Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 15, 2018

Lão nghệ nhân trăm tuổi và cây đàn tỳ bà trứ danh

Hình ảnh
Năm nay hơn 100 tuổi nhưng nghệ nhân Châu Đình Khoá vẫn còn minh mẫn. Ông là nghệ nhân duy nhất còn giữ được những ngón đàn độc nhất vô nhị. Năm nay hơn 100 tuổi nhưng nghệ nhân Châu Đình Khoá vẫn còn minh mẫn. Quá nửa đời người gắn bó với cây đàn tỳ bà cổ, ông là nghệ nhân duy nhất còn giữ được những ngón đàn độc nhất vô nhị.    Lương duyên với cây đàn cổ   Trong tiệc mừng đại thọ cụ Châu Đình Khóa vừa được tổ chức tại xóm Máy Kéo (xã Sơn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình), không ít người đã nhầm tưởng cụ Khoá là nhạc công của buổi lễ. Bởi hôm ấy, cụ là người đệm đàn tỳ bà cho các ca sĩ, con cháu hát mừng sinh nhật của mình. Râu tóc bạc phơ, đôi bàn tay gầy xương nhưng từng nốt nhạc gảy lên, lúc trầm lúc bổng, đã làm rung động lòng người. Câu chuyện về lai lịch của cây đàn tỳ bà và duyên nợ của nó với cụ cũng chính là một thiên truyện ly kỳ. Trải qua hàng chục năm lưu lạc rồi xuất hiện vào năm Gia Long thứ nhất (1802) trong tư dinh của quan Ngự sử Lưu Đức Xứng,

Cây đàn tỳ bà trăm năm, người đàn 101 tuổi

Ở thập niên 1920-1930, người Huế từng biết đến tiếng đàn tỳ bà của quan ngự sử Lưu Đức Xứng. Thân sinh đã để lại cho ông cây đàn tỳ bà này mà mỗi khi ông bế lên, tay “tiên” chạm phải dây đàn, nước sông Hương phải bâng khuâng và bao cô gái Huế cũng phải xao xuyến cõi lòng. Rồi khi ông qua đời, người nhà đã kính cẩn treo tỳ bà ở một góc linh sàng, vừa để thờ viếng vật báu của người quá cố, vừa như muốn chấm dứt lịch sử vàng son của cây đàn, duy chỉ có một người hiểu nó. Tiếng lành đồn xa, mười mấy năm sau, bỗng có một người tìm đến gia đình quan ngự sử Lưu Đức Xứng bái lạy và xin được một lần thử tiếng cây đàn tỳ bà cổ. Khách nâng niu vật báu, rồi tay chạm đến những dây đàn. Lạ lùng thay, khách và chủ mặt mày tươi tỉnh khi gian phòng tràn ngập âm thanh huyền diệu tỳ bà. Rồi khách ca vang giọng ca tài tử. Lời ca và điệu đàn hòa quyện vào nhau, như chàng quyện nàng, như trăng quyện gió, như sông quyện thuyền, như kẻ mặc khách quyện bồng lai tiên cảnh. Bấy giờ, đến lượt chủ bái lạy khác

“Hoa hậu cải lương” Mộng Tuyền hồng nhan đa truân, tìm tình nơi viễn xứ

Hình ảnh
Mộng Tuyền được coi là “Tứ đại mỹ nhân của đất Sài thành” xưa. Tài năng, sắc đẹp đều hội tụ đủ ở người con gái ấy. Thế nhưng, cũng vì chữ tài, chữ sắc mà cuộc đời Mộng Tuyền phải trải qua những đoạn trường. Thế nên, ở tuổi U60, bà dường như vẫn chưa trả hết nợ đời. Trải qua 3 cuộc bể dâu, ở khúc cuối của cuộc đời, người đàn bà hương sắc một thời vẫn đau đáu nỗi niềm riêng. Độn ngực đi giày cao gót để lên sân khấu Sinh năm 1947 tại  Cần Thơ , Kim Loan (tên thật của nghệ sĩ Mộng Tuyền) tham gia ca hát từ khi còn là một cô bé, tính đến nay bà đã có hơn 50 năm ăn cơm nghệ thuật. Sinh ra trong một gia đình nghèo lại đông con nên ngay từ nhỏ, Kim Loan đã phải chịu nhiều vất vả. Cuộc sống khốn khó cũng chính là lý do đưa bà đến với nghệ thuật. Những ngày ấy, việc đi theo các gánh hát chỉ đơn giản là có được bữa ăn, bớt đi gánh nặng cho gia đình và phần nào giúp cha mẹ nuôi các em. Năm 11 tuổi, Kim Loan bắt đầu rong ruổi khắp các nẻo đường với thầy nhạc Ba Cứ để vừa học nghề vừa đi h

“Nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu: Cô gái nghèo bước lên đỉnh cao danh vọng

Hình ảnh
Cùng giống như nhiều giai nhân nức tiếng của Sài Gòn xưa, Mỹ Châu đến với nghệ thuật từ khi còn nhỏ với mong muốn thoát nghèo. Tài năng và sự khổ luyện đã giúp cô bé Mỹ Châu tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả và giấc mộng thoát nghèo trở thành hiện thực ở tuổi 14. Bát cơm chan nước mắt Mỹ Châu là con gái út của một gia đình nghèo ở huyện Thủ Thừa -  Long An . Vì cha mất sớm nên mẹ của Mỹ Châu đã phải tất bật sớm hôm để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Ngay từ nhỏ, Mỹ Châu đã thấu hiểu nỗi vật vả của mẹ nên không  bao  giờ làm mẹ phiền lòng. Cũng chính vì vậy mà, Mỹ Châu chọn nghiệp cải lương dù ước muốn của cô bé là trở thành bác sĩ. Vì mẹ mê cải lương, thích con gái theo nghề ca hát nên Mỹ Châu đã sẵn sàng gạt bỏ giấc mơ được trở thành bác sĩ cứu người để làm mẹ vui lòng. Năm 11 tuổi, Mỹ Châu chính thức theo đoàn Tiếng Chuông bôn ba khắp các tỉnh miền Nam. Ngay từ lần đầu đứng trên sân khấu, cô bé Mỹ Châu đã làm nhiều người bất ngờ vì rất dạn dĩ, biết cách t

Cuộc tình Hoài Thanh – Đỗ Quyên và ngã rẽ bất ngờ sau 10 năm ly tán

Hình ảnh
Tình yêu của nghệ sĩ Hoài Thanh – Đỗ Quyên dù nồng nàn, say đắm vẫn không thể vượt qua được dâu bể cuộc đời khiến họ lạc nhau trong suốt 10 năm… Ly biệt không lời chia tay Thuở ấy, Hoài Thanh được cố NSND Phùng Há phát hiện tài năng và cho người mời ông đến nhà riêng để dạy diễn xuất. Trong những buổi học tại đây, Hoài Thanh gặp lại một cô gái dễ thương tên Đỗ Quyên. Ngay lần đầu gặp gỡ, Hoài Thanh và Đỗ Quyên đã có cảm tình với nhau và càng trở nên thân thiết hơn khi được cố NSND Phùng Há phân vai đóng cặp trong vở Nắm cơm chan máu. Họ chính thức nên đôi sau một đêm mưa gió. Lúc ấy, vì trời mưa to nên Hoài Thanh nhận nhiệm vụ đưa Đỗ Quyên về. Con đường không dài nhưng Hoài Thanh cố tình chạy lòng vòng nên mãi chưa tới nơi. Sau cái đêm ấy, họ yêu nhau say đắm nhưng cả 2 giấu cha mẹ, thầy cô và cả bạn bè. Nói về tình yêu dành cho Hoài Thanh, Đỗ Quyên chia sẻ, bà yêu ông vì tôn trọng nghị lực phi thường của người đàn ông ấy. "Nhà Hoài Thanh rất nghèo, anh có đến 8 người

Nghệ sĩ Minh Cảnh: “Hoàng đế vọng cổ” tan cơ nghiệp vì “gãy cánh”

Hình ảnh
Hành trình từ cậu bé lượm ve chai đến "Hoàng đế" làng cải lương của Minh Cảnh đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều người. Tuy nhiên, khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp thì tai họa ập đến cướp đi của ông tất cả. Giấc mơ của cậu bé bần hàn Trong những năm 60 của thế kỷ trước, Minh Cảnh là cái tên nổi tiếng khắp các tỉnh miền Nam. Ông được coi là nghệ sĩ bậc thầy khi vào câu vọng dài hơi bằng những nét rất đặc trưng mà không có một nghệ sỹ nào có thể đạt được. Không chỉ gây ấn tượng với giọng ca đặc biệt, Minh Cảnh còn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều chàng trai nghèo ngày đó, vì hành trình chạm đến hào quang đầy diệu kỳ. Nghệ sĩ Minh Cảnh tên thật là Nguyễn Văn Cảnh, sinh năm 1938 tại Chợ Lớn. Bố mẹ ông đều là dân lao động nghèo, nhà lại đông con nên từ nhỏ cậu bé Cảnh đã sống rất vất vả. Cậu phải làm nhiều việc để kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ. Năm 11 tuổi, ông được bố mẹ gửi đến sống cùng bà ngoại và dì ở quận 3. Hồi ấy, để có tiền, ban ngày, cậu bé Cảnh đi lượm ve c

Đánh thức cải lương bằng Chuông vàng vọng cổ

Hình ảnh
Suckhoedoisong.vn - Bước sang tuổi 13, Chuông vàng vọng cổ - cuộc thi âm nhạc duy nhất ở nước ta dành cho những tài năng đam mê với nghệ thuật cải lương vẫn bền bỉ, giữ vững thương hiệu. Không chỉ là sân chơi âm nhạc truyền thống bổ ích và ý nghĩa, Chuông vàng vọng cổ còn là nơi phát hiện những viên ngọc thô, tạo ra nguồn lực kế thừa, lan tỏa nghệ thuật cải lương. Không khó để nhận thấy, nhiều cuộc thi âm nhạc đã, đang không ngừng mọc lên như nấm sau mưa ở nước ta như  Sao mai,   Sao mai điểm hẹn, Giọng hát Việt, Thần tượng âm nhạc Việt Nam, Nhân tố bí ẩn, Học viện ngôi sao... Hầu hết các cuộc thi âm nhạc nêu trên đều thuộc về dòng nhạc đương đại, nhạc trẻ và du nhập từ nước ngoài chứ không đi sâu, chuyên biệt về âm nhạc truyền thống. Thí sinh biểu diễn vòng sơ tuyển cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2018 khu vực Tây Nam Bộ. Từ năm 2006, cuộc thi  Chuông vàng vọng cổ  do Đài Phát thanh - Truyền hình TP.HCM  (HTV) tổ chức vẫn bền bỉ tồn tại, đều đặn diễn ra.  Chuông vàng vọ