Phân biệt KIỀU NƯƠNG và LIỄU THUẬN NƯƠNG


Phân biệt KIỀU NƯƠNG và LIỄU THUẬN NƯƠNG


Khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai thể điệu : Kiều Nương và Liễu Thuận Nương. Bởi chúng có những nét khá tương đồng và sự ngẫu nhiên về tên gọi, nếu không phải người trong nghề thì việc nhận dạng không dễ dàng chút nào. Căn cứ vào tính năng giai điệu và công trình nghiên cứu âm nhạc tài tử cải lương, chúng tôi có mấy vấn đề khảo sát về hai thể điệu này.

KIỀU NƯƠNG

Là một thể điệu nằm trong nhóm bài bản ngắn, gồm 10 câu nhiẹp chiếc (6/4), vô xàng ra ú và dứt xáng. Tính chất vui nhộn và xôm tụ, tính năng tác dụng biểu đạt sự thỏa mãn trạng thái hưng phấn hoặc ngược lại hơi gay gắt . Bởi nó có khả năng hoán vị trạng thái là thế, nghĩa là biến vui nhộn thành gay gắt. Nói khác hơn, Kiều nương có thể biểu đạt sự hưng phấn tươi vui và cũng có thể miểu tả sự giận dỗi hoặc trách móc nào đó, nhằm khơi nmào cho sự xung đột nhẹ xuất hiện.
Phạm vi sử dụng của nó khá rộng, chức năng là một bản ngắn gác đầu để vô vọng cổ với dạng độc lập (ca lẻ) và trong những tình huống thích hợp trong ca kịch cải lương cũng có thể xuất hiện rộng rãi . Kiều nương thuộc phong cách cải lương, không được xếp trong phong cách tài tử, nó có cấu trúc âm nhạc đơn giản, trường độ ngắn nhưng cao độ thì khá cao, nếu người ca có âm độ yếu thì khi dứt chữ xáng kết thúc bản hơi khó khăn, thường bị « sét » tức là không tròn âm, âm thanh bị méo đi hoặc bị lép tiếng. Đây cũng là đường nét khu biệt rất đặc trưng của Kiều nương. Nhưng Kiều nương cũng rất là « dễ thương », chất giọng nào cũng có thể phù hợp khi diễn xướng, trong vở diễn , nhân vật nào cũng có thể sử dụng nó như là một sự việc hiển nhiên. Nó cũng không có phong cách riêng cho một ai để làm điểm tựa, như nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhờ bài vọng cổ. NS Minh Chí thì nhờ bản xàng xê làm điểm tựa để nổi danh chẳng hạn. Không chỉ riêng Kiều nương mà nhiều loại bản ngắn cũng tương tự như thế .

LIỄU THUẬN NƯƠNG

Là một thể điệu thuộc nhóm bài bản trung, hơi quảng, gồm 16 câu, nhịp chiếc (3/2), vô lieu ra cống và dứt liu. Tính chất xôm tụ, trữ tình, và sang trọng, tính năng tác dụng biểu đạt sự hân hoan và cũng có khả năng dùng để diễn tả sự truyền bá một nội dung nào đó. Vốn có tính cách trữ tình và sang trọng, nên nó thường xuất hiện trong những tình huống kịch lạc quan . Liễu thuận nương không thấy làm lớp ngắn để gác cho vọng cổ (ca lẻ), vì phạm vi sử dụng có hạn định, chỉ ở thể loại cải lương hồ quảng thường hơn . Ở một số vở diễn khác, Liễu thuận nương thường xuất hiện gắn liền với tính cách của ngoạc hoàng hay tiên thánh để biểu đạt trạng thái quan lạc, chúc mừng hoặc có tính cách truyền lệnh - chỉ đạo… Đây cũng là một trong những đặc trưng của thể điệu này .
Cấu trúc giai điệu không phức tạp, dễ đờn và dễ ca, cao độ có đường nét tương đối bằng phẳng với trường độ khá dài ở các âm « cống » nằm các vị trí cuối câu, nên đòi hỏi người ca phải tận dụng kỹ năng ngân giọng thì mới diễn đạt được chất trữ tình. Trong một số vở diễn, các vai vua, tiên thánh khi ca Liễu thuận nương, mà sử dụng kỹ năng đạt được thì rất sang trọng và quý phái.
Nét đặc biệt của Liễu thuận nương, trong lòng câu có nhiều chỗ nhấn - dằn âm và về hò rất tươi mượt. Vì thế, nét chính là nó không mang tính xung đột trực diện, cũng không gay gắt đối với những tình huống đa thoại, dù là tình huống đó được thông báo xung đột sắp xuất hiện.

NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT

Xét về âm nhạc, Kiều nương và Liệu thuận nương có cùng giai điệu và chung nhóm bài bản trung và ngắn của cải lương. Cấu trúc câu và nhịp có phần khác nhau nhưng cơ bản vẫn theo mô hình tuyến tính, sắc thái âm nhạc cũng có nét tương đồng .
Kiều nương có 10 câu, nhịp chiếc 6/4, còn Liệu thuận nương , nhịp chiếc 3/2, như vậy tiết tấu của Kiều Nương nhanh gấp đôi Liễu Thuận nương và Liễu thuận nương có đến 16 câu. Trên cơ sở này, thì độ dài của Liễu thuận nương hơn ba lần so với Kiều Nương. Cả hai, đều dùng cho cải lương, nhưng Kiều nương có khả năng sử dụng độc lập ở bài vọng cổ, còn Liễu thuận nương không thấy và rất hạn chế với tính năng giai điệu của mình.

Đỗ Dũng
Trích Sân Khấu TP, số 926, 22 tháng 12, 2008, tr. :30 – 31, TP HCM, Vietnam

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương