở Miền Nam cũng thờ cả những vị có công lập làng, xã, thường được gọi là Tiền Hiền, Hậu Hiền, Khai Canh, Khai Khẩn. Tuyệt đối ở Miền Nam không có tục thờ các tà thần (thí dụ như dâm thần, trần ăn trộm) như ở Miền Bắc. Ở đây cũng nên ghi nhận đóng góp của người Minh Hương trong việc thờ Ông, thờ Bà của dân chúng Miền Nam. Ông ở đây là Quan Vân Trường, hay Quan Công, một trong ba nhân vật “Đào Viên kết nghĩa” của truyện Tam Quốc. Ngài được người Hoa thờ phượng vì Ngài là biểu tượng tối cao của các đức tính “Trung Can Nghĩa Khí.” Ngài thường được tôn xưng là Quan Thánh Đế Quân. Bà ở đây là Bà Thiên Hậu, “một nhân vật huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa dưới triều Tống…thường hiển hiện cứu giúp những người bị đắm thuyền…Đời Thanh, Bà được phong là “Thiên Hậu thánh mẫu…”. Hiện nay tại Miền Nam rất nhiều địa phương, đặc biệt là những nơi có nhiều người Hoa, người Minh Hương, vẫn tiếp tục việc thờ phụng hai vị Nhơn Thần nầy trong các cơ sở tôn giáo gọi là Chùa Ông, Chùa Bà. Riêng tại Sài Gòn hiện nay có khoảng 30 ngôi chùa của người Hoa, trong đó có 3 ngôi Chùa Bà. Riêng Quan Công hay Quan Thánh Đế Quân còn được thờ trong một số Đình. Ngoài ra cũng có một số Chùa Ông được xây dựng để thờ “Ông Bổn.” Ông Bổn, hay Bổn Đầu Công, là danh xưng người Hoa sử dụng để chỉ vị Thái Giám tên là Trịnh Hòa đã được vua nhà Minh (niên hiệu Vĩnh Lạc, 1403-1424) phái chỉ huy một đoàn thương thuyền lớn du hành khắp vùng Đông Nam Á để giao thương cũng như truyền bá văn hóa Trung Hoa .
B . TÔN GIÁO
Với đặc điểm sinh thái địa lí vừa thuận lợi vừa khó khăn của vùng đất Miền Nam , quá trình đấu tranh cho cuộc sống mới đã để lại những dấu ấn riêng. Trong đời sống văn hóa và tâm linh của những lưu dân người Việt vừa kế thừa và phát huy những tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam trước đó như : KiTo giáo , Phật giáo , Hồi giáo..vừa góp phần tạo nên một bản sắc Nam Bộ mà đặc biệt là sự hình thành những tôn giáo bản địa từ nữa cuối TK XIX đến quá đầu TK XX : Bửư Sơn Kì Hương , Cao Đài , Hòa Hảo , Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Dừa….
1 . Ðạo Bửu Sơn Kỳ Hương : 1849
Hoàn cảnh lịch sử khi ra đời của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vào giữa thế kỹ XIX (1849) là trong hoàn cảnh đất nước và xã hội cực kỳ rối ren từ Bắc vào Nam. Trong khi đó xã hội suy thoái, vua quan ngu dốt, bất tài, lại thêm nạn tham nhũng, bóc lột, sưu cao thuế nặng, triều đình kỳ thị chém giết tôn giáo : cấm đạo Gia Tô, cấm lập chùa thờ Phật. Nạn mất mùa, đói kém, kinh tế phá sản, các bệnh dịch hoành hành đã khiến nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo động nổ ra khắp mọi nơi. Lợi dụng cơ hội này, thực dân Tây phương tác động bằng nhiều cách để gây rối loạn nhằm thực hiện ý đồ xâm lược. Trong điều kiện lịch sử như vậy, lòng dân ly tán, cố chống lại triều đình và bọn địa chủ mới đang phát triển.
Ở miền Bắc có các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nho sĩ như : Phan Bá Vành năm 1826 (Thái Bình, Nam Ðịnh), Lê Duy Lương năm 1833(Ninh Bình, Hưng Hóa), Nông Văn Vân năm 1833 (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang). - miền Nam có cuộc khởi nghĩa của Lê văn Khôi năm 1833. Thực chất đây là cuộc khởi nghĩa của nho sĩ, nông dân nghèo và dân tộc thiểu số chống lại nạn áp bức bóc lột của triều đình, bọn chủ đất và sự đô hộ của thực dân Pháp.
Người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là ông Ðoàn Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh, sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (Ðồng Tháp) trong một gia đình nông dân. Ông học bình thường, đọc sách Phật từ lúc cón nhỏ. Ông lập đạo từ năm 1849, lúc ông đã ngoài 40 tuổi và nơi truyền đạo đầu tiên là đình làng Kiển Thạnh, tỉnh Long Xuyên. Thời điểm ông truyền đạo là năm nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch lan tràn, dân chúng điêu linh. Ông vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc và nhiều người đã khỏi bệnh. Họ tin vào pháp thuật của ông. Do đó dân chúng tôn ông làm Phật thầy Tây An vì khi ông chữa bệnh tại Tây An cổ tự ở Châu Ðốc, mọi người gọi ông là "Phật sống". Ông tự gọi đạo của ông là Bửu Sơn Kỳ Hương và có bài thơ truyền tụng :
Bửu ngọc quân minh thiên Việt nguyên
Sơn trung sư mạng địa Nam tiền
Kỳ niên trạng tái tân phục quốc
Hương xuất trình sanh tạo nghiệp yên.
và cho rằng Bửu Sơn Kỳ Hương lấy Thất Sơn là nơi xuất phát sẽ tỏa sáng năm châu bốn biển và lúc đó hòa bình thịnh vượng lâu dài. Ðạo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy tứ đại trọng ân làm nền tảng. Bốn ân lớn đó là :
- Ân tổ tiên cha mẹ.
- Ân đất nước.
- Ân tam bảo.
- Ân đồng bào, nhân loại.
Bửu Sơn Kỳ Hương khuyên mọi người học Phật tu nhơn (tu nhân, tích đức và niệm Phật).
Sau một thời gian truyền đạo, triều đình nghi ông nổi loạn nên ông bị Tổng Ðốc An Giang bắt giam, sau đó ông được thả ra, nhưng ông vị bắt buộc phải tu tại Tây An cổ tự để triều đình dễ bề kiểm soát những hành động của ông. Sau bảy năm giảng đạo, năm 1856 Phật Thầy Tây An viên tịch tại Tây An cổ tự ở Núi Sam (Châu Ðốc) và phần mộ ông nay còn ở đó.
Hai mươi tám năm sau khi ông mất (1884), triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp xâm lược, nhưng phong trào kháng Pháp trong nhân dân lại bùng lên mạnh mẽ ở Nam Bộ. Hầu hết các tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương đều tham gia vào cuộc kháng chiến. Trong số những tín đồ đã có những người là lãnh tụ của cuộc kháng chiến như Trương Công Ðịnh (1862) tức Bình Tây Ðại nguyên soái, Nguyễn Trung Trực (1861) - người anh hùng "Hỏa hồng Nhật Tảo", đốt cháy tàu chiến Espérance của quân xâm lược Pháp tại sông Nhật Tảo, Trần văn Thành (1867) khởi nghĩa tại vùng Láng Linh thuộc tỉnh An Giang. Thực dân Pháp có bọn tay sai giúp đỡ đã đàn áp tàn bạo. Sau khi phong trào kháng chiến chống Pháp tạm thời thất bại, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lại được tiếp tục dưới hình thức giảng đạo trong nông dân vùng An Giang. Trong số những ông đạo có : Ðức Phật Trùm năm 1868 tự nhận là hậu thân của Phật Thầy Tây An giáng thế, cho sử dụng lòng phái màu đỏ có dấu Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Phật Trùm là người Khmer, đã truyền đạo sang cả đất Campuchia. Thực dân buộc tội ông làm loạn và bắt đi đày nhưng sau đó thả về. Ông mất tại núi Tà Lơn năm 1875.
2. Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa :
Người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là ông Ngô Viện, húy là lợi nên gọi là Ngô Lợi. Ông sanh năm 1831 tại Mỏ Cày (Bến Tre), ông tự học lấy, đọc sách Phật và năm 20 tuổi viết Bà La Ni kinh. Ông lập đạo năm 36 tuổi (1876), tự xưng là Ðức Bổn sư và khi nhận đệ tử, ông cũng phát lòng phái có dấu Bửu Sơn Kỳ Hương.
Năm 1872, ông đưa các tín đồ tới xã An Lộc (An Giang) dựng chùa, thành lập và truyền bá đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (TÂHN). Sau đó ông đưa một số đệ tử vào vùng Thất Sơn (Bảy Núi) khai hoang lập trại ruộng ; và trong 14 năm lập ra bốn thôn : An Ðịnh, An Hòa, An Thành và An Lập, thôn nào cũng đều cất chùa giảng kinh.
Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa thờ trần điều, thờ Phật, Sơn thần và trăm quan cựu thần liệt sĩ. Về giáo lý, ông Ngô Lợi tiếp tục hoằng pháp như Bửu Sơn Kỳ Hương : Tứ đại trọng ân, học Phật tu nhơn nhưng không ly gia cát ái, không ăn chay trường và cũng hạn chế sát sanh. Về cách đối nhân xử thế thì theo đạo Nho, đạo Lão và theo Thiền Tông. Tín đồ TÂHN mặc áo vạt hò, quần lá nem nhuộm đen, bới tóc hoặc để xõa tự nhiên, đi chân đất, trước cửa nhà có bàn thờ thiên hai tầng, thờ thiên La thần và Thổ Trạch Long thần. Các tín đồ tụng riêng những kinh của đạo này lập ra như : Phổ Ðộ Bàn Ðào, Linh Sơn Hội Thượng...
Pháp môn tu hành của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là :
- Trì niệm theo Thiền tông ;
- Xử sự theo Nho giáo.
- Luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo.
- Ấn quyết, thần chú theo Mật tông.
Vào ngày 15 tháng 07 năm Tân Tỵ (1881), nhân dịp một buổi hành lễ lớn, thực dân Pháp cho quân vào đàn áp, bắt bớ bắn giết khiến mọi người phải chạy lánh nạn sang Campuchia, sau đó ít tháng lại trở về chỗ cũ. Năm 1885, thực dân Pháp lại đem quân vào càn quét lần thứ hai, đốt phá chùa chiền, khiến mọi người phải chạy trốn, nhưng sau đó ông Ngô Lợi lại dẫn tín đồ trở về. Năm 1887, thực dân Pháp lại cùng tay sai là Tổng đốc Trần Bá Lộc kéo quân vào đàn áp hai lần, bắt nhiều tín đồ đày ra Côn Ðảo và bắt buộc các tín đồ còn lại phải trở về nguyên quán. Năm 1888, ông Ngô Lợi lại bị bắt nhưng trốn thoát nhờ sự che chở của nhân dân quanh vùng này. Như vậy trong 12 năm (1876-1888), thực dân Pháp đã đàn áp đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa bảy lần (tín đồ gọi là đạo nạn), đốt phá chùa chiền, bắt bớ, tra tấn, tù dày và đốt nhà cửa tín đồ, quyết triệt hạ đạo một cách vô cùng man rợ.
Ðức Bổn sư Ngô Lợi viên tịch năm 1890 tại núi Tượng. Ít lâu say đó có sự phân hóa trong đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa . Vì không còn ai kế vị nên mọi việc đều giao cho ông Trò, ông Gánh phụ trách. Do vậy, mỗi nơi hành đạo khác nhau, thậm chí có một số vị làm phù chú chữa bệnh rơi vào sự mê tín dị đoan làm sai lạc giáo lý ban đầu của đạo. Cho đến năm 1902, tại vùng kinh Vĩnh Tế xuất hiện một nhà sư vóc dáng gầy ốm, ăn mặc kiểu đàn bà, chèo thuyền vừa đi bán khoai vừa giảng đạo "Sấm giảng người đời" được một thời gian thì mất dạng. Dân trong vùng gọi là Sư Vãi bán khoai. Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa cho đó là hậu thân cúa Phật Thầy Tân An tái xuất hiện để giảng đạo cứu đời.

3 . Ðạo Hòa Hảo :
Người lập ra đạo Hòa Hảo là ông Huỳnh Phú Sổ, sinh năm 1918 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh An Giang (có sách nói sanh năm 1919). Theo tín đồ đạo Hòa Hảo thì họ tin ông là hậu thân của Phật Thầy Tây An đã nhiều lần chuyển kiếp qua đức Bổn sư Ngô Lợi (1831) (TÂHN), đức Phật Trùm 1868 và Sư Vãi Bán Khoai (1902). Ông lập đạo Hòa Hảo năm 1939 và cũng vừa đi chữa bệnh vừa đi giảng đạo. Ông bị Pháp bắt năm 1940, cho vào nhà thương điên Chợ Quán, sau họ đưa ông về giam Bạc Liêu. Khi Nhật hất Pháp (1945), quân đội Nhật cứu ông Huỳnh Phú Sổ mang về Sài Gòn và trả tự do cho ông năm 1944, từ đó ông tiếp tục đi khuyến nông và giảng đạo trong khu vực Hậu Giang... Năm 1945, ông Huỳnh Phú Sổ có tham gia UBKCNB (Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ) và sau đó mất tích trong một trường hợp khó hiểu vào tháng Tư 1947 tại Ðốc Vàng (Ðồng Tháp Mười) mà tín đồ Hòa Hảo ngày nay cho rằng ông tạm vắng mặt (?).
Ông Huỳnh Phú Sổ được tín đồ tôn là Huỳnh Giáo chủ, vẫn lấy giáo lý Tứ Ân làm căn bản nhưng chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, bỏ lệ cúng kiến, gõ mõ tụng kinh và không vẽ hình đúc tượng. Ông soạn ra một số kinh sách như : Sấm giảng người đời, Thi văn giáo lý... Tại mỗi thôn ấp đều có Ðộc giảng đường để giảng giáo lý Hòa Hảo.
Cuối năm 1944, ông Huỳnh Phú Sổ lập ra Việt Nam Nghĩa sĩ đảng (đảng Dân xã), Mặt trận Quốc gia thống nhất và Mặt trận Quốc gia liên hiệp nhằm mục đích cũng cố địa vị của hoạt động này trong hoạt động chính trị.
Sau khi ông Huỳnh Phú Sổ biệt tích, một số đệ tử như Năm Lửa (Trần văn Soái), Phàn Lê Huê (Nguyễn thị Gấm - vợ Năm Lửa), Hai Ngoán (Lâm Thành Nguyên), Ba Gà Mổ (Nguyễn Giác Ngộ), Chín FM, Trương Kim Cà đua nhau tập hợp tín đồ, thành lập lực lượng vũ trang riêng, cát cứ từng vùng để "mưu đồ bá vương", bóc lột lớp tín đồ nông dân sùng đạo, và có khi họ đánh lẫn nhau. Số chức sắc này hợp tác với Pháp và sau đó lại về đầu hàng Diệm - Nhu (Nguyễn Giác Ngộ được phong thiếu tướng, Ba Cụt trung tá). Nhưng sau ít lâu họ lần lượt bị Diệm - Nhu sát hại hoặc thanh toán bằng cách này hay cách khác. Trong chế độ thực dân cũng như tay sai của đế quốc, một số người đầu cơ chính trị đã lợi dụng đạo Hòa Hảo để truyền bá mê tín, lừa dối nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, đưa họ vào những hành động sai trái đối với Tổ quốc như Hai Lực chỉ huy nóm Dân vệ Hòa Hảo, nhóm Hai Bành... Thế lực đế quốc ngoại bang cũng đã âm mưu lâu dài gây ảnh hưởng văn hóa - kinh tế trong vùng nhân dân Hòa Hảo bằng nhiều biện pháp kinh tế và văn hóa, đặc biệt là đã thành lập Viện đại học Hòa Hảo và cho nhiều sinh viên, trí thức Hòa Hảo đi du học ở Mỹ, Pháp, Nhật...để gây cơ sở và uy tín trong giới trí thức.
Từ 1954 tới ngày giải phóng miền Nam, một số đông anh em binh sĩ trong các trung đoàn của Ba Cụt cũ (trung đoàn Nguyễn Huệ, Lê Quang) ở vùng Ðồng Tháp Mười đã cùng với những cán bộ kháng chiến cũ thành lập lực lượng vũ trang chống Diệm - Nhu từ 1957 và những đơn vị này đã tham gia tích cực vào cuộc đồng khởi ở Ðồng Tháp năm 1960.
4 . Ðạo Cao Ðài :
Nếu những đạo giáo khác như : Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo phát triển trên cơ sở nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long thì đạo Cao Ðài lại mang bản thể hoàn toàn khác hẳn. Ðạo này được lập ra do một số công chức hạng trung của chế độ thực dân Pháp và những đại diện chủ nghĩa tư sản và công chức của Pháp (từ tri huyện đến thông phán, ký lục, hội đồng...) và phát triển chủ yếu ở Sài Gòn, các đô thị và thị trấn miền Ðông Nam bộ, nơi có tòa thánh Cao Ðài Tây Ninh. Sau đó phát triển ra miền Trung ở Quảng Ngãi và có một thánh thất ở Hà Nội. Ðạo này có tham gia những cuộc họp tôn giáo ở nước ngoài và có lập thánh thất tại Phnom Pênh. Một số bà con Khmer ở Tây Ninh cũng vào đạo Cao Ðài.
Ðạo Cao đài được thành lập là do Ðức Cao Ðài giáng cơ cho ông Ngô Văn Chiêu lúc đang làm Tri phủ ở Phú Quốc vào năm 1921. Năm 1925 ông được đổi về Sài Gòn và cùng lúc đó nhóm của một số công chức của Pháp như Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư... cũng cầu được cơ của Ðức Cao Ðài tìm đến và bàn nhau lập đạo. Sở dĩ đạo có tên gọi "Tam kỳ phổ độ" là vì đã có hai kỳ thượng đế đã lập ạo, nay Cao Ðài là lần thứ ba và lấy thiên nhãn làm biểu tượng.
Ðạo Cao Ðài chủ trương thống nhất các tôn giáo :
Phật giáo : Thích Ca Mâu Ni
Tiên giáo : Lão Tử
Nho giáo : Khổng Tử
Thánh giáo : Jésus Christ
Thần giáo : Mahomet
Việc lãnh đạo giáo hội do ba cơ quan là Bát quái đài, Hiệp thiên đài do Hộ pháp cai quản và Cửu trùng đài do Giáo tông cai quản. Phía trước Tòa thánh Tây Ninh có vẽ thiên nhãn và một bảng hiệu trong có ghi hàng chữ : Dieu, Humanité, Amour, Justice (Thượng đế, Nhân loại, Tình thương, Công lý) và hình ba vị thánh là Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài ra đạo Cao Ðài còn thờ các vị thần, thánh của các tín ngưỡng và tôn giáo khác như : Brahma, Civa, Krishna (Vishnou), Khương Thái Công, Quan Công, Lý Thái Bạch, Quan Thế Âm. Về kiến trúc, điêu khắc, cách thờ phụng, y phục, kinh kệ của đạo Cao Ðài là sự pha tạp, hỗn hợp của đủ các thứ tín ngưỡng và tôn giáo Ðông, Tây, kim, cổ ; do đấy được mệnh danh là đạo hỗn hợp (Syncrétisme). Ðạo Cao Ðài có xu hướng thân Nhật ngay từ đầu và suốt từ 1945 đến 1954, lúc thì họ hợp tác với Nhật để đánh Pháp (Trần Quang Vinh chỉ huy quân lực Cao Ðài), lúc thì họ hợp tác với Pháp để chống lại nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (lực lượng Cao Ðài của Nguyễn Thành Phương, Lê văn Tất). Sau hiệp định Genève (1954), họ lại hợp tác với Diệm -Nhu (Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương...). Cũng có một số tín đồ Cao Ðài đã giác ngộ Cách mạng và tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, liên hiệp hành động với MTDTGPMNVN như lực lượng Cao Ðài của thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng đã liên hiệp hành động với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ.
Tín đồ Cao Ðài phần lớn ở khu vực Tây Ninh, Bến Tre và thành phố Hồ Chí Minh. Tới nay đạo này đã phân hóa thành nhiều nhóm và không thống nhất với nhau. Số tín đồ toàn Nam bộ lối một triệu người. Ðạo Cao Ðài chia ra nhiều chi phái như Cao Ðài Nguyễn Ngọc Tường, Cao Ðài Câu Khe, Minh Ký...
5 . Ðạo Dừa :
Ðạo Dừa do ông Nguyễn Thành Nam sanh năm 1909 tại Phước Thạnh (Bến Tre) lập ra. Ông đậu kỹ sư hóa học ở Pháp, đã có vợ con. Ðến năm 1943, ông bỏ gia đình vào núi Thất Sơn tu khổ hạnh. Một thời gian sau, ông trở về và ở nhiều nơi để tu đạo, từ Sài Gòn tới Mỹ Tho, Bến Tre. Ðến năm 1964 ông dựng tại cồn Phụng thuộc tỉnh Bến Tre một đài bát quái cao 18 mét để ngồi tu, người ta đồn rằng hàng ngày chỉ uống nước dừa để sống, do đấy có tên là Ðạo Dừa. Ông cũng có ăn thêm trái cây và đặc biệt vài năm mới tắm có một lần và ở trên đầu tóc đanh lại. Ðạo Dừa chủ trương thờ cả Phật Thích Ca lẫn Chúa Jésus, không dựng cốt Phật, chỉ dựng Cửu trùng đài và theo cả giáo lý Phật, Lão, Nho. Sau mỗi lần tụng niệm (những bài tụng do ông viết ra) đều đọc Nam Mô A Di Ðà - Amen. Ông tự xưng là Thiên nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình Nam Nguyễn Thành, và nơi tu tại cồn Phụng có tên là chùa Nam Quốc Phật. Ông mua một chiếc tàu cũ, sửa lại và đặt là thuyền Bát nhã (nay là nhà hàng nổi của Công ty Ăn uống tỉnh Bến Tre), lấy làm nơi tu hành. Trong thời chiến tranh chống Mỹ, có một số người Mỹ đến tu với ông Ðạo Dừa, trong số này có con trai của nhá văn J. Steinbeck với những lý do không bình thường. Tín đồ Ðạo Dừa ngày càng phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ đi các nơi lập chùa miếu như nhóm Ðạo Chín Hồng ở Thủ Ðức, nhóm Nguyễn Văn Sự ở Long Thành, nhóm Hòa đồng tôn giáo của Lý Văn Thạnh ở Chợ Lớn... mang nặng tính mê tín dị đoan. Số tín đồ Ðạo Dừa không đông lắm, chỉ tập trung tại cồn Phụng và không có ảnh hưởng tới nơi khác.
6 . Những nhóm đạo giáo khác :
Ngoài những tôn giáo lớn và đạo giáo kể trên tại Sài Gòn và Nam bộ, còn có nhiều nhóm đạo giáo khác được hình thành, nhất là sau hiệp định Genève 1954.
Ta có thể kể đến :
- Hội Thông thiên học.
- Ðạo Ba-hai (Baha'i-gốc ở Arab).
- Ðạo Subud (gốc ở Indonesia).
- Việt Võ Ðạo.
- Hồng môn Minh đạo.
- Tổ tiên Chính giáo.
- Thiên khai Huỳnh đạo.
và v.v...
Những nhóm đạo giáo này không phát triển rộng rãi và chỉ có một số ít đồng bào theo đạo vì tin vào "phép lạ", thần quyền và mê tín dị đoan. Sau ngày giải phóng miền Nam (30.04.1975), những nhóm đạo giáo này phần lớn đã tự giải tán. Ðể ổn định và hóa giải những sự tồn tại trong các đạo giáo kể trên, điều quan trọng là chúng ta phải thấy đại đa số tín đồ các đạo này là nông dân nghèo, chưa có trình độ văn hóa và khoa học nên dễ bị ảnh hưởng về dị đoan mê tín, thần quyền. Ðồng thời bà con nông dân đều có tinh thần yêu nước nồng nàn, có tâm hồn chất phác, cần cù chịu khó, hào hiệp và có truyền thống bảo vệ văn hóa dân tộc.
Giải quyết vấn đề ở đây cơ bản vẫn phải là nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, đưa khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, chống quan liêu, tham nhũng, bóc lột, dù bất cứ dưới dạng nào. Vấn đề công bằng xã hội, tự do tín ngưỡng phải được bảo đảm triệt để, để bảo đảm thực thi chính sách, đường lối của Nhà nước./.





Chương 4
KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG Ở NAM BỘ

1 . Kiến trúc nhà ở:
Vùng đát Nam bộ là vùng đất trũng có hơn phân nửa diện tích ven biển lqà vùng đất lợ, điều kiện môi trường rất thích hợp cho các laọi cây sú, vẹt, đước, bần, tràm, dừa nước…sinh sống. Người dân ở đây đã tận dụng các sản vật tự nhiên này làm vật liệu xây dựng cho ngôi nhà của mình.
Nam Bộ có ít bão tố, nhiều kênh rạch, con người phải dồn sự chăm chút cho ghe xuồng và vườn tượt nên nhà của khá tạm bợ. Một ít cây làm cột , làm kèo, một ít lá dừa nước vừa lợp mái, vừa thưng vách là đã có một ngôi nhà ấm cúng.
2 . Kiên trúc đình chùa:
Trong buổi đầu định cư tại vùng đất này tổ tiên ta thường dùng bộ khung sườn gỗ thuần gỗ. Về cách thức dùng bộ khung sườn gỗ thuần gỗ tuy có phần giống cấu trúc của đình chùa Bắc Bộ nhưng cũng có phần khác: Gỗ dùng cho đình chùa Bắc Bộ mua về từ xa với giá thành cao, quý, gia công chăm chút và chạm trổ khá công phu. Ngược lại, gỗ dùng trong kiến trúc đình, chùa Nam Bộ do dân làng tận dụng gỗ tại chỗ trong quá trình khai hoang, giá thành không đáng kể. Và vì ít có bão nên bộ khung sườn gỗ dùng trong kiến trúc đình chùa ở đây do vậy cũng thanh mảnh hơn so với Bắc Bộ.
Đình Nam Bộ là một quần thể kiến trúc nghệ thuật gồm nhiều nhà vuông có 4 cột cái rất to ( tứ cột). Nhà vuông là một loại hình kiến trúc tôn giáo đặc trưng cho Nam Bộ. Nhà này nóc ngắn so với chiều dài diềm mái và có 4 mái trải rộng ra 4 phía. Một ngôi đình Nam Bộ khi bước qua cổng thì có một bệ gạch được xây ở giữa sân đình gọi là đàn xã tắc.
Các kiến trúc như chánh tẩm, võ ca,hội sở lại có nhiều nếp nhà nối liền nhau mà người dân Nam bộ thường gọi là xếp đọi (Đình Thông Tây Hội – Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh). Chánh điện gồm hai nếp nhà hội sở gồm ba nếp nhà, võ ca gồm 7 nếp nhà.
Kiến trúc đình chùa buổi đầu và kể cả ngày nay tai vùng nông thôn, trong các công trình phụ như: bếp, kho, nhà khách…loại vật liệu thô sơ cũng được người ta tận dụng đẻ kiến tạo. Đặc biệt: cây tràm đến ngày nay vẫn là loại cây tiện dụng nhất tại Nam bộ.
Tiếp giáp với vùng đát trũng ven biển, tại Nam Bộ là vùng đất thịt và cao lanh rất phù hợp cho sản xuất vật liệu đất nung hay gốm sứ. Chính nhờ môi trường tự nhiên này mà gạch ngói, gốm sứ xuất hiện, dùng rất sớn và giá thành đắc hơn lá dừa nước nên người ta chỉ sử dụng nó cho các công trình quan trọng như: đình chùa là chính.
Nam Bộ là vùng đất có núi moc lên giữa đồng bằng ( núi Thất Sơn và núi Bà Đen) nên vùng trung gian giữa tiếp giáp giữa đồng bằng và núi là vùng “đất phun” , “đá ong”. Hợp cùng với đá núi, “đá ong” là vật liệu dễ tạo hình dùng làm vật liệu nền rất tốt.
Ở Nam Bộ , các sản vật trời ban cho cũng nhiêu nhưng khó khăn do tự nhiên gây ra cũng không ít, còn có cái khắc ngiệt của nóng ấm. Để tồn tại cư dân đã cùng nhau xây dựng những công trình kiến trúc khá tốt nhằm ứng phó với môi trường tự nhiên khắc nghiệt này. Các nhà xây dựng đã chia công trình thành nhiều phần nhỏ được ngăn cách bởi các khoảng sân trống giữ nhiệm vụi thông gió cho các phần bên trong công trình. Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng ( Mỹ Tho) và chùa Giác Lâm (Thành phố Hồ Chí) là kiểu xây dưng theo hình thức này.
Để ứng phó với khí ẩm, việc thông gió rất được chú trọng, cùng với việc tạo các khoảng sân trống, mái đình chùa thường rất cao, đầu tường xung quanh thường được chừa thoáng.
Để ứng phó với gió mưa, phải thay đổi cấu trúc mái nhà và vật liệu lợp. Đó là lí do mà ngay từ thời kỳ đâu ở Nam Bộ người ta đã cho ra đời kiểu cấu trúc góc mái thẳng và dùng ngói máng xối làm vật liệu lơp.
Để chống mục chân cột, chông mối mọt phá hoại, các loại tán đá đã được dùng. Đặc biệt các hàng cột hiên tán có chân đế rất cao.
Văn hoá Nam Bộ là văn hoá tổng gồm, nhưng kiến trúc Nam Bộ đăc trưng nhất là sự ảnh hưởng của kiến trúc Chămpa. Kiến trúc Thánh Đường Giáo Hội của người Chăm được xây dựng với những kiểu kiến trúc đẹp theo phong cách riêng với các tháp và nóc vòm ngoạn mục tạo nên một nét văn hóa riêng ở các khu vực người Chăm theo đạo Islam. Có hai loại thánh đường.
+ Thánh đường lớn xây dụng theo hướng Đông Tây có hậu cung được trang hoàng chạm trỗ đẹp mắt.
+Thánh đường nhỏ là những căn nhà thường không có hậu cung
+ Thánh đường Hồi Giáo có cửa sổ, cửa ra vào đều xây uốn theo kiểu kiến trúc hồi giáo cổ điển.
Những công trình kiến trúc tồn tại cùng thời gian đã tạo nên nét riêng cho kiến trúc Nam Bộ. Sự tiếp thu văn hoá của Campuchia đã để lại nhiều dấu ấn là các công trình kiến trúc đặc sắc.


Chương 5
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC
A . Ngôn ngữ ở Nam Bộ
Đất nước ta, mỗi vùng có một cách nói rất riêng trong quá trình giao tiếp. Mặc dù, hệ thống quốc ngữ được dùng chung cho toàn dân, gọi là từ toàn dân nhưng đến vùng nào thì quốc ngữ lại phát sinh ra phương ngữ của vùng đó.
Vùng đất Nam bộ cũng không ngoại lệ, có những cách nói tưởng chừng như không có nghĩa, vô nghĩa, nếu chiết tự từng chữ rồi kết hợp lại với nhau, nhiều lúc thấy phi lý, nhưng người Nam bộ vẫn hiểu được. Hiện tượng ngôn ngữ này dùng lâu ngày giống như một quy ước và bất kỳ người Nam bộ nào cũng hiểu được nhau khi giao tiếp. Chẳng hạn, từ “khổ qua” người Nam bộ đọc là “hủ qua” mà vẫn hiểu đó là một loại trái ăn có vị đắng dùng để dồn thịt hầm hoặc nấu canh ăn rất ngon. Hay từ “quá giang” lại nói thành từ “có giang” mà vẫn hiểu là đi nhờ xe hoặc tàu thuyền từ nơi này đến nơi khác. Nếu xét chi tiết nghĩa của hai từ sau thì quả đúng là các nét nghĩa không liên quan gì đến ý nghĩa của các từ ban đầu.
Cũng với cách nói trại từ ngữ như thế này, người Nam bộ còn sử dụng ngay cả trong khi dùng các thành ngữ để giao tiếp. Như thành ngữ sau: “ Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”, người Nam bộ lại nói: “Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm”. Thật ra, với cách lý giải của nhiều nhà nghiên cứu phương ngữ Nam bộ thì câu thành ngữ này nói như thế cũng đúng, cũng chỉ sự đổi khác, sự quậy phá, bất ổn của sự vật đối tượng khi một mình làm chủ ở nhà. Nhưng nếu gà mọc đuôi tôm thì quả là một sự phi lý. Gà thì mọc đuôi gà chứ không có chuyện gà mọc đuôi tôm được. Có lẽ, nhiều người cho rằng đuôi gà cũng cong cong giống như tôm mà có sự liên tưởng chăng? Câu thành ngữ đầu mới là đúng. Niêu tôm kho là thức ăn quý nhưng lại bị gà quấy phá thì quả thật không thể chấp nhận được. Người Việt Nam ta dùng thành ngữ này mục đích ẩn dụ một nét nghĩa khác. Đó là sự lộng hành quá đáng, không còn tôn ti trật tự gì nữa, làm những chuyện khác thường, kỳ dị mà lúc bình thường có chủ không dám làm.
Một thành ngữ khác thuộc từ Hán Việt cũng được nói trại đó là “Bất quá tam” được nói trại thành “ Nhứt bá tam” lại còn thêm vào “ nhì ba cái”. Nghe ra cứ chỏi chỏi làm sao, ấy vậy mọi người vẫn hiểu nghĩa là: không quá ba lần khi làm một việc gì đó thành công hoặc thất bại. Thí dụ như đối thoại sau:
- Đã hai mùa dưa rồi, mùa nào cũng thất chẳng biết trồng gì nữa bây giờ ?
- Yên tâm đi, “nhứt bá tam nhì ba cái mà”!
Rõ ràng câu trả lời khuyên hãy trồng dưa một lần nữa và an ủi thế nào cũng trúng mùa lần thứ ba này.
Do đặc điểm của người dân Nam bộ là “ăn ngay nói thẳng” nên những từ ngữ, hình ảnh của họ dùng mang tính hình tượng rất cao để dễ diễn đạt ý muốn nói.
Phong phú sắc màu ngôn ngữ Nam Bộ
Cái hay của ngôn ngữ Việt so với các ngôn ngữ khác trên thế giới là do tiếng Việt có được sáu thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng, huyền và ngang. Chính nhờ sáu thanh này mà tiếng Việt miêu tả rất chính xác những trạng thái, những hoạt động, màu sắc... của từng sự vật, hiện tượng. Đặc biệt, trong tiếng Việt có nhiều từ, ngữ miêu tả về màu sắc rất đặc biệt, có lẽ chỉ ở tiếng Việt mới có mà thôi.
Với màu đỏ, chúng ta có: đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe, đo đỏ, đỏ bầm, đỏ rực, đỏ ửng, đỏ chói, đỏ chạch, đỏ tươi... Mỗi màu đỏ ứng với một sự vật hiện tượng cụ thể. Như nói về màu đỏ của máu người Việt có thể dùng máu đỏ lòm hoặc máu đỏ tươi chứ không nói máu đo đỏ hay máu đỏ rực được. Nói về màu đỏ của quả đu đủ thì nói là quả đu đủ đo đỏ; nói về màu đỏ của mặt trời vào buổi sáng thì cho là mặt trời đỏ chói nhưng nói về màu đỏ của mặt trời vào buổi chiều thì mặt trời đỏ rực. Nói về đôi mắt vừa khóc bị đỏ thì nói đôi mắt đỏ hoe mà không nói là đỏ ửng vì từ này dùng cho miêu tả đôi má của người con gái. Khi đôi mắt bị bệnh nhậm có màu đỏ thì nói đôi mắt đỏ chạch. Riêng từ đỏ bầm thì dùng để miêu tả những loại trái cây có màu đỏ nhưng pha một chút màu đen như trái sắn, trái trâm ở Nam bộ (có nơi gọi là màu huyết dụ). Người nước ngoài khi sử dụng tiếng Việt phải mất nhiều công mới phân biệt được những yếu tố đặc biệt này.
Với màu xanh, chúng ta có: xanh lam, xanh lơ, xanh da trời, xanh nước biển, xanh lá cây, xanh đọt chuối, xanh ngọc, xanh dương, xanh bông phấn, xanh xanh, xanh ngắt, xanh lè, xanh lét, xanh lá mạ, xanh rêu... Mỗi một màu xanh tương ứng với một sự vật hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, nước biển có màu xanh nước biển riêng, cây mạ có màu xanh lá mạ, đọt chuối có màu xanh đọt chuối, lá cây có màu xanh lá cây riêng, không thể lẫn lộn giữa các màu được. Ngoài những màu xanh đặc trưng đó, các màu còn lại như : xanh lè, xanh lét, xanh ngắt, xanh xanh thì diễn tả những mức độ khác nhau màu xanh của sự vật hiện tượng. Ví dụ diễn tả một người bị bệnh sốt rét mới khỏi thì nói “thân hình xanh lè xanh lét “ hay “mặt xanh như tàu lá chuối”, hoặc một người quá sợ thì nói “mặt nó xanh lét không còn chút máu”. Nguyễn Khuyến thì miêu tả da trời lúc nào cũng “xanh ngắt”. Thi sĩ họ Hàn thì miêu tả “xanh như ngọc” dành cho vườn tược xứ Huế. Xuân Diệu thì miêu tả mọi vật vào xuân xanh non tơ, xanh mơn mởn. Mỗi nhà thơ có một màu xanh riêng cho thơ của mình.
Với màu trắng, chúng ta có trắng tươi, trắng tinh, trắng toát, trắng trong, trắng sát, trắng dã, trăng trắng... Còn màu vàng thì có vàng khè, vàng hoe, vàng tươi... Màu tím có tím ngắt, tím sen, tím lịm, tim tím,.... ứng với từng hoàn cảnh, từng hiện tượng sự vật sẽ có những từ miêu tả màu sắc riêng. Thế mới thấy tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú, muốn hiểu hết không phải dễ, nhưng chịu khó học hỏi thì cũng không khó lắm!
Những nét đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ
Đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ là giàu tính hình tượng cụ thể, giàu hình ảnh và giàu chất hài.Tính giàu hình tượng cụ thể, có thể là một đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ. Chẳng hạn: Bánh phồng là bánh nướng phồng lên. Bánh kẹp là bánh dùng kẹp mà nướng. Bánh lá dừa là bánh gói bằng lá dừa. Bánh tét là bánh phải dùng dây mà tét. Bánh xèo là bánh khi đổ nghe xèo xèo. Bánh ít có thể là nói trại từ bánh ếch, vì giống hình con ếch. Ngoài bắc từ tiếng Svont của người Pháp mà gọi là xà phòng, còn trong Nam thì gọi là xà bông, vì khi chà xát thấy nổi bông trắng lốp. Ngoài Bắc gọi mì chính, trong Nam gọi bột ngọt, bởi nó là bột mà ngọt. Miền Bắc gọi dầu hỏa, trong Nam gọi dầu hôi, vì nó hôi. Cứ như vậy mà liệt kê, ta thấy ngôn ngữ Nam Bộ có vẻ như khác hẳn với ngôn ngữ vùng văn hóa phía Bắc. Có người nói, có thể do có sự đối kháng từ thời Nam Bắc triều, đàng ngoài đàng trong. Ví dụ: heo với lợn. Huỳnh với Hoàng. Cá chuối, cá lóc. Ô tô, xe đò. Thuyền, ghe… Nhưng tôi nghĩ điều này không đứng vững được. Có thể từ cách sống phóng khoáng của cư dân miệt đồng ngút ngát, mà hình thành thói quen sử dụng từ tùy thích, miễn là phản ánh đúng tính cách mạnh mẽ của người dân mở đất. Chẳng hạn nói, bản mặt chằn vằn, đồ chằng tinh hổ lửa, đồ mặt rô, đồ quần què… là một cách nói rất mạnh. Phải chăng đó cũng là tính hài của ngôn ngữ bình dân vốn rất giàu chất hài trong cuộc sống.
Lấy một vài cụm từ chỉ hình ảnh, ta sẽ thấy tính giàu hình ảnh và giàu chất hài của ngôn ngữ Nam Bộ: ngồi chò hỏ, ngồi chành bành, ngồi chèm bẹp, ngồi chù ụ. Không ai nói con gái ngồi chò hỏ, cũng không ai nói con trai ngồi chành bành bao giờ.(Trời đất, thằng Năm làm gì mới hừng đông đã ngồi chò hỏ đó mầy! Con gái con lứa gì đâu ngồi chành bành mắc ghét!).
Ngôn ngữ Nam Bộ đặc trưng là tính rút ngắn – nghĩa là chỉ cần nói ngắn gọn chứ không cần mắc công diễn giải dài dòng, Tìm cách nói để gợp tất cả lại cho nhanh là cách nói rất phổ biến.người dân đi chợ không hỏi chỗ cá này bao nhiêu tiền, mà thường chỉ vào nó rồi hỏi: nhiêu hoặc bi nhiêu? Từ đó hình thành cách nói: bi dai, bi lớn, bi to, ế cum vầy nè, bự trảng thấy sợ, bành ky luôn, đẹp hết biết, hay hết xẫy, trúng ngay phóc, đụng ngay boong, nói ngay tróc, ngon hết ý… Nghĩa là chỉ cần nói chừng đó, chứ không cần mất công diễn tả, diễn giải dài dòng. Tìm cách để nói gộp tất cả lại cho nhanh là cách nói rất phổ biến. Chẳng hạn: người ta vầy mà nhỏ!
Nắm được những đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ thì mới sáng tạo thành văn mang màu sắc văn hoá Nam Bộ.
Trong kho tàng phương ngữ Nam Bộ tiếng “kỳ” được sử dụng một cách rất phổ biến. Trong ngôn ngữ giao tiếp, do màu sắc của ngữ điệu khi nói nghĩa của tiếng “kỳ” trở nên rất phong phú.
Ngôn ngữ Nam Bộ là tài sản văn hoá dân gian vô giá. Nó có đời sống riêng, không ngừng được hình thành và phat triển từ chính cuộc sống cộng đồng của nhân dân.
Với những đặc trưng riêng của một vùng đất, đã tạo ra một truyền thống ngôn ngữ rất năng động, rất phong phú và rất trẻ. Đó chính là sự giao lưu của nhiều luồn văn hoá khác nhau của các vùng trong nước và nhiều luồng văn hoá phương Đông, phương Tây.
Ở Việt Nam những nhà văn nhà thơ như: Sơn Nam, Nguyễn Đình Chiểu, Anh Đức , Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân… có thể được coi là những người thừa kế tốt những gía trị đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ và trong chừng mực nào đó. Họ đã góp phần làm giàu làm đẹp thêm cho sức sống mãnh liệt kho tàng ngôn ngữ Nam Bộ.
Phong cảnh thiên nhiên, nhà ở, phương tiện đi lại, cảnh lao động sinh hoạt đều được phản ánh đậm nét qua văn thơ, ca dao, tục ngữ.
B . VĂN HỌC
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA NAM BỘ
Khi nói đến những tác phẩm văn học của Nam Bộ chúng ta không thể phủ nhận công lao to lớn của Nguyễn Đình Chiểu và nhà văn Sơn Nam hai người con của miền Nam Bộ và là hai nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất của Văn học Việt Nam nói chung và Văn học Nam bộ nói riêng.
Nguyễn Đình Chiểu: (1822 - 1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay là Sài Gòn) cha là một viên quan nhỏ. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều đau khổ, cha bị cách chức, tuổi thơ phải chịu nhiều lận đận, về quê nội ở Huế, học nhờ một người bạn cũ của cha. Năm 1843 thi đỗ tú tài, năm 1847 chuẩn bị thi một kì thi cao hơn thì được tin mẹ mất, ông bỏ thi về chịu tang mẹ, bị ốm nặng trên đường về và bị mù cả hai mắt.
Gia đình nhà giàu trước hứa gả con gái cho ông liền bội ước. Bao nhiêu mơ ước của tuổi trẻ đều tan vỡ, ông về quê dạy học và làm thuốc, sống cảnh nghèo nàn, thanh bạch.
Trong những nhà văn của Việt Nam xưa và nay, ông là nhà văn đau khổ nhất, mù loà, học vấn dỡ dang, nghèo khổ... nhưng ông vẫn sống một cuộc đời đạo đức cao cả, đầy nghị lực, khí phách và sáng tạo. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị: Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định... Tất cả đều bằng chữ Nôm.
Tác Phẩm Trong lịch sử văn học dân tộc, truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm nổi tiếng, có vị trí cao. Với Nguyễn Đình Chiểu đây là tác phẩm tiêu biểu và tâm huyết nhất vì nhân vật chính trong truyện, Lục Vân Tiên, được coi là một phiên bản của đời ông nhưng được ông thổi vào nhiều ước mơ và tâm niệm.
Truyện Lục Vân Tiên là một cuốn luân lí - tiểu thuyết, cốt dạy người ta đạo làm người. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường , đạo nghĩa.
Sơn Nam - tên thật là Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Hồi đầu thế kỷ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này. Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, ông nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá Nam bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông".
Vốn là nhà văn sống dưới chế độ cũ, để tồn tại cùng sự nghiệp văn chương, nhà văn Sơn Nam đã chọn cách viết văn theo kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam bộ. Ông nói cách viết này được nhiều độc giả quan tâm, lại không khiêu khích chính quyền đương thời cũ. Tuy nhiên, người đọc tinh tế cũng dễ nhận ra sự đồng cảm tinh thần yêu nước, tưởng nhớ cội nguồn tiên tổ trong những trang viết.
Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam bộ".
Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp. Nhà văn Sơn Nam tâm sự: Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế.
Tác phẩm đã xuất bản:
• Chuyện Xưa Tích Cũ (truyện)
• Tìm Hiểu Ðất Hậu Giang (BK)
• Hương Rừng Cà Mau(truyện)
• Chim Quyên Xuống Ðất (truyện)
• Văn Minh Miệt Vườn (BK)
• Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam (BK)
• Hai Cõi U Minh (truyện)
• Vọc Nước Dỡn Trăng (truyện)
• Bà Chúa Hòn (truyện)
• Bến Nghé Xưa (BK)
• Cá Tính Miền Nam (BK)
• Ngôi Nhà Mặt Tiền (truyện)
• Một Mảnh Tình Riêng (bút ký)
Nhà văn Sơn Nam hoàn tất bộ hồi ký
"Ông già Nam Bộ" vừa viết xong cuốn "Bình An" - tập cuối trong bộ hồi ký 4 tập của mình. Quyển sách đề cập đến những biến đổi lớn lao của Sài Gòn kể từ ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975 đến nay.
Để cuốn hồi ký kịp phát hành đúng dịp cả nước chào đón ngày lễ 30 năm thống nhất, nhà văn 80 tuổi - dù vừa trải qua cơn bạo bệnh, không còn sức khỏe để đánh máy - vẫn cố gắng nắn nót viết từng dòng.
Hơn 50 năm gắn bó với Sài Gòn, qua Bình An, Sơn Nam đã giúp độc giả biết thêm những địa danh quen thuộc của vùng đất này: địa danh Hanh Thông, vùng Gò Vấp, có từ lâu đời như thế nào; giá trị lịch sử của Lăng Ông Bà Chiểu; con người - cuộc sống và nhất là sự phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố sau 30 năm.
Bốn tập trong bộ hồi ký của nhà văn Sơn Nam có tên: Từ U Minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu 9, 20 năm giữa lòng đô thị,ng khoảng thời gian 2001-2004, đề cập tới con người, cảnh vật và những biến động trước, trong và Bình An. Mỗi tập sách chỉ hơn một trăm trang. Ba tập đầu lần lượt được hoàn thành và xuất bản troau Cách mạng tháng Tám 1945 ở khu vực Tây Nam Bộ: từ Hà Tiên, Rạch Giá đến Cà Mau, Cần Thơ, An Giang.
Với cách lý giải vấn đề, sự kiện xác thực, dí dỏm, nguồn tài liệu phong phú, sinh động, Hồi ký Sơn Nam không chỉ là chuyện kể về cuộc đời của một con người mà còn là chuyện kể về một giai đoạn lịch sử của vùng đất Nam Bộ.









Chương 6
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÙNG NAM BỘ
Nói đến nghệ thuật ca hát dân ca cổ truyền Nam Bộ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các loại hình nghệ thuật phổ biến như : đờn ca tài tử , cải lương , tuồng , lý .. Và một kho tàng dân ca nhạc cổ phong phú . Có được kho tàng âm nhạc độc đáo như vậy cũng nhờ Nam Bộ có sự đa dạng và hài hòa giữa con người và thiên nhiên . Dể tìm hiều thêm những nét đặc sắc trong các loại hình nghệ thuật ở Nam Bộ chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu:
A . ÂM NHẠC
1 . Ca ra bộ :
Ra đời khoảng 1915 tại Vĩnh Long , do thầy Phó Mười Hai ( Tống Hữu Định) đề xướng . Lấy bài Nguyệt Nga , Bùi Kiệm thoe điệu Tứ Đại Oán từ ban tài tử của ông Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho.
Ca Ra Bộ là vừa ca vừa ra điệu bộ diễn tả theo nội dung bài hát . Lối diễn tả sinh động theo nộ dung bài hát nhiều người ưa thích được mời diễn trong các nhà hàng lớn tạo nên nhiều gánh hát nổi tiếng (đây là cơ sở để cải lương ra đời sau này và có thể nói Ca ra Bộ là khúc dạo đầu của Cải lương )
2 .Cải lương:
Khoảng năm 1905 thực dân Pháp xâm lược nước ta và mở nhà hát Tây với kiến trúc mới lạ , có bố trí chỗ ngồi và sân khấu được trang trí rất sinh động đã thu hút được rất nhiều người , trước tình hình đó những lối thoát cho nhạc tài tử được mở ra là : từ chỗ ngồi nghiêm nghị đến hát , nghệ nhân tiến tới hát điệu bộ( diễn) là “ca-ra-bộ” Đó là cơ sở để cải lương ra đời sau này . Thường thì dưới các bảng hiệu của các đoàn hát cải lương thường có đôi liễn như sau:
“Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh. “
Ðôi liễn ấy đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của sân khấu cải lương. Như trên đã nói, cải lương vốn là một động từ mang nghĩa thông thường trở thành một danh từ riêng. Cải lương có nghĩa là thay đổi tốt hơn khi so sánh với hát bội. Sân khấu cải lương là một loại hình sân khấu khác hẳn với hát bội cả về nội dung vở soạn lẫn nghệ thuật trình diễn.
-Về Bố cục: Các soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Nhưng các soạn giả của thuộc lớp kế tục thì nghiêng hẳn về cách bố cục theo kịch nói: vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Vai trò của soạn giả, đạo diễn không lộ liễu trước khán giả mà ẩn sau lưng nhân vật. Ban đầu, các vở viết về các tích xưa (mà người ta quen gọi là tuồng Tàu) có khi cò n giữ ít nhiều kiểu bố cục phảng phất hát bội, nhưng các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội) thì hoàn toàn theo bố cục của kịch nói. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương (kể cả các vở về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói). (Nguyễn Thành Châu,soạn giả, đạo diễn kiêm diễn viên, 40 năm trong nghề đã nâng cao trình độ Cải lương của nước nhà)
-Về đề tài cốt truyện: Các vở cải lương ngay từ đầu đều khai thác các truyện Nôm của ta như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các câu truyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam.
Sau đó chiều theo thị hiếu của khán giả sân khấu cải lương cũng có một số vở soạn theo các truyện, tích của Trung Quốc đã được đưa lên sân khấu hát Bội và được khán giả rất ưa thích. Sau này nhiều soạn giả, kể cả soạn giả xuất thân từ tân học cũng soạn vở dựa theo truyện xưa của Trung Quốc hoặc dựng lên những cốt truyện với nhân vật, địa danh có vẻ của Trung Quốc nhưng những cảnh ngộ, tình tiết thì của xã hội Việt Nam.
-Ca nhạc :Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây ca kịch giữ vai trò chủ yếu. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc cho phù hợp với các tình huống sắc thái tình cảm.
Như vậy, nói chung về ca nhạc, sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang sau này mang tên Vọng cổ là một dân ca nổi tiếng của sân khấu cải lương). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Quốc nhưng đã được phổ biến từ lâu trong nhân dân Việt Nam, đã Việt Nam hóa.
-Diễn xuất : Diễn viên cải lương diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội thì diễn viên diễn xuất như kịch nói. Khác với kịch nói ở chỗ đáng lẽ nói, diễn viên ca, cho nên cử chỉ điệu bộ cũng uyển chuyển, mềm mại theo lời ca. Dù không giống như cử chỉ điệu bộ của diễn viên kịch nói, mà vẫn gần với hiện thực chứ không cường điệu như hát bội.Cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng nhìn chung là những động tác trong sinh hoạt để hài hoà với lời ca chứ không phải là hình thức bắt buộc.
-Y phục : Trong các vở về đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời. Trong các vở diễn về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Quốc, phóng tác từ những câu chuyện, hay các vở kịch từ nước ngoài thì y phục của diễn viên cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật, nhưng cũng chỉ mới có tính là ước lệ thôi chứ chưa đúng với hiện thực.
3 . Đờn ca tài tử
Ở Nam Bộ, kể cả dân gốc gác tại chỗ hoặc những người từ xứ xa "tới đây thì ở lại đây" đều nằm lòng câu tán dương khi nghe đờn ca tài tử vọng cổ sáu câu: Ca xuống xề nghe "ngọt" quá! Đờn nghe "mùi" quá! Hai tính từ biểu cảm mang đặc thù Nam Bộ này được chuyển hóa từ trạng thái vị giác sang trạng thái thính giác ở cấp độ cao, nói lên sự khoái cảm đến say mê, cái "đã" của người thưởng thức, cái tài nghệ của nghệ sĩ và chỉ xuất hiện khoảng 80 năm nay, tức sau khi bài Dạ Cổ Hoài Lang (nay là Vọng cổ) - bài nòng cốt trong 20 bàiTổ của đờn ca tài tử ca nhạc Cải lương: Nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu sáng tác bài Dạ Cổ Hoài Lang tại quê hương Bạc Liêu (1919) - lan nhanh ra ở Nam Bộ, nay phổ biến cả nước. Nghệ sĩ nhân dân Út Trà Ôn được tôn vinh là "Đệ nhất danh ca miền Nam", "Vua vọng cổ" nổi danh từ nửa thế kỷ nay từ bài Vọng cổ.
Tại sao người ta mê Vọng cổ, Cải lương? Về lịch sử, vào khoảng năm 1885, khi Vua Hàm Nghi xuất bôn, một nhạc quan của triều đình Huế là Nguyễn Quang Đại (Nam Bộ gọi là Ba Đợi) vào Nam Kỳ ở vùng Đa Kao, Sài Gòn, rồi xuống miệt Cần Đước, Cần Giuộc (tỉnh Chợ Lớn) rồi lại trở lên sống và qua đời tại Hộ 16 (quận 8, TP.HCM) ngày nay. Ông dạy, phổ biến nhạc lễ, nhạc tài tử, có cải biên, các thế hệ học trò của ông rất đông ở nhiều nơi, nhiều người nổi danh như: Sáu Thới (thầy giáo của Giáo Thinh), Năm Xem (ông ngoại nhạc sĩ Hai Biểu), Ba Đồng (Chợ Lớn), Út Lăng (Bình Dương), lớp sau đó: Tư Huyện, Bảy Hàm, Tư Tụi, Văn Vĩ, Sáu Thoàn...
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Nam Bộ đã hình thành 2 nhóm ca nhạc tài tử và tranh đua với nhau về nghệ thuật, ra sức cải tiến, nâng cao sáng tác thêm nhiều bài bản mới bổ sung vào. Trưởng nhóm miền Tây là ông Trần Quan Quờn (Ký Quờn), trưởng nhóm miền Đông là ông Ba Đợi (Nguyễn Quang Đại). Ông Ba Đợi có công lớn, đã cùng các văn nhân và học trò giỏi ra sức nghiên cứu, cải biên các bài bản gốc của ca nhạc Cung đình Huế, bằng cách giản dị hóa lối ấn nhịp (nhịp hội, nhịp ngoại, nhịp lơi) song vẫn tôn trọng lòng bản, để tạo một nhịp điệu hòa hợp với ngôn ngữ, phong cách của dân Nam Bộ, dễ thâm nhập vào quần chúng. Ông Ba Đợi thường nhắc nhở học trò:"Lễ phải có Nghi. Nhạc phải có Hòa. Tiếng đàn phải đủ trầm, bổng, nhặt, khoan".
Nếu nhạc lễ Cung đình biểu trưng cho nền văn minh, văn hóa Phú Xuân, thi ca nhạc tài tử, cải lương biểu hiện cho văn minh, văn hóa Nam Bộ. Các nhà nghiên cứu: Sơn Nam, giáo sư Huỳnh Minh Đức, nhạc sĩ Vũy Chỗ, luật sư nhạc sĩ Tấn Nhì... đều cho rằng nhạc tài tử Nam Bộ dựa theo học thuyết âm - dương ngũ hành với ngũ cung: Giốc: Hò (Mộc), Chủy: Xự (Hỏa), Cung: Xang (Thổ), dựa trên nền tảng lễ nghĩa, đạo đức phương Đông mang trong mình cái gốc luân lý, mục tiêu đào tạo cung cách làm người. Nó vừa mang nét trang trọng cung kính của nhạc lễ vừa dịu êm ngọt ngào dễ hòa vào tâm hồn những con người vừa định cư ở vùng đất mới mà lòng không nguôi thương nhớ quê cũ làng xưa. Nó phù hợp vì rất đa dạng đáp ứng được mọi khía cạnh tình cảm con người, hoàn cảnh cuộc đời. Có đủ 4 điệu: Bắc, Hạ, Nam, Oán, 4 hơi: Xuân, Ai, Đào, Ngự, chia ra 3 Nam, 6 Bắc, 4 Oán, 7 Bài (Ngự)... Vẫn bản nhạc đó, người ta chỉ cần thay lời mới là sát hợp trong mọi hoàn cảnh: quan, hôn, tang, tế, biệt ly, thất tình, thất sủng... nên rất đắc dụng, nên tồn tại và phát triển hàng thế kỷ nay và sẽ lưu truyền mãi mãi. Vì nó là tiếng lòng.
Mục đích của các bạn đờn ca tài tử là phục vụ vô tư cho các lễ hội, đình ám, đám cưới, đám giỗ, buổi tiễn đưa tân binh, đơn vị bộ đội lên đường đánh giặc... không vụ lợi, không cần thù lao, gọi là "giúp vui", mang tính cộng đồng sâu sắc, bình đẳng giữa mọi người. Ai biết đờn thì đờn, biết ca thì ca, một bài cũng được, thậm chí đờn ca có lỡ "rớt" nhịp cũng chẳng ai chê cười mà còn động viên cố gắng. Những người không biết đờn ca, đủ cả trẻ già trai gái, cả người đi đường thích thì tham gia, cũng tự nhiên đến ngồi nghe với thái độ chăm chú thưởng thức càng động viên các tài tử ca đờn càng hay hơn, nếu lâu lâu có bánh trái, trà lá bồi dưỡng cho ban tài tử càng tốt. Ban tài tử nào, ở ấp, xã nào cũng có đông đảo khán, thính giả trung thành. Cuộc chơi không hạn định giờ giấc. Đến khuya, khi mọi người cảm thẩy thỏa mãn thì chia tay ra về, hẹn lại vào buổi tối hôm sau.
Cứ như vậy thành lệ. Không ai bảo ai, hàng ngày làm lụng vất vả trên đồng ruộng, hoặc có chuyện đi xa, đến chiều phải tranh thủ về để kịp có mặt tham gia hoặc thưởng thức buổi đờn ca tài tử. Năm này tháng nọ cũng lặp lại những bài bản cũ - lâu lâu mới có lời ca mới - nhưng người đờn lẫn người nghe vẫn không ai thấy chán, mà trái lại họ như bị ghiền (nghiện) không có không được. Thỉnh thoảng, để "thay đổi không khí" vài người giỏi chữ nghĩa, nắm vững bài bản vừa sáng tác vừa ca, gọi là "Văn sống" rất được hoan nghênh. Nhiều nam, nữ thanh niên sáng dạ nghe riết thuộc lời, thuộc giọng, được vào ca, được truyền nghề. Ông Trượng - Tiên Bửu, Bùi Kiệm - Nguyệt Nga, Lan - Điệp, Tôn Tẫn giả điên... là những bài vỡ lòng. Mỗi người tự giác rèn luyện tiếng đờn, lời ca cho thêm trau chuốt ngọt ngào.
Ở Cần Giuộc, xóm ấp nào cũng có ban đờn ca tài tử, nòng cốt từ những người giỏi đờn ca tập hợp lớp trẻ làm thầy truyền nghề trực tiếp. Khi có lực lượng đờn ca khá, ai cũng muốn thi thố tài năng bằng cách mở rộng giao lưu với ban nhạc các ấp, xã khác. Bí quyết chắc thắng là phải vững nhịp mới tránh được "nhịp lọt" khỏi bị rớt khi gặp đối thủ có bản lĩnh đờn nhử, đờn phá. Ở Cần Đước có Sáu Nữa nổi tiếng đờn nhịp lọt.
Thú chơi đờn ca tài tử còn vì phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên. Ngoài số cuộc chơi ở các lễ hội đình đám ngồi bộ ván trải chiều bông nghiêm trang, phần nhiều các ban ca nhạc tài tử thích chơi giữa cảnh trời trăng mây nước. Có thể dưới bóng mát gốc me, gốc xoài, gió lộng, trên gò đất cao cạnh ao làng được bao bọc bốn bề là đồng lúa xanh tươi, vàng rực. Hay trên chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng rằm, nên thơ tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như nền nhạc đệm làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông.
Hò ơi!... Gió đưa con buồn ngủ lên bờ, Mùng ai có trống (xin) cho ngủ nhờ một đêm!
Câu hò huê tình nhẹ nhàng có ý trêu chọc bâng quơ của chàng thanh niên nào đó thường cũng là câu mở đầu đánh giá cho bài ca Văn Thiên Tường, Trường Tương Tư, hay vọng cổ Tình anh bán chiếu... Tiếng đời, lời ca ngân nga hòa quyện vào làn gió lan tỏa mãi trên mặt sông đầy.
Ở nông thôn Nam Bộ, việc biết đờn ca tài tử như là lẽ đương nhiên. Trên đường đi câu, đi cấy gặt lúa, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông rộng, hay chống xuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh hoặc trong mênh mông đồng nước Tháp Mười, không ai giấu nổi tình cảm trắc ẩn riêng tư. Những bài ca vọng cổ nằm lòng, bài ruột sẽ được trào dâng, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại vẫn ca "chay" (không có đệm đờn) vẫn phóng khoáng lời ca có sức truyền cảm lạ lùng. Không có ai nghe thì ca cho "mình ên" nghe cho đã. Vì "nghệ sĩ" trước tiên là người thưởng thức sản phẩm của chính mình.
"Nhìn trời hiu quạnh rừng đêm sương gió lạnh; hướng quê nhà lòng thêm chạnh nỗi niềm riêng"... Sầu vương biên ải, nói lên tâm trạng người chiến binh đồn trú nơi biên cương nhớ quê nhà. "Hận sông Gianh" rất được thường dùng khi đất nước còn nỗi đau chia cắt hai miền Nam - Bắc. Lãng mạn cách mạng không gì qua bài "Dệt chặng đường xuân" ca ngợi anh chị giao liên lạc quan trong gian khổ hy sinh, ngày đêm như con thoi khắp sông rạch, đồng bưng của khu Tây Nam Bộ kiên cường hết lòng đánh giặc. Thời đánh Mỹ, nhiều cán bộ, chiến sĩ Giải phóng quân súng đạn oằn vai trên đường hành quân ra trận vẫn mở radio bỏ túi nghe 6 câu vọng cổ "Long An xanh màu lá mạ" trong cảnh bom đạn Mỹ tàn phá quê hương, "Bài ca Trường Sơn" nỗi lòng người con An Giang Nam Bộ đang đứng trên đỉnh Trường Sơn thương nhớ về Bảy Núi quê nhà mà khắc ghi mối căm thù, tự động viên mình, động viên đồng đội quyết chiến quyết thắng.
Lời ca của bản Vọng cổ cũng được trau chuốt, súc tích trữ tình như thơ. Cô giao liên đưa "chiến sĩ qua sông Sài Gòn như chở trăng mây trời" sang sông. Chị du kích "sau đợt chống càn, bầu sữa căng, về nhà cho con bú không quên hái bông sen hồng mọc lên trong hố bom đìa" giành tặng con yêu. Anh hùng đến độ lạ thường. Coi việc đánh giặc như nhổ cỏ bắt sâu hàng ngày ở vườn cà, ruộng lúa... Vọng cổ tài tình như vậy, chính trị, triết lý, đạo lý nhân bản sâu sắc thời đại.
Bởi vậy, không chỉ giới công, nông, binh mà cả giới trí thức gần thế kỷ nay ở Nam Bộ rất yêu thích và tham gia học đời ca tài tử, cải lương. Những học trò nổi danh của thầy Ba Đợi, thầy Sáu Lầu có nhiều thầy thông, thầy ký, đốc học, hương chức hội tề. Vì đờn ca tài tử vừa bình dân, vừa cao cấp, vừa gần gũi, vừa thâm sâu, lời ca quyện chặt tiếng đờn, tiếng nâng bổ lời ca mang theo cả tâm hồn nghệ sĩ, người thưởng thức. Tôi đã được nghe các ban, các CLB đờn ca tài tử của các huyện, thị ở Long An, CLB đờn ca tài tử thị xã Cà Mau, CLB đờn ca tài tử Cao Văn Lầu - thị xã Bạc Liêu... cây đờn ghi ta điện phím lõm có xôm tụ, nhưng không thay được các cây đờn: Cò, Kìm, Tranh, Sến cổ truyền vẫn luôn là chủ đạo.
Giáo sư Trần Văn Khê đã có nhận xét rất chính xác: "... chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi mát, cái đẹp đẽ, có cái phong phú, cái dồi dào mà sức sống, sức đóng góp của tất cả những người nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, nó đẹp đẽ..." Đó chính là ma lực, sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì nó là bản sắc văn hóa Nam Bộ, văn hóa Việt Nam.
4 . Hát bội
Vào những năm đầu thế kỷ XX, bộ môn sân khấu nổi bật nhất ở Nam bộ vẫn là hát bội. Có người cho rằng thời điểm nây, hát bội ở Nam kỳ đă có cải biến nhiều do ảnh hưởng từ tuồng hát Quảng Ðông, hát Tiều và đó có thể là một cách những lưu dân ngưới Việt tiếp thu được khi họ cùng đi theo các nhóm di thần "bài Mãn, phục Minh" vào phía Ðồng Nai. Mỹ Tho, Hà Tiên và những khu vực khác ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cũng vào những năm đầu thế kỷ XX ban hát bội thường kéo tới các địa phương trình diễn khi nơi đó có người đứng ra "bao chầu" như những điền chủ , thân hào, thương gia giàu có. "Rạp hát" mở cửa tự do cho mọi người vào xem. Dĩ nhiên, các hạng ghế đầu - cạnh "sân khấu" - đều dành cho những người có công đóng góp đáng kể hay hàng chức sắc. Ban hát tổ chức trong sân đình và căng lều (rạp) cốt yếu che mưa, nắng cho nghệ nhân. Lệ bán vé vào cửa chỉ xuất hiện khi thực dân Pháp xâm chiếm là đồn trú tại một số tỉnh Nam kỳ. Vào lúc này, những đồng tiền kẽm được ném lên sân khấu có mục đích tán thưởng các giây phút nghệ nhân biểu diễn quá nhập vai, xuất thần. Sau này, còn thêm lệ ném quạt có kẹp những tấm giấy bạc.
Về tuồng tích, phía Hậu Giang gần như chỉ quen thuộc với loại tuồng Tàu (như "Trương Phi thủ Cổ thành", "Tống tửu Ðơn Hùng Tín"...), trong khi miệt Ðồng Nai, Bến Nghé thích tuồng "San Hậu" và đây cũng là một dạng tuồng "Tổ"... Như đã nói, vào thời kỳ này, tại Nam kỳ, các vùng sâu của Rạch Giá, ven U Minh nạn cọp, sấu hoành hành dữ dội. Ở những nơi chưa có đình làng, đồng bào khẩn hoang cho cắm cận bờ sông một vòng rào, bên trong đặt sân khấu có bục cao trên mặt nước. Người xem sẽ bơi xuồng vào trong vòng rào, ngồi trên xuồng thưởng thức. Cọp ven rừng có tới được mé sông chỉ biết nhìn những ánh đuốc bập bùng. Loài cá sấu thích thịt người cũng đành ngóng mỏ ngoài vòng rào chứ không làm hại ai được.
Bên cạnh hát bội, loại nhạc cung đình do nho sĩ, nhạc công ở Trung Kỳ đưa vào cũng được dạy cho con cái những gia đình khá giả. Mang tên nhạc cung đình nhưng nó in đậm chất dân gian của người xứ Huế, có thể từ đời Nguyễn Phúc Chu, nền "kinh tế thị trường" nơi đây đã manh nha với nơi sầm uất nhất có thể kể là cảng Hội An. Một số bài bản khác cũng theo dòng nhạc cung đình đổ vào phía Nam là nhạc dùng trong dịp tế thần hay tang ma, gọi là "nhạc lễ". Người ta đồn đại thời điểm này, khoảng năm 1885, nhạc quan nhà Nguyễn là Nguyễn Quang Ðạt từng phiêu bạt từ Huế vào Sài Gòn bây giờ. Ông tìm đến Cần Ðước, Long An và được dân địa phương sủng ái mời ở lại dạy nhạc lễ. Nguyễn Quang Ðạt đã rà soát bài bản sẵn có tại địa phương, nâng nó lên một cấp. Cho tới nay, người dân Nam bộ, nhất là ở Long An còn tôn ông là Hậu Tổ của nhạc tài tử đặt bài vị thờ cúng ở đình Vạn Phước (Cần Ðước). Những năm đầu thế kỷ XX, theo dòng nhạc tài tử (chỉnh lý từ nhạc cung đình Huế) mới của Nguyễn Quang Ðạt, được phổ biến rộng dần khắp Nam kỳ. Nhạc tài tử có nghĩa là đàn với bạn tri âm, tri kỷ nhằm "di dưỡng tánh tình" hoặc đơn thuần tìm phút giây thư giãn sau một ngày đồng áng, khẩn hoang mệt nhọc. Theo tác giả Trần Văn Khải, người soạn sách "Nghệ thuật sân khấu Việt Nam" (ấn hành ở Sài Gòn năm 1966), trong nhạc tài tử, giọng Oán là giọng đặc trưng miền Nam, đờn Oán thường dùng dây Hổ Tư (dây Chinh) và dây Tố Lan. Hai dây này đều do nghệ nhân miền Nam sáng chế do bài Oán đầu tiên là bài Tứ Ðại. Giọng Oán hơi bi thương nhưng trong nó nổi cộm chất trang nghiêm, hùng dũng. Người sáng chế bản Tứ Ðại, rất tiếc không ai còn nhớ tên.
Khoảng năm 1905, thực dân Pháp xâm lược nước ta và đã cho khai trương nhà hát cho người xem và điễn tuồng ca nhạc kịch kéo dài tối đa vài ba giờ đồng hồ. Khi diễn tuồng có bài trí cảnh nhà cửa, núi non, vườn tược, bàn ghế... khá sinh động. Nhiều người có dịp đi xem hát Tây, thấy gọn gàng, khoa học hơn hẳn loại hình hát bội nên đã nghĩ tới việc cải cách hát bội cho hợp thời. Trước nhất là hình thức, cấu trúc vở tuồng sao cho mô phỏng được những tuồng tích người Pháp đã diễn và sau là thể hiện nó nhưng với nhạc tài tử cũ . Những lối thoát cho nhạc tài tử được mở ra như sau: tử chỗ chỉ ngồi nghiêm nghị để hát, nghệ nhân tiến tới hát có điệu bộ (diễn), gọi là ca ra bộ là tiền thân của cải lương sau này.
Tác giả Vương Hồng Sển trong một nghiên cứu của mình đã xác nhận mốc cụ thể ra đời của cải lương là đêm 11/ 11/1918, là một cuộc hát lạc quyên nhân sự kiện Hoàng tử Cảnh được Bá Ða Lộc đưa sang Pháp làm con tin. Tuy nhiên trước đó, vẫn theo Vương Hồng Sển, hát cải lương cũng đã xuất hiện ở các vùng như Vĩnh Long, Mỹ Tho... với những sân khấu, phông màn, "đề-co-phít" hay souffler (người nhắc tuồng). Dàn nhạc cải lương được giấu sau phông và có thiết kế loại màn từ từ hạ xuống sau khi dứt một cảnh trí hay bản hát (theo hồi ký "Năm mươi năm mê hát" của Vương Hồng Sển).
Xin trích lược một đoạn sau trong hồi kỳ nêu trên của ông, nói về sự ra đời và bối cảnh ra đời của sân khấu cải lương: "... Buổi sơ khởi của cải lương là ngẫu nhiên, tình cờ và do lòng ái quốc mà nên. Người miền Nam có cái hay là khi biết dùng bạo lực chỉ hại thân thì không dùng bạo lực. Họ cố đè nén lòng yêu nước, chôn giấu trong dáng vẻ bề ngoài lêu lổng, chơi bời (...). Cũng may thay, hút sách, bài bạc mãi cũng chán và một số người tìm mục đích khác cho cuộc sống chẳng hạn như việc tụ họp trong một nhà khá giả hay chỗ đô hội như tiệm cắt tóc, tiệm may, tiệm thợ bạc, vừa trau dồi nghệ thuật vừa cùng nhau đờn ca cho vui. Khi những nhóm đờn ca tài tử này lên tới Sài Gòn, nó càng được nâng lên thành một bộ môn nghệ thuật lớn. Một số ban hát thường dựng tuồng Hoàng tử Cảnh nhờ Bá Ða Lộc đi cầu viện, tuồng "Pháp Việt nhất gia" (nếu không thỏa mãn các nội dung này sẽ khó lòng xuất hiện trước công chúng, dưới mắt người Pháp). Một số ban hát lập các gánh hát thân Pháp thời kỳ ấy có thể kể Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thành Phương, Lê Quang Liêm, Ðặng Thúc Liêng... Với một số cải tiến nữa về kỹ thuật, năm 1922, đoàn hát của Thầy Năm Tú ra đời với tuồng tích có kịch bản tốt hơn, do một trong những kịch tác gia đầu tiên ở phía Nam biên soạn là Trương Duy Toản, lấy cốt truyện "Kim Vân Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du...
Từ lúc cải lương ra đời, sân khấu hát bội vẫn tồn tại, phát triển song song nhưng cải lương tiến nhanh hơn một ít kể từ thập niên 20 của thế kỷ này. Nó đã trải qua nhiều thử nghiệm khi có bân vọng cổ thêm nhịp (gọi là vọng cổ Bạc Liêu) thay thế cho Tứ Ðại Oán ở buổi đầu sơ khai. Tuy nhiên, cải lương vẫn thờ ông Tổ chung với hát bội. Cũng không thể không nhắc tới ngành kinh doanh băng đĩa hát từ trước năm 1930 với những Hãng băng đĩa như Pathé- phono, Béka... Thời bấy giờ, cũng ít ai có may mắn xem tận mắt các nghệ sĩ tài danh biểu diễn nên họ tạm hài lòng với các loại băng đă hát này nhưng lúc đầu chỉ những nhà giàu mới có. Sau 1930, với Hãng Asia, một số vở tuồng được dựng lại, ghi âm như các vở "San Hậu", "Tô Ánh Nguyệt"... Nhạc tài tử Nam bộ, tuồng cải lương, hát bội vẫn được xem là thành tựu lao động nghệ thuật lớn của người phương Nam, những người thích làm nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật qua cách nghe-nhìn hơn là chỉ làm văn xuôi, thi phú. Thử điểm qua danh sách những con người đã sống, sáng tác nghệ thuật này, ta nhận ra người ở vùng đồng bằng Nam bộ chiếm số đông. Có thể kể những người con ưu tú, tiêu biểu ấy của đất nước như soạn giả Trần Hữu Trang, kịch sĩ Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu... hoặc sau này là những Phùng Há, Năm Nghĩa, Thành Tôn, Mộng Vân, Kim Cương, ÚT TRÀ Ôn và nhiều gương mặt văn nghệ sĩ khác nữa...
Vốn là một môn nghệ thuật truyền thống lâu đời nhất của Việt Nam, Hát bội (còn được gọi là hát Bộ) xuất xứ từ sân khấu Tuồng của miền Bắc, sau đó thời triều Nguyễn được nâng cao và phát triển mạnh ở miền Trung (Bình Định và Huế...) rồi lan nhanh đến Sài Gòn và Nam Bộ ở vào giai đoạn rất sớm khi vùng đất này hình thành.
Sức hấp dẫn của sân khấu hát bội là sự kết hợp đề cao các đạo lý truyền thống của dân tộc thông qua các hình thức biểu diễn hết sức độc đáo đó là hình thức ước lệ trong nghệ thuật ca, diễn, vũ đạo, trang phục, hoá trang... của diễn viên.
Hát bội giữ được vị trí chủ đạo trong sinh hoạt biểu diễn ở Sài Gòn suốt mấy thế kỷ, nhưng sang đến thể kỷ XX, hát bội bị các loại hình nghệ thuật sân khấu khác (Cải lương, kịch nói...) lấn át, trở thành một loại hình nghệ thuật cổ truyền chủ yếu gắn với sinh hoạt lễ hội dân gian (ở đình, miếu...). Mặc dù vậy, đối với nhiều người dân, nhất là ở vùng nông thôn ngoại thành và người lớn tuổi, hát bội vẫn là một loại hình nghệ thuật có sức hấp dẫn riêng. Đặc biệt, gần đây hoạt động du lịch ở TP Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, các chương trình trích đoạn hát bội truyền thống phục vụ khách du lịch quốc tế đã được chú ý bước đầu đạt hiệu quả tốt.
B . DÂN CA NAM BỘ
I. Dân ca của người Kinh ( Việt )
1 . Lý Nam Bộ
Là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ.
Lý Nam Bộ không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc. Lý Nam Bộ đề cập đến các sinh hoạt, các công việc và tâm trạng, tâm hồn của người dân. Lý còn đề cập đến các loài vật, các loại cây, các thứ hoa trái, nói về tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng.
Có những bài ca nói lên những ước mơ của người dân bình thường, hoặc phê phán châm biếm những cảnh chướng tai gai mắt. Lý Nam bộ thực sự là một thể loại phản ánh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của người Việt ở Nam Bộ
Mặc dầu ở Lý Nam Bộ có đủ mọi sắc thái nhưng có lẽ những nét buồn là sâu đậm hơn, đồng thời lại hồn nhiên mộc mạc và hóm hỉnh ngộ nghĩnh.
2. Hò
Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong một số làn điệu vọng cổ hay bài bản cải lương, ca nhạc tài tử, thì quả chưa đầy đủ. Mặc dầu chúng ta không phủ nhận tính hấp dẫn, yếu tố truyền cảm gây xúc động mạnh của các thể loại ca hát đó, nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu mà xem xét, thì sự phiến diện nói trên có thể đưa đến những nhận định không toàn diện, và hiện tượng nhầm lẫn giữa ngọn và gốc có thể xảy ra. Nội dung vấn đề trao đổi của bài viết này nhằm tìm hiểu tính chất phong phú của nền dân ca Nam Bộ,một bộ phận trong kho tàng âm điệu dân gian phong phú và quí báu của đất nước ta.
Nói đến Nam Bộ,chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Không thể quên được con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình... mà hình như đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh quê phương Nam này! Từ Đồng Nai, Long Khánh, Biên Hòa, Đất Đỏ...với những lô cao su thẳng tắp, bạt ngàn, sừng sững hiên ngang... như muốn vươn lên hàng triệu cánh tay xanh biếc, rậm dày... che kín cả khoảng trời mênh mông... chúng ta đi dần xuống miền châu thổ Cửu Long với những cái tên nghe "là lạ" "dễ thương" như: Mỹ Tho, Bến Tre, Long Xuyên, Cần Thơ, Rạch Giá... băng qua những "tấm thảm vàng tươi" đang óng ánh trĩu cành phơi mình dưới ánh nắng chói chang của miền gần xích đạo.
Sau đó, chúng ta sẽ được nhẹ nhàng, ung dung khua từng nhịp chèo nhặt khoan trên những dòng kênh lăn tăn gợn sóng, dưới những rặng dừa xanh vào những buổi chiều êm đẹp... rồi để có dịp bâng khuâng nghe những câu hò về đêm ngân vang dòng sông, bến nước... và khi tới tỉnh Minh Hải lắm cá nhiều tôm, đặt chân lên mũi Viên An, mỏm đất tận cùng của quê hương phương Nam... nghe biển Đông sóng vỗ quanh năm, một lần nữa, chúng ta càng được khẳng định thêm về khả năng vĩ đại chinh phục thiên nhiên, cải tạo hiện thực của con người trước bao nhiêu biến cố. Phải chăng phong cảnh thiên nhiên của thực tại vốn tràn đầy thơ mộng, nên càng khơi nguồn âm điệu dạt dào cho dân ca Nam Bộ giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị... chắp cánh cho những hoài bão ước mơ sớm trở thành hiện thực...
Chúng ta hãy làm quen với một đoạn hò tâm tình:
..hò ơi!..Nho nhỏ như ai, chớ còn nho nhỏ như em đây luôn chặt dạ bền lòng. Dẫu cho nước Đồng Nai có chảy cạn, đá Đồng Nai có bị mòn, thì thủy chung như nhứt, trước sau em vẫn giữ sắt son lời nguyền.. ơ
Hay những lời "oán trách" nhau trong điệu hò Trà Vinh:
Hò ơi... Tay cắt tay bao nỡ... ruột cắt ruột sao đành! Một lời thề biển cạn non xanh. Chim kêu dưới suối, vượn hú trên nhành, qua không bỏ bậu ơ ơ... mà sao bậu đành bỏ qua ơ ơ...
Cũng như tên nhiều miền của đất nước, hò là một điệu dân ca phổ biến ở Nam Bộ nói riêng. Hò được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng. Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố "tự sự", "vịnh thán", hò thường được dùng để ngợi ca hay đề cao một đạo lý tốt đẹp nào đấy như lòng chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ bền lòng... Âm điệu của các thể loại hò ở từng địa phương thường không giống nhau về chi tiết luyến láy, về cách xử lý các "âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng khác nhau về kết cấu toàn bộ. Thí dụ như: hò Đồng Tháp thì kết ở một nốt thuộc "át âm", nhưng trong lúc đây, tuy cùng một điêu thức "xon", nhưng hò Miền Đông, hò Bạc Liêu, hò Gia Ninh, thì lại dùng nốt chủ âm để kết hoàn toàn.
Việc xử lý kếu cấu này tùy thuộc vào phong cách, vào nội dung của từng vùng, nhằm thể hiện được tính cách riêng biệt, màu sắc độc đáo, chứ không phải là không có dụng ý. Thông thường do ý nghĩa của nội dung lời hò giữ vai trò quyết định, nên giai điệu của hò này được tiến hành theo đường nét bình ổn, "lên dần" hoặc "xuống dần", cố tránh những bước nhảy quãng đột xuất, nhằm tạo ra một phong vị êm đềm, nhẹ nhàng như kiểu "ngân nga, tự sự", nặng đi vào chiều sâu lắng hơn là ầm ĩ, huyên náo. Hoàn cảnh xã hội ngày càng thay đổi, nên nội dung và hình thức hò cũng được cải biên và bổ sung cho thích hợp. Ví dụ như, khi Mặt trận Bình dân bên Pháp chiếm được nhiều thắng lợi trên địa hạt chính trị, thì ở Nam Bộ, kế bên những loại hò mộc, hò huê tình, hò đối, hò thơ, hò truyện... lại xuất hiện thêm một loại hò gọi là hò quốc sự. Nội dung hò quốc sự đề cập đến những vấn đề chính trị cổ vũ và động viên tinh thần yêu nước của quần chúng. Sau đây là một đoạn của hò quốc sự.
Nữ (vấn):
Hò ơi! Trên đời mọi vật bẩn nhơ
Đều nhờ rửa nước trở nên trong lành
Đến khi nước phải nhơ tanh
Lấy gì mà rửa xin anh phân cùng...
Nam (đáp):
Hò ơi! Em ơi trải bao thế hệ oai hùng
Nước nhà lâm nạn anh hùng ra tay
Hi sinh bao quản thân dài
Máu đào từng rửa, "nước" rày thành trong...
Nội dung lớn của hò phần lớn dựa trên cơ sở của lối thơ lục bát, nhưng khi xử lý thì có thể giữ nguyên, hoặc có khi lại mở rộng dài hơn để khớp với âm điệu của câu hò. Vì thế việc sáng tác ra những câu hò được đông đảo quần chúng tham gia dễ dàng và nhanh chóng thu hút được sự hâm mộ của quần chúng. Về tháng bảy âm lịch, thường là mùa cấy rộ và cũng là lúc mà các "vạn" cấy (như phường, hội) được có dịp trổ tài vừa cấy giỏi lại vừa hò hay... và dĩ nhiên sau những lần gặp gỡ, biết mặt... biết tài nhau... là đến những lời hò hẹn cho những ngày sau mùa gặt hái...
Kế bên những điệu hò trữ tình, êm dịu, dân ca Nam Bộ còn bao gồm những bài hát lý (hay là những điệu lý). Lý là những khúc hát ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, mang tính chất lạc quan yêu đời rõ nét với các nhịp điệu phong phú và sinh động.
Như bài Lý ngựa ô (Nam Bộ):
Lý con ngựa... ngựa ô (2 lần)
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá đậm - Dây cương đầm thấm
Cán roi anh bịt đồng thà...
Lá anh í a đưa nàng... là anh đưa nàng về dinh (2 lần)
... Nhưng cũng có khi, lý lại được pha lẫn vào chút ít màu sắc trữ tình man mác như bài Lý lu là:
Ai về giòng dứa mà qua truông
Nhắn thăm lu là với bậu ơ bậu ơi!
Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho ai?
Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho anh!
Xét về phương diện âm hưởng nói chung toát ra từ các điệu hò và Lý Nam Bộ, chúng ta rút ra được chất tinh khiết, chân thật, tuy mộc mạc, pha lẫn chút ít âm điệu mênh mông của hò, với nhịp điệu sinh động, vui phơi phới đầy tươi mát của các điệu lý. Đặc biệt về mặt kết cấu, lý cũng có những phân biệt câu cú, khúc, đoạn rõ ràng. Sự trình bày phần âm điệu được mạch lạc, có tính nhất quán toàn bộ, và dễ phát hiện, không cầu kỳ, phức tạp, ngổn ngang.
Cách vận dụng và xử lý các hệ thống điệu thức dân gian 5 cung hoặc 7 cung, hoặc 5 cung có thêm bớt bất thường trong thể loại lý, càng tạo thêm được nhiều sắc thái về giọng điệu, càng làm phong phú thêm, mở rộng ra nhiều khả năng kết hợp chặt chẽ giữa âm điệu và ngôn ngữ.Hiện nay, theo chỗ chúng tôi được biết thì các cơ sở nghiên cứu đã sưu tầm và chỉnh lý hơn 40 điệu lý như:Lý con sáo, Lý giao duyên, Lý cây bông, Lý chúc rượu, Lý chia tay,Lý cây gòn,Lý con chuột,Lý bình vôi v.v.
Mỗi điệu lý nói trên đều có một nội dung rõ rệt, hoặc phổ biến những kinh nghiệm sản xuất (như Lý đất dòng chẳng hạn), hoặc ca ngợi những đức tính tốt trong cuộc sống (như Lý Ba Tri), cái đẹp trong thiên nhiên (Lý cây xanh) hoặc oán trách nhau (như Lý lu là) hoặc mỉa mai, châm biếm bọn lý trưởng, cường hào (như Lý con chuột,Lý bình vôi,Lý con sam).Các chủ đề nhạc trong các điệu lý rất nhiều vẻ,dưới những hình thức rất độc đáo, nhưng lại rất quen thuộc với phong vị cổ truyền của quần chúng từ lâu đời.
Trong quá trình cải biên, bổ sung, dĩ nhiên có một số chủ đề trong các điệu lý được sáng tạo, nâng cao. Trong số ấy, chúng ta có thể lấy bài Ru con làm ví dụ. Từ bái Lý giao duyên của vùng Trị Thiên, bài Lý giao duyên của Nam Bộ đã tiến lên trong một quá trình hoàn chỉnh hơn dưới một tựa đề mới là Ru con. Đó cũng là một quy luật, một đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu vốn dân gian cổ truyền để chúng ta phân biệt được tính giao lưu và tính bổ sung đổi mới luôn luôn của nó.
Dân ca là một mảnh đất trù phú, một kho tàng âm điệu vô tận,nơi tập trung của tất cả những nhân tố thể hiện trực tiếp nhất,sinh động nhất tính cách dân tộc của một địa phương hay một dân tộc nào đó. Và nền âm nhạc chuyên nghiệp với tất cả những hình thức phong phú muôn màu muôn vẻ của nó cũng đều bắt nguồn từ di sản dân tộc, từ vốn cổ truyền của thế hệ trước để lại.Vì thế, tìm hiểu được kho tàng quý báu ấy đã là một chuyện không dễ, nhưng cái khó hơn hết,cái quyết định hơn hết là cần phải biết gạn đục, khơi trong, phải biết chọn lọc, lấy ra cái gì "tinh" nhất để phục vụ tốt cho cái hiện tại. Đó là vấn đề rất thiết yếu mà các nhạc sĩ nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, huấn luyện, không riêng cho một địa phương nào,đều nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhân dân trong việc xây dựng một nền văn học nghệ thuật tiên tiến có tính chất dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.
II . Dân ca của người Khmer : chính vì địa lí cảnh quan môi trường miền sông nước Cửu Long đã tạo cho các cư dân sinh sống nơi đây sáng tạo nên những làn điệu dân ca mượt mà , đằm thắm . Bên cạnh dân ca của người Việt với những điệu lí,điệu hò mênh mông bát ngát là các làn điệu dân ca của người Khmer mang bản sắc nền Văn hóa Ăng-Co . Nếu xét tính hình thức,dân ca Khmer Nam Bộ Việt Nam cũng có đủ các thể loại sau đây:
1 . Dân ca lao động : Trong dân ca lao động của người Khmer nơi đây thể hiện rất rõ những công việc , nghành nghề cụ thể như : Hát quăng chài , tung lưới (Chriêng bong som nanh ) , hát đẫn gỗ ( Chriêng cap chhơ ) , hát bổ củi (Chriêng puốcôs ), hát chăm tằm ( Chriêng chinh – Chôm neang ) , hát quay tơ ( chriêng rô qviy sốt ), hát dệt vải ( Chriêng treanh – som poôt) , hát đi săn ( Chriêng Pren bo banh) , hát dã gạo chầy tay ( Chriêng bok Srâu )
2 . Dân ca phong tục nghi lễ : thể hiện tín ngưỡng của người Khmer với đức Phật mà họ tôn thờ , tùy theo nội dung trong buổi lễ mà có những nội dung bà hát cụ thể . Hoặc trong đám cưới hay tang lễ đều có những làn diệu , âm hưởng của nội dung khác nhau .
3 . Dân ca sinh hoạt : những bài hát nói về đời thường , tình yêu, cuộc sống …đều thuộc loại này , hát đối đáp nam nữ người Khmer có bài hát ném cầu (Choi chung) những bài hát thuộc thể loại này càng làm cho đời sống sinh hoạt tình cảm thêm sâu sắc , vui tươi .
4 . Đọc tụng : Ngoài các hình thức dân ca vừa nói ở trên , trong kho tàng dân ca của người Khmer còn có hình thức đọc tụng mà người ta gọi là “ hát lễ “ . đọc tụng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống và nó trở thành một phong tục của những người Khmer theo tôn giáo chính thống là đọa Phật Tiểu Thừa .
5 . Hò ( SăcKăvati ) : cũng như dân tộc Việt sống ở vùng sông nước Cửu Long có rất nhiều điệu hò , người Khmer trong vùng là dân tộc ít người duy nhất ở nước ta có các điệu hò dân gian gần gũi với sông nước như hò đua thuyền , hò kéo dây , hò kéo co , hò hái sen . Đó là những điệu hò khỏe khoắn , khoan thai phù hợp với nhịp điệu lao động trên sông nước .













LOẠI HÌNH DIỄN XƯỚNG DÂN CA NAM BỘ CÁC THỂ LOẠI SINH HOẠT DIỄN
XƯỚNG DÂN CA NAM BỘ CÁC TIỂU LOẠI HOẶC TÁC PHẨM LƯU TRUYỀN RỘNG


HÒ Hò sông nước Hò chèo ghe , hò mái đoản, hò khoan..
Hò trên cạn Hò cấy lúa , hò quốc sự , hò tuồng …
Hò kết hợp trên cạn và sông nước Hò giọng đồng và hò chèo ghe ,hò đối đáp
Hò lễ nghi Hò đưa linh.

LÝ Lý về sự vật, sự đời Lý cái phản , lí ngựa ô, … Lý ngựa ô, lý con sáo, lý con quạ…
Lý có tính chất lễ nghi Lý giọng bóng , lý cảnh chùa Lý tên chùa..

NÓI Nói thơ Thơ Vân Tiên,Thơ Lâm Sanh-Xuân Nương
Nói vè Vè Bách hoa bách thú , vè làm ruộng…


HÁT
Hát sinh hoạt Hát huê tình,hát đưa em,hát đồng dao…
Hát lễ nghi Hát sắc bùa, hát đưa linh… Bài đồng dao có nhiều dị bản trong nước
Hát phiến đoạn Tuồng ( Hát bội ) Hát thài , hát ru , hát chặp , hát rỗi…. Hát sắc bùa ( có quan hệ qua lại ở Bắc Trung nam

BẢNG SƠ BỘ PHÂN LOẠI CÁC SINH HOẠT DIỄN XƯỚNG DÂN CA NAM BỘ


Chương 7
ẨM THỰC NAM BỘ VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG RIÊNG BIỆT

Ăn uống là một nhu cầu sinh tồn , một phản ứng tất yếu về mặt sinh lí của sinh vật . Đặc biệt ở con người ăn uống không chỉ là nhu cầu của phản ứng cơ thể theo kiểu “đói ăn , khát uống “ , mà trên hết còn là bản sắc của văn hóa của từng vùng , miền , từng quốc gia dân tộc . Mỗi quốc gia dân tộc đều có một nét văn hóa ăn uống đặc thù của mình. Cho nên về mặt này không thể nói văn hóa ẩm thực của vùng , miền , quốc gia này này cao hơn vùng , miền khác , quốc gia khác. Chính vì vậy mà người ta chỉ có thể so sánh những nét “tương đồng và dị biệt” của nó mà thôi . Nói đến tính hoang dã và tính sáng tạo trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ là nói đến đặc tính ăn uống của người Miền Nam thể hiện trong các món có nhiều nguồn gốc tự nhiên và sự chế biến các món ăn tự nhiên đó thành các món ăn khác nhau . Nói đến vùng đất Nam Bộ , người ta hay nói đến sự trù phú của vùng đất này về các nguồn lợi tự nhiên , vùng đất “làm chơi ăn thiệt “ . Vì đây là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho con người , con người không phải làm lụng nhiều mà vẫn có cái ăn , cái mặc nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng , không phải vùng đất này lúc nào cũng ưu ái cho con người nhiều nguồn lợi tự nhiên . Mà trái lại , ngay từ buổi đầu khai phá , những lưu dân phải chiến đấu với thiên nhiên một cách gian khổ để khắc phục rất nhiều khó khăn do tự nhiên gây ra . Buổi đầu , khi những lưu dân đặt chân lên vùng đất này thì thiên nhiên ở đây vẫn còn rất hoang sơ , rừng hoang cỏ rậm , thú dữ hoành hành .
Vì vậy để sinh tồn , ở phương diện ăn uống họ không thể nào ăn các món ăn truyền thống ở quê nhà , bởi nguyên vật liệu các nguồn lương thực họ chưa hề quen biết nên lúc đầu gặp gì ăn nấy , từ những cây cỏ trên bờ , con cá dưới sông , con chim trên trời , cho đến các loài sinh vật khác Tính hoang dã trong văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ đã được định hình từ đây. Điều dễ nhận thấy nhất ở tính hoang dã này là người Nam Bộ ăn rất nhiều rau , đây là loại thức ăn có sẵn ở vùng sông nước , ao hồ , ruộng vườn rất dễ tìm không cần nhiều thời gian chế biến , có loại chỉ cần hái vào rửa sạch là ăn được . Người ta có thể ăn các loại rau từ rau đắng , rau dền , rau răm , cải xanh , tía tô, hành , hẹ , ngò gai, … đến các loại cây bông như : bông điên điển , thiên lí , bông kim châm..Trong danh mục này có thứ dùng để ăn sống , có thứ dùng để nấu canh , có thứ luộc lên chấm với cá kho thịt kho hay nước chấm. Hồi ấy chưa đủ thời gian để nuôi gà vịt, heo ,bò vì việc chăn nuôi đòi hỏi nhà cửa ổn định cũng như ta chưa nghĩ đến việc trồng rau tươi , hoặc là vài cây ớt , bụi sã. Bởi vậy người đồng bằng và người Sài Gòn ăn đủ thứ rau . Rau nào cũng ăn “ Không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc “ gọi cho ngon miệng là rau rừng. Đối với các loại thuỷ hải sản , ngoài các loại cá , tôm bắt ở ao người ta còn ăn các loài mang tính hoang dã như : con còng , con cua , ba khía , chuột , cóc , nhái , ếch , dơi , luôn…và thậm chí người ta còn ăn một số côn trùng như : cào cào , dế..
Nhưng nổi bật hơn trong tính hoang dã này chính là môi trường của việc ăn uống, người Nam Bộ thường có thói quen chế biến món ăn và ăn ngay tại chỗ , nên tính hoang dã ở đây thể hiện ở việc các món ăn gắn với không gian của một khoảng vườn, mảnh ruộng , bờ ao. Món cá lóc nướng trui là một minh chứng cho điều này , hoặc một nồi canh chua cá lóc được nấu ngay sau buổi tát đìa cũng thể hiện điều đó . Bởi vì , mọi thứ đều là cây nhà lá vườn, tát đìa xong người ta dựa những con cá lóc to đem nấu canh chua. Mọi thứ như bạc hà , cà chua , ớt …đều có sẵn gần đó không phải ra chợ mua. Khi chín chỉ chặt lá chuối tươi để lót nồi và làm dĩa đựng cá , thêm một chén muối ớt để chấm cá là đã có được một món canh chua cá lóc của một gia đình Nam Bộ giữa một đồng ruộng mênh mông. Món cào cào rang cũng đặc biệt , bởi vùng này nhiều cào cào đến độ chỉ cần cầm túi ra bắt một tí là được một buổi ăn của gia đình , bắt cào cào đem về lặt chân, móc ruột cho vào chảo rang vơi xã ớt , ít gia vị là xong một món khoái khẩu . Nhưng cũng có những món ăn hoang dã ở Nam Bộ dù chưa hẳn là ngon nhưng cũng phần do lạ mà hấp dẫn . Mà Nam Bộ là nơi “đất lành chim đậu” nhờ mưa thuận gió hòa mà nới đây càng trừu phú phồn thịnh:
Ruộng đồng mặc sức chin bay
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua..
Cá nhiều đến nỗi người ta không cần pahỉ nuôi , chỉ có việc tát đìa là bắt lên ăn : “….cá không cần nuôi , gom vào đìa tới mùa thì tát ….”
Sự tiếp biến trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc ở đây đã làm cho các món ăn nơi vùng đất này không ngừng phong phú qua việc tiếp thu rồi chế biến lại , tạo ra hương vị khác . Bún nước lèo của người Khmer là một ví dụ . Món này vốn là đặc trưng của người Khmer nhưng được cả người Việt và người Hoa ưa thích. Bún nước lèo được chế biến từ tôm, cá nấu nhừ, rồi rỉa bỏ hết xương, nêm vào nước lèo sả, ớt, củ ngải bún được giã nhuyễn, sau đó nêm mắm bò-hóc vào cho đậm đà. Ăn kèm với món này là các loại rau húng nhủi, húng quế, hẹ, bắp chuối... Nhưng khi bún nước lèo này qua tay những thợ nấu người Việt thì các nguyên liệu của nó không được giữ nguyên như cũ, mà nó đã được thêm bớt cho phù hợp với cái “gu” của mình: người Việt lại cho thêm tép bóc vỏ, thịt heo quay và một số loại rau khác, mà những loại rau này đôi khi nó khác hẳn nguyên gốc. Một món ăn cũng đặc trưng của người Khmer đó là món canh xiêm lo. Canh xiêm lo là một loại canh chua nói chung, được người Khmer nấu với đầu xương cá khô và rau ghém (chuối cây non hoặc bắp chuối). Nấu món này người Khmer thường dùng me hoặc cơm mẻ. Nhưng khi món canh xiêm lo này qua bàn tay chế biến của các bà nội trợ người Hoa thì họ có cách làm hơi khác một chút: nấu canh xiêm lo, người Hoa vẫn dùng rau ghém và đầu xương cá khô, nhưng lại không dùng me hoặc cơm mẻ; cá khô dùng để nấu món canh này, người Hoa thường dùng loại khô cá sửu, chứ không phải cá lóc như người Khmer.
Đối với các món ăn của người Hoa, các dân tộc Việt, Khmer cũng có sự chế biến lại. Như món cháo trắng, hột vịt muối của người Hoa vẫn được người Việt ưa dùng. Nhưng khi ăn cháo trắng, người Việt không chỉ ăn với hột vịt muối mà còn có dưa mắm và cá cơm, cá lòng tong kho khô... Hay món heo quay của người Hoa thường được ăn kèm với bánh hỏi thì người Việt dùng heo quay đem kho lại, nêm thêm gia vị vào... Hoặc món vịt tiềm của người Hoa thường được nấu với chanh muối nhưng lại được người Việt đem tiềm với cam - ngon cũng không kém.
Món canh chua của người Việt thường được nấu với các loại cá thì người Hoa lại nấu canh chua với gà. Món cá rô kho tộ của người Việt được người Hoa giữ nguyên công thức cũ khi nấu, nhưng họ lại cho mỡ và tiêu nhiều hơn...
Như vậy, quá trình cộng cư lâu dài giữa các dân tộc Việt, Hoa, Khmer trên vùng đất Nam bộ này đã khiến mọi mặt văn hóa hòa hợp và giao lưu lẫn nhau. Mỗi dân tộc, đều lưu giữ một nền văn hóa riêng của mình, đồng thời cũng đóng góp vào nền văn hóa chung của một vùng đất làm cho nền văn hóa Nam bộ nói chung, văn hóa ẩm thực ở Nam bộ nói riêng có sự phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc.
Tính sáng tạo thể hiện ở việc con người chế biến ra các món ăn khác . Việc chế biến này nhìn nhận ở hai phương diện . Thứ nhất một món ăn người ta có thể chế biến bằng nhiều loại động thực vật khác . Chỉ một món kho người ta có thể chế biến kho với các loại động thực vật hoặc thủy hải sản khác để tạo ra hương vị món ăn khác nhau . Thứ hai , chỉ một loài sinh vật , người ta có thể chế biến ra nhiều món ăn khác , với cách làm khác và hương vị cũng khác . Chỉ môt loại cá lóc , người dân có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau như : khô lóc nướng , canh chua đầu cá lóc , cá lóc nướng trui, cá lóc kho ba chỉ - hột vịt, cá lóc xào ớt xanh , cháo cá lóc… Bên cạnh đó , nói đến món ăn Nam Bộ không thể không đề cập đến các mon mắm . Món mắm là một sáng tạo độc đáo của người Nam Bộ , mắm chủ yếu được chế biến từ cá , ngoài ra còn có mắm rươi, mắm tôm , ba khía .. Điều này cũng được làm trò vui trong khi đố cuộc nhau .
“Gió đưa gió đẩy
Về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá
Về đồng ăn cua
Bắt cua làm mắm cho chua
Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền “
Có thể nói tính hoang dã và tính sáng tạo là những đặc trưng tong nền văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ. Đặc tính này không chỉ có ở Nam Bộ , mà còn có ở các vùng khác , nhưng được thể hiện rõ nét hơn ở Nam Bộ , vì hầu hết các món ăn đều gắn liền với môi trường thiên nhiên , môi trường sông nước. Chính điều kiện này đã làm nổi bật hai đặc tính trên . Các món ăn nơi đây đước phủ lớp áo sặc sỡ của văn hóa ẩm thực , là cốt lõi của đạo lí tình của dân tộc Việt Nam chúng ta, đúng như văn hào Balzac nói “ Món ăn xét bề ngoài chỉ là cái đích sự thỏa mãn dục. Nhưng đi sâu ta vô cùng ngạc nhiên thấy nó biểu hiện trình độ văn hóa vật chất thì rất ít nhưng nó biểu hiện trình độ văn hóa tinh thần cảu dân tộc thì rất nhiều” .















Chương 8
MỘT SỐ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC TẠI NAM BỘ

I . Đặc điểm của lễ hội Nam Bộ
- Lễ hội cổ truyền của người Việt nếu ở phía Bắc có cội rễ lịch sử hàng ngàn năm ( hội Đền Hùng, hội Phù Đổng ….) thì ở Nam Bộ chỉ có 300 năm tương ứng với lịch sử di dân khẩn hoang. Lễ hội Nam Bộ “ một chặng đường mới “ tiếp tục dòng chảy của lễ hội truyền thống từ Bắc vào Nam trong tiến trính lịch sử của dân tộc , và có những bước phát triển mới . VD: Lễ hội Nghinh Ông , Bà Chúa Xứ , Dinh Cô….
-Lễ hội Nam Bộ có nền tảng chung là lễ nghi nông nghiệp của cư dân trông lúa nước .
- Lễ hội Nam Bộ đan xen pha trộn nhiều dòng văn hóa khác nhau :
VD : + Giao lưu văn hoá Việt – Hoa : Lễ hội chùa bà ở Bình Dương ( Rước linh vị bà sang miếu Quan Thánh rồi sang chùa bà Chúa Thuận Thiên của người Việt)
+ Giao lưu văn hoá Việt Khmer : Lễ hội đình Linh Sơn Thánh mấu ở Tây Ninh….
- Lễ hội Nam Bộ còn có nội dung tưởng niệm những anh hùng lịch sử địa phương thời cận đại , những người có công khia hoang mở đất , bảo vệ đất nước ( Nguyễn Trung Trực , Trương Định …) bắt nguồn từ nhu cầu bảo đảm liên kết cộng đồng để sống còn trước những thử thách nghiệt ngã của tự nhiên và kẻ thù xâm lược .
- Lễ hội Nam Bộ đã định chế hoá loại hình diễn xướng Hát bội ( Cung đình ) và một số loại hình diễn xướng dân gian khác như múa bóng rỗi , địa Nàng , múa mâm vàng …( cúng miếu bà Chúa Xứ) vào lễ hội truyền thống của người Việt Nam Bộ.
- Mật đọ lễ hội tại Nam Bộ thưa thớt hơn Miên Bắc nhưng sức cuốn hút lại vô cùng to lớn .
- Nữ thần được tôn vinh đây là một đặc điểm nổi trội của yếu tố giới .

II . Lễ hội của người Việt:
1 . Lễ hội Kỳ Yên : thường diễn ra từ 15/1 đến 15/3 tuỳ theo mỗi địa phương , thường được tổ chức ở đình làng.
Những nét đặc trưng của lễ hội : Cầu quốc thái dân an Phong điều vũ thuận ( đất nước thái bình , mưa thuận gió hoà )
- Nghi thức tế lễ ở đình gồm :
+ Nghi thức túc yết kiểm soát : lễ vật cúng phải tinh khiết ( lau mặt trống , chiêng , dâng hương, nước, rượu , trái cây, hoa quả..)
+ Nghi thức đàn cả : giống túc yết nhưng thêm nghi thức “ ẩm phước” dâng hương , rượu , trà ) cúng cầu siêu cho anh hùng liệt sĩ vì quốc vong thân , cúng tiền hiền, hậu hiền.
Thái cực : Ông bàn cổ , cầm nhang vái bốn phía với ý nghĩa thái cực đang vận hành , khai thiên lập địa
Lưỡng nghi : âm dương sang nhật nguyệt , cầm dĩa đỏ trắng tương hợp
Tam tài : thiên - địa – nhân , thể hiện Phúc - Lộc - Thọ không múa hát chỉ hát câu chúc phúc.
Tứ tượng : tứ thiên vương cũng múa , giương bốn câu liễn chúc phúc
Ngũ hành : 1 nam già , 4 nữ trẻ hát những bài quốc thái dân an .
Bát quát : Lễ bát tiên hiến thọ, tặng quả đào. Lễ gia quan tấn tước , ông địa câmg quạt múa có chữ “ gia quan tấn tước “
+ Nghi thức xây chầu đại hội : trong lễ cầu an , người ta dâng cúng cho thần một chầu hát bội ( hát cho thần xem ) , phải có nghi thức xây chầu để cầu cho buổi diến được thành công và cầu bình an cho làng xóm . ( 5 giai đoạn diễn trên sân khấu theo sự vận chuyển trong vũ trụ : thái cực , lưỡng nghi , tam tài , tứ tượng , ngũ hành, bát quái )
+ Nghi thức lễ hồi chầu - kết thúc cuộc lễ
Kết luận : Cúng đình là nghi lễ để củng cố tình cảm cộng đồng , quê hương, đề cao công ơn thần tiền hiền , hậu hiền , người có công với làng nước thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn , giáo dục thế hệ trẻ ý thức về lịch sử , tôn kính tiền nhân (những người mở đất khẩn hoang Nam Bộ )

2 . Hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu ( 10 – 15 / 1 ) Núi Bà Đen Tây Ninh và Lễ Hội Diêu Trì Cung ( 15 / 8 âm lịch ) Đền Phật Mẫu Toà thánh Cao Đài ở Tây Ninh
Cả hai lễ hội này đều là một dạng triễn lãm sản phẩm nông nghiệp được làm ra trong năm và cầu cho năm mới được thu hoạch bội thu hơn.

3 . Lễ hội Bà Chúa Xứ : diễn ra từ 23 – 27 / 4 ( chánh vía 24/4 – ngày an vị tượng bà , tháng chuẩn bị làm đồng và tạ ơn bà cầu bà phù hộ ) nơi diễn ra lễ hôị tại Núi Sam – Châu Đốc ( An Giang ) . Đây là lễ hội lớn nhất , dài ngày nhất ở Nam Bộ là nơi cầu phúc cho bá tánh khắp nơi quy tụ về đây.

4 . Lễ hội Nghing Ông ( Cầu ngư , tế cá Ông ) Thời gian diễn ra lễ hội từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm ( biển yên tĩnh thời tiết thuận hoà) Nơi diễn ra lễ hội tại các lăng đình thờ cá Ông trên dọc bãi biển Nam Bộ từ Kiên Giang đến Bình Thuận. Đây là lễ hội lớn nhất của cư dân ven biển cầu an , cầu được mùa cá và thể hiện lòng biết ơn cá Voi ( cứu nạn ngư dân trên biển ) . Nhân dịp này ngu dân vừa tế , nginh vừa vui chơi : cà keo , múa bông , hò khoan , đua thuyền thúng, chèo cạn.
III . Lễ hội của người Hoa :
1 . Lễ hội bà ( Thiên Hậu ) : thời gian mở hôi và 15/1 ( tết Nguyên tiêu ) vía 23/3 âm lịch . Nơi mở hội là những nơi tập trung đông đảo cư dân người Hoa trên Nam Bộ : Chợ Lớn – Sài Gòn , Lái Thiêu , Bình Dương…Đây không chỉ là ngày của những người Hoa mà nó còn thu hút hàng triệu lượt người không thuộc dân tộc Hoa. Những người tham gia lễ hội thương vay tiền tượng trưng , tổ chức rước kiệu , hát Tiều , Quảng , múa Lân, Sư , Rồng ,thi và bán đấu giá đèn lồng , thi võ thuật…
2 . Tết Đoan Ngọ : 5/5 âm lịch hằng năm đựơc tổ chức tại các am miếu , đình của người Hoa . Về tham dự khách thâp phương và bà con nơi đây thường làm việc thiện : phóng sinh ( chim , cá ..) , bố thí người nghèo , đóng góp công ích cho khu phố , trường học …Ngoài ra còn có xin xăm , bói toán đoán vận mệnh. Người Hoa còn có vay tiền tượng trương để làm ăn ( mua bột mì , cam quýt ) với quan niệm dân gian : Vay rằm tháng một trả rằm tháng chạp. Những người đến tham dự lễ hội thường cầu xin con trai đến bà Kim Hoa Nương nương…
IV. Lễ hội của người Khmer :
1 . Lễ vào năm mới ( pithi chol chnam thơ Mây ) Lễ lớn nhất trong năm của người Khmer : Thời gian khai hội 3 ngày giữa tháng 4 dương lịch ( tháng Chét Khmer ) thời điểm giao mùa bắt đầu mùa mưa , chuẩn bị mùa vụ mới .
Những nét đặc trưng của lễ hội :
- Tiễn thần Têvôđa cũ , đón Têvôđa mới
- Rước Đại lịch ( tích thần Mâh Prưm ) 3 vòng quanh chính điện .
- Nghe thuyết pháp
- Cúng dường cho sư sãi
- Tắm tượng phật để cầu phúc .
- Tắm ông bà để báo hiếu tích phứơc
2 . Lễ cúng ông bà ( Pithi Dolta ) nhớ ơn ông bà , cầu phúc cho linh hôn thân nhân quá vãng . thời gian diễn ra lễ hội khoảng tháng 8, 9 âm lịch hằng năm. Nơi diễn ra lễ hội tại các chùa chiền của người Khmer .
Những nét đặc trưng của lễ hội :
- Đón linh hồn ông bà cha mẹ về nghe kinh lấy phước .
- “Phchun Banh “ lễ góp bánh cho những linh hồn thiếu đói .
- Ở Tinh Biên – An Giang có lễ hội đua bò truyền thống .
V . Lễ hội của người Chăm :
1 . Lễ cúng trăng ( Ok ombok ) lễ đút cốm dẹp : đây là một dạng ma phục cầu phước . Tống tiễn mùa mưa , đón mùa khô để làm ruộng , Quan niệm sự vận hành của mặt trăng ảnh hưởng đến mùa màng , ruộng rẫy . Cúng nông sản phẩm. Thường được diên ra 15/10 âm lịch tại các chùa và trong Phum sóc.
Những nét đặc trưng của lễ hội :
- Cúng trăng
- Đút cốm dẹp
- thả đèn nước , thả đèn gió , đua ghe ngo.
2 . Lễ Roya Idila ( kết thúc mùa chay Ranladat) lễ xả chay , ngày tết . Tháng 7-10 ( tháng 12 Hồi lịch ) đựơc diễn ra tại các thánh đường Hồi giáo và Plây .
Những nét đặc trưng của lễ hội :
- Dịp mọi người ở xa về xum họp gia đình . Tiễn năm cũ , đón năm mới . Thăm viếng nhau cầu nguyện điều lành cho nhau .
- Tập tục “ Hiến sinh “ một con bò. Khuyên mọ người thực hiện tốt đức tin thịt bò chia đều cho các nhà trong xóm ( Truyền thuyết sự hi sinh của thần Ỉhohim , biểu lộ đức tin vào thượng đế đức thánh Ala )

Ngoài những lễ hội đặc trưng của từng dân tộc ở Nam bộ được kể trên Nam Bộ còn có những lễ hội đặc trưng của từng vùng , miền đang về văn hoá tín ngưỡng và mang tính lịch sử tồn tại và liên tục được kế thừa phát huy trên khắp các tỉnh ở Nam Bộ như :
- Châu Thới Sơn - một di tích anh hùng , Thuận An – Bình Dương .
- Đình Phong Phú – Nôi cách mạng “ Bưng 6 xã “ , phường Hiệp Phú , Quận 9 – TP Hồ Chí Minh.
- Nam thiên Nhất Trụ - Chùa Một cột sừng sững giữa trời Nam , Quận Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh
- Lễ hội Trùng Cửu ( 9/9 âm lịch hằng năm) – Nhà thờ lớn Long Sơn – Vũng Tàu
Và hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác kéo dài từ mũi Cà Mau đến Bình Thuận...
Nguồn: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tham khảo :

1 . Nguyễn Đăng Duy – Văn hóa tâm linh Nam Bộ - Nhà xuất bản Hà Nội , 1998

2 . Viện Khoa học Xã hội Việt Nam , Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ - Nam Bộ dân tộc và tôn giáo – Nhà xuất bản khoa học xã hội , 2005

3 . Phan Thị Yến Tuyết – Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống ở Nam Bộ - Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh , 2002

4 . Phan Thị Yến Tuyết – Nhà ở , trang phục , ăn uống của các dân tộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Nhà xuất bản Khoa học xã hội , Hà Nội , 1993


5 . Trần Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam – Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh , 1994

6 . Trần Ngọc Thêm – Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh , 2001


Các trang web

1 . http://www.vietshare.com/vanhoa/vanhoa.asp

2 . http://bariavungtau.com

3 . http://www.yellowpagetravel.com.vn/index.php/show/23

4 . http://www.thoangsaigon.com/saigon/vhnambo/vhnambo.asp

5 . http://www.danangpt.vnn.vn/home/news/index.php

6 . http://5nam.ttvnol.com/Phutho/496267/trang-3.ttvn

7 . http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/overview.asp

8 . http://www.baocantho.com.vn/vietnam/

9 . http://cailuongvietnam.com/

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương