Tuồng cổ về đâu?
Tuồng cổ về đâu? 20:30 17/09/2019 Hình như sự hào hùng, bi ai, tráng lệ của các vở Tuồng hay nói đúng hơn của nghệ thuật Tuồng đã trở nên não nề, buồn thảm, “lấy đi quá nhiều sức" của cả người diễn lẫn người xem trong thời buổi 4.0, khi mà con người ta dành thời gian để buồn hay vui cùng những cái “like”, những khuôn mặt khóc - cười trong dòng comment (bình luận) trên Facebook. Triết lý nhân sinh trong một vở tuồng cổ Một nghệ thuật độc đáo, đặc sắc và thấm đẫm tính văn hóa của người Việt Nam, có bề dày hàng nghìn năm biểu cảm cùng dân tộc, sẽ về đâu trong kỷ nguyên số? 1. Đúng 18 giờ 30 phút tối, ở cửa ngách của sân khấu - Nhà hát Tuồng Việt Nam, NSND Minh Gái dắt xe vào và bắt đầu ngồi vào bàn trang điểm để hoá thân thành Nguyệt Cô. Mê tuồng, chúng tôi đã xem không biết chán nhiều vở diễn do bà thủ vai chính, như vở “Huyền Trân công chúa”, “Đô đốc Bùi Thị Xuân”, “Không còn đường nào khác”... Tuy nhiên, ấn tượng nhất với tôi, đó là vai diễn trong trườn...