Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 20, 2018

Trăng Thu dạ khúc - NS Tấn Thành Đàn Minh Hoạ

Hình ảnh

Xang xừ líu - Có ký âm số - NS Tấn Thành đàn minh hoạ

Hình ảnh

Bài này là hơi Quảng phải không ạ? (Kênh Tiếng Tơ Lòng)

Hình ảnh

8 năm rồi - Giờ đàn lại được vầy chết liền đó ...kaka (Kênh Tiếng Tơ Lòng)

Hình ảnh

6-7 năm rồi còn gì - (Kênh Tiếng Tơ Lòng)

Hình ảnh

NS Văn Ngọc độc tấu Bán Ngân Giang - (Kênh Tiếng Tơ Lòng)

Hình ảnh

Nữ đàn mà mình thấy ngại cho mình ...kakaka

Hình ảnh

Đôi nét giới thiệu về cây đàn tỳ bà Việt Nam:

Hình ảnh
Đôi nét giới thiệu về cây đàn tỳ bà Việt Nam: Tỳ bà là nhạc khí du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, qua bao thăng trầm và biến cố lịch sử, ông cha ta đã dần tạo lập ra phong cách riêng cho tỳ bà Việt Nam, làm phong phú thêm cho nền âm nhạc cổ truyền nước nhà. Đàn tỳ bà có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Trung Á, du nhập qua Trung Quốc bằng con đường tơ lụa, rồi vào Việt Nam. Đàn tỳ bà đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu, căn cứ vào những bức phù điêu chạm khắc hình người chơi đàn tỳ bà tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh, giáo sư Trần Vân Khê và giáo sư tiến sỹ Tô Ngọc Thanh đã cho rằng từ thời Lý (1010-1225) cây đàn tỳ bà đã có ở Việt Nam. Đàn tỳ bà thường xuất hiện trong dàn nhạc cung đình, phục vụ vua chúa, quan lại và tầng lớp quý tộc. (ảnh: phù điêu hình nhạc công tỳ bà) Cho đến giữa thế kỷ thứ 20, cây đàn tỳ bà chính thức được đưa vào giảng dạy tại Trường âm nhạc Việt Nam nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, là một trong tám nhạc cụ chính của khoa nhạc cụ cổ truyền. Người học đầu tiên và có

Phỏng vấn Nguyễn Thị Thanh về tỳ bà

Hình ảnh

Mong cải lương trở thành opera Việt

Hình ảnh
Đạo diễn, nhạc sĩ, nghệ sĩ đều đang nỗ lực làm mới cải lương để âm nhạc truyền thống tiệm cận hơn với khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Phù hợp với khán giả trẻ Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 19.9 tại Long An. Gần tháng nay các đoàn tại TP.HCM đã rộn ràng trên sàn tập. Nếu Liên hoan Kịch nói toàn quốc hầu như vắng bóng các đơn vị xã hội hóa của TP.HCM, thì bây giờ mọi người ngạc nhiên bởi nhiều vở của tư nhân lại tham gia nhiệt tình. Thậm chí “chơi xả láng” như đạo diễn Nguyên Đạt trút gần 1 tỉ đồng dựng vở Tổ quốc nơi cuối con đường với “máu thể nghiệm” như trước nay anh vẫn theo đuổi. Anh nói: “Tôi cố gắng làm sao cho ra chất opera VN, với những dàn nhạc, dàn bè công phu. Bởi mình cần tự hào với cải lương của mình, cũng là một dạng opera đó thôi”. Nghe nhạc sĩ Thanh Dũng thử phối nhạc và bè, đã thấy rúng động. Chất cải lương truyền thống vẫn còn đó, nhưng tính hiện đại cũng rất rõ, tiết tấu cũng nhanh hơn, phù hợp với khán giả trẻ. Dàn

Hà Tĩnh sẵn sàng cho liên hoan dân ca ví, giặm liên tỉnh

Hình ảnh
(Baohatinh.vn)  - Liên hoan dân ca ví, giặm 2 tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/8 tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh. Đến nay, 13/13 huyện, thành phố, thị xã ở Hà Tĩnh đã hoàn thành liên hoan cấp huyện . Những tiết mục độc đáo, những nghệ nhân xuất sắc đã bắt đầu lộ diện, hứa hẹn một kỳ liên hoan đa sắc... Các tiết mục được xây dựng công phu, thu hút nhiều thế hệ diễn viên tham gia là một trong những thành công trong Liên hoan dân ca ví, giặm thị xã Hồng Lĩnh ( Ảnh: Giang Nam ) Ông Nguyễn Cảnh Thụy - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Sau thành công của Liên hoan dân ca ví, giặm huyện Cẩm Xuyên, đến nay, thành phố, TX Hồng Lĩnh và các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc cũng đã hoàn thành cấp cơ sở. Trong đó, có nhiều huyện như: Hương Sơn, Kỳ Anh, Can Lộc còn có những cách làm sáng tạo. Nhờ đó, các tiết mục được chọn để tham dự liên hoan liên tỉnh đều rất xuất sắc, độc đáo, hài hòa giữa yếu tố cổ và mới”. Với mục đí

Mừng thượng thượng thọ Đệ nhất danh cầm Nguyễn Vĩnh Bảo

Hình ảnh
VOV.VN - Ngày 19/8, tại Trường Đại học Đồng Tháp diễn ra lễ mừng thượng thượng thọ Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo. Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan, cùng lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trường Đại học Đồng Tháp, gia đình và học trò của Nhạc sư cùng đông đảo giảng viên, sinh viên tham dự và chúc mừng Nhạc sư. Nhạc sư trò chuyện về cuộc đời mình với nhiều học trò, người thân cùng lãnh đạo Đồng Tháp. Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh uỷ Lê Minh Hoan nhận mình là học trò của Nhạc sư Vĩnh Bảo, với tấm lòng tôn kính, trân quý và tự hào về Nhạc sư tài hoa, người con ưu tú của quê hương Đồng Tháp. Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp cũng thông tin về Nhà trưng bày tư liệu về Nguyễn Vĩnh Bảo - Giai điệu và Cuộc đời vừa được ra mắt công chúng tại Bảo tàng tỉnh theo tâm nguyện của Nhạc sư. Đây là nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị văn hoá nghệ thuật vô giá của Nhạc sư, để thế hệ hôm nay nhìn vào quá khứ và hướng về tương lai. Trong đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp nêu rõ việc tạo điều kiện để nhạc sư trở về quê ch

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo tự nguyện tặng tài liệu dạy đàn cho quê hương

Hình ảnh
Gia đình nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vừa cho biết sẽ tặng toàn bộ tài liệu dạy đàn mà ông tích lũy trên 90 năm cho tỉnh Đồng Tháp, quê hương ông. Theo lời của cô Nguyễn Thị Thu Anh, ái nữ của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, ông tự nguyện tặng cho tỉnh Đồng Tháp tất cả những gì thuộc về âm nhạc mà ông tích lũy trên 90 năm, như tài liệu viết tay, sách Việt, Pháp, Anh ngữ, băng nhạc dạy đàn, đĩa nhạc trên 50 năm tuổi do ông và nhiều danh sư cùng đàn. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 19.8.1918 tại làng Mỹ Trà, nay thuộc TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông bắt đầu học đàn từ năm 5 tuổi. Năm 1938, hãng đĩa John Keller (Đức) mời ông đàn cho đĩa nhựa Béka. Năm 1955-1964, ông dạy môn Đàn tranh tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ sau năm 1964, ông tiếp tục dạy đàn tranh, đàn kìm, đàn bầu trực tiếp tại nhà và qua băng từ cho người Việt và người nước ngoài Năm 1965, ông cải tiến đàn tranh 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây. Năm 1970-1972, ông là giáo sư biệt thỉnh (Visiting Profe

Khánh thành nhà trưng bày về nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo

Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Tháp đã làm lễ khánh thành Nhà trưng bày  Nguyễn Vĩnh Bảo  - Giai điệu và cuộc đời, tọa lạc trong khuôn viên bảo tàng tỉnh (P.4, TP.Cao Lãnh) vào ngày 18.8. Đến dự và chúc mừng nhạc sư Vĩnh Bảo có đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cùng gia đình và học trò của ông. Nhà trưng bày có diện tích trên 100 m2, trưng bày hàng trăm tư liệu tư liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của nhạc sư Vĩnh Bảo. Nhạc sư Vĩnh Bảo năm nay 101 tuổi, được xem là "báu vật sống" của nghệ thuật đờn ca tài tử. Ông sinh ra ở Cao Lãnh, sau đó đi các nơi nghiên cứu, sáng tác và truyền dạy âm nhạc dân tộc, trong đó có loại hình đờn ca tài tử. Trước đó, ngày 28.5, nhạc sư Vĩnh Bảo đã về sinh sống trong ngôi nhà ở TP.Cao Lãnh do chính quyền tỉnh Đồng Tháp vận động một số doanh nghiệp và gia đình cùng nhau đóng góp

Tri ân "báu vật sống" đờn ca tài tử

Hình ảnh
Ngoài nhà trưng bày, tỉnh Đồng Tháp còn xây tặng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo ngôi nhà rộng 200 m2 tại TP Cao Lãnh Sau gần 45 năm rời xa quê hương Đồng Tháp, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - người được xem là "báu vật sống" của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ - đã quyết định trở về sinh sống tại nơi ông được sinh ra và lớn lên. Cơn mưa chiều không ngăn dòng người mộ điệu kéo đến dự lễ khánh thành nhà trưng bày "Nguyễn Vĩnh Bảo - Giai điệu và cuộc đời" nằm trong khuôn viên Bảo tàng Đồng Tháp (226 Nguyễn Thái Học, phường 4, TP Cao Lãnh). Nhà trưng bày có 5 không gian: Khu vực trung tâm - tái hiện đúng gian phòng của ngôi nhà ông đã sinh sống 70 năm cùng 4 nội dung: Quê hương và gia đình; Quá trình hoạt động âm nhạc dân tộc; Nhạc sư trong lòng công chúng và giới chuyên môn; Những thành tích nổi bật trong 80 năm nghiên cứu, sáng tác và truyền dạy. Trước tấm chân tình của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, cách đây 3 tháng, nhạc sư Vĩnh Bảo quyết định trao tặng toàn bộ tư liệ