Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 19, 2018

Văn nghệ Văn học Chuyện của sao Âm nhạc Điện ảnh - Sân khấu Mai Vàng Thứ 2, 19/3/2018 1:32 PM Trang chủ › Văn nghệ : NSND Bạch Tuyết: "Đời nghệ sĩ cho và lấy của tôi quá nhiều"

Hình ảnh
Theo NSND Bạch Tuyết, từ những mất mát, đau đớn trong đời, bà bắt đầu sáng tác, chuyển thể và dàn dựng để gửi gắm vào đó nhiều thông điệp đẹp cho cuộc đời, để an ủi, vỗ về những đau khổ của nhân sinh . Phóng viên : Nhà hát Truyền hình TP HCM sẽ công diễn vở cải lương "Ngôi nhà không có đàn ông" vào tối 18-3 do NSND Bạch Tuyết chuyển thể từ tác phẩm kịch nói của cố nhà văn Ngọc Linh, đồng thời bà cũng là đạo diễn vở cải lương này. Điều gì khiến bà muốn dàn dựng phiên bản cải lương "Ngôi nhà không có đàn ông"? - NSND Bạch Tuyết: Tác phẩm của nhà văn Ngọc Linh luôn có chuyện để kể, vừa ngẫu hứng vừa đầy khôn ngoan chủ ý, hệt như cách ông ứng biến và sáng tạo trên những bản thảo để người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Dòng chảy văn học chất chứa trong tác phẩm của ông khiến người xem dù ở thế hệ nào cũng cảm nhận có mình trong đó; còn nghệ sĩ dễ cảm nhận và thể hiện nhân vật luôn tươi mới, biến hóa tài tình trên sân khấu. Đây là giai đoạn sà

Xã hội hóa sân khấu: Việc không dễ như nói

Hình ảnh
VTV.vn - Ngay bản thân những nghệ sĩ đang hoạt động trong ngành sân khấu, có người còn chưa hiểu cặn kẽ xã hội hóa sân khấu là gì. Chủ trương xã hội hóa các đoàn nghệ thuật là con đường tất yếu. Tuy nhiên so với các lĩnh vực khác như điện ảnh, xuất bản, việc xã hội hóa sân khấu còn diễn ra chậm chạp, lúng túng, thậm chí là bế tắc. Ngay bản thân những nghệ sĩ đang hoạt động trong ngành sân khấu, có người còn chưa hiểu cặn kẽ xã hội hóa sân khấu là gì. Nhà hát múa rối Thăng Long, một địa chỉ quen thuộc đối với du khách muốn khám phá nghệ thuật rối nước truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là điểm sáng của hoạt động xã hội hóa sân khấu phía Bắc nhiều năm qua. Mỗi năm, nhà hát tổ chức hàng nghìn buổi biểu diễn phục vụ khán giả, doanh thu hàng chục tỷ đồng, bước đầu đảm bảo kinh phí duy trì hoạt động. Thế nhưng, 98% khán giả của nhà hát múa rối Thăng Long lại là khách nước ngoài. Điều đó cho thấy loại hình này đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn khách quốc

TP.HCM: Lối ra nào cho sân khấu xã hội hóa?

VTV.vn - Sân khấu kịch xã hội hóa của TP.HCM đang rơi vào tình trạng lao đao, đến mức tuyệt vọng. Việc tìm lối ra cho sân khấu xã hội hóa đang rất nan giải. Ở TP.HCM, người dân đang chứng kiến hàng loạt sân khấu ra mắt rồi phải âm thầm đóng cửa. Số ít còn duy trì được hoạt động cũng rất vất vả, bấp bênh, không ít suất diễn phải trả vé. Có người đã đổ lỗi sự phát triển của truyền hình và mạng Internet đã làm khán giả dần chán và quay lưng với sân khấu kịch nói. Tuy nhiên, với chính những người làm nghề, họ hiểu hơn ai hết nguyên nhân nào khiến sân khấu xã hội hóa lâm vào cảnh "cái chết được báo trước". Buồn thay, đó lại là những vấn đề khó, các nghệ sĩ vẫn vật lộn mà không thể giải quyết. Trước tình hình hoạt động bấp bênh, đơn độc và thụt lùi của các sân khấu xã hội hóa trên địa bàn TP.HCM, giới chuyên môn gồm các đạo diễn, nghệ sĩ đã bày tỏ rất nhiều trăn trở cũng như mong mỏi phải có sự đổi thay gấp rút của mô hình sân khấu xã hội hóa hiện nay, có