Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 27, 2018

Pipa (đàn tỳ-bà)

Hình ảnh
                                             P ipa (đ à n tỳ-bà) l à một loại nhạc   khí bốn dây có hình trái lê. Cái   tên của đàn này có nguồn gốc từ   kỹ thuật sử dụng để đánh đàn.   Hai chữ Tàu pi (tỳ) và pa (bà) từ   cách áp dụng ngón tay để đánh   đàn: khảy là pi và móc là pa. Đàn   tỳ-bà được đem vào Trung-Quốc   cách đây khoảng hai ngàn năm   vào thời đại triều Hán ở Trung Á.   Loại đàn này có lẽ mang ảnh   hưởng của loại đàn được sử dụng   vào những triều đế xưa ở Trung   Đông. Đàn tỳ-bà là một trong   những nhạc cụ cổ của Trung   Quốc. Đàn tỳ-bà thời tiên sơ có   rất nhiều dạng, làm từ nhiều vật                                             liệu khác nhau, và số dây đàn cũng khác nhau. Nay, đàn tỳ-bà đều giống nhau. K hi sử dụng, đàn tỳ-bà được đặt ở trên đùi trái. Hầu hết những nghệ sĩ chơi nhạc hiện đại cầm đàn đứng và cổ đàn được đặt gần tai trái. Vài nghệ sỹ chơi nhạc cổ điển cầm đàn nằm; cách cầm đàn này mang sắc thái nguyên thủy. Đàn tỳ-bà được lên dây ở cung La

Ngược dòng thời gian: Vì sao Tỳ bà trở thành “nữ hoàng của các nhạc cụ dân gian”?

Hình ảnh
Âm cao trong trẻo, âm trung nhẹ nhàng còn âm trầm thì dày, dải âm của nó rất rộng vì thế mà thanh âm phong phú, thể hiện được rất nhiều đề tài và cung bậc cảm xúc, mệnh danh là nữ hoàng của các nhạc cụ dân gian – đó chính là đàn Tỳ bà. Cấu trúc đàn tỳ bà thể hiện tam tài, tứ quý và ngũ hành Đàn tỳ bà có chiều dài 3 thước 5 tấc (khoảng 11,6cm), 3 thước tượng trưng cho tam tài (Thiên, Địa, Nhân), 5 tấc thể hiện ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), 4 sợi dây thể hiện cho tứ quý (bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông). Nghe âm điệu và xem kỹ thuật khảy đàn Tỳ bà: Lý mười thương, Trống cơm – Dân ca Việt Nam hòa tấu đàn Tỳ bà: Đàn Tỳ Bà được chế tác bằng gỗ ngô đồng ở mặt trước, mặt sau là gỗ gụ hay đàn hương. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn

Đàn Tỳ Bà nguyên là hậu thân của đàn Cầm.

Đàn Tỳ Bà nguyên là hậu thân của đàn Cầm. Cầm Phục Hy sở tác, cổ vi ngũ huyền, hậu dụng tứ huyền, toàn huyền phàm thập tam huy.  (Đàn cầm do vua Phục Hy chế ra, xưa là 5 dây, nay dùng 4 dây, thân đàn có 13 phiếm.) Hoàng Đàm Tân Luận: Phục Hy thị thủy tước đồng vi cầm, thằng ti vi huyền. Sách Hoàng Đàm Tân Luận: Đời Thượng cổ, vua Phục Hy mới chẻ gỗ ngô đồng làm thân đàng và xe tơ làm dây.) Vể sau người Hồ nương theo cây đàn cầm để biến cải và đổi tên thành tỳ bà. Thích Danh: Vị kỳ khí xuất ư Hồ trung mã thượng sở cổ; thôi thủ tiền viết Tỳ; dẫn thủ khước viết Bà. Tỳ Bà tứ huyền nhạc khí, nội hệ tế đồng điều vi đảm, thập tam phẩm,  do Cầm chi huy vị. (Sách Thích Danh  gọi đàn này nguyên của quân Hồ cởi ngựa mà đàn, đưa tay tới gọi là tỳ, kéo tay lui gọi là bà. Đàn Tỳ Bà 4 dây, trong thân đàn có buộc một mảnh lá đồng, cũng 13 phiếm như đàn Cầm.) Ngày nay đàn Tỳ Bà có mặt tại nhiều nước châu Á. Đàn Tỳ Bà du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ 11.