Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 8, 2018

Những vở diễn ghi dấu ấn đẹp

Hình ảnh
ới sự phong phú vở diễn trong năm nay, Giải Mai Vàng sẽ tìm ra những tác phẩm xứng đáng Dù sân khấu vẫn trong tình cảnh khó khăn nhưng sàn diễn cũng bội thu vở diễn. Trong đó, nhiều vở tạo được dấu ấn đẹp đối với công chúng yêu sân khấu, được giới chuyên môn đánh giá cao. Cảnh trong vở nhạc kịch “Tiên Nga” "Tiên Nga" - nhạc kịch thuần Việt nổi bật Là tác phẩm được ấp ủ từ nhiều năm, lại công diễn vào thời điểm Kịch IDECAF kỷ niệm 20 năm thành lập nên đạo diễn - NSƯT Thành Lộc cũng như ê-kíp đã dốc toàn sức lực cho vở nhạc kịch thuần Việt "Tiên Nga" đến với đông đảo công chúng kịp thời. Qua 3 đợt tái diễn tại Nhà hát Bến Thành (TP HCM), vở nhạc kịch này đã thu hút hàng chục ngàn khán giả. Đây là tác phẩm thứ ba trong sự nghiệp đạo diễn của NSƯT Thành Lộc, sau 2 vở "Bí mật vườn Lệ Chi" và "Ngàn năm tình sử". "Tiên Nga" được Nguyễn Thị Minh Ngọc và Hồng Dung chuyển thể từ kịch bản văn học của NSND Nguyễn Thành Châu đã nhậ

"Hôn phối" nghệ thuật Đông - Tây

Hình ảnh
Cải lương ra đời vừa mang tính kế thừa sân khấu truyền thống vừa đón nhận cái mới từ văn hóa phương Tây. Đó là "tính mở", "tính động" của cải lương, đúng với tên gọi đổi mới, canh tân của nó Cải lương là đặc sản văn hóa của người Nam Bộ, ra đời trong làn sóng canh tân đầu thế kỷ XX trên nền tảng của hát bội và nhạc tài tử. Tuy nhiên, nếu bàn về những ngày đầu của cải lương mà bỏ qua "yếu tố Tây", có lẽ là một thiếu sót. Cải lương "chất Tây" ra đời Từ rất sớm, Pháp đã đưa kịch nghệ của họ sang Nam Kỳ để phục vụ trước nhất cho quân đội viễn chinh. L’Opéra de Saigon (Nhà hát Thành phố bây giờ) xây theo kiểu Pháp được khánh thành vào năm 1900. Năm 1906, đờn ca tài tử Nam Bộ đã sang biểu diễn tại hội chợ Marseille. Như thế, các nghệ nhân của ta cũng đã có dịp biết đến nghệ thuật của các nước khác. Nghệ sĩ và các nhà trí thức của ta trong những năm hình thành cải lương đã hiểu biết nhiều về văn học, kịch nghệ và phim ảnh Pháp. Để từ đó, họ đư

Hy vọng mới của cải lương sau 100 năm

Hình ảnh
Hy vọng mới của cải lương sau 100 năm Hà Bi - Huy Nguyễn Chủ Nhật,  7/10/2018, 12:38  (SGTT) - Năm 2018 đánh sự tồn tại 100 năm của cải lương - nghệ thuật sân khấu được ví như Truyện Kiều của dân tộc Việt. Đây là niềm tự hào của người Việt, nhưng không phải không có những lo lắng cho loại hình nghệ thuật này. Sân khấu cải lương được phục dựng trong Song Lang. Sự thăng trầm của cải lương Nhà văn, biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc, đồng biên kịch của Song Lang – bộ phim lấy cải lương thập niên 80 làm bối cảnh – nhận định: “Hiện nay, không ai nghĩ về cải lương như một lão niên trăm tuổi râu tóc bạc phơ; mà phải nhìn thẳng vô sự thật đau lòng là đa số người Việt đang nhìn nó như một trung niên thiếu phụ từ quê lên tỉnh, hương đồng cỏ nội đã bay khá nhiều, lại thêm sa vào giải phẩu thẩm mỹ quá tay”. Ra đời những năm đầu thế kỷ 19, cải lương là sự sáng tạo của người Việt với mong muốn sở hữu một loại hình nghệ thuật biểu diễn mang đặc trưng của nước mình, không phải đi theo q

Tự hào "viên ngọc" cải lương 100 tuổi: Biến nhạc cụ Tây thành guitar cải lương

Hình ảnh
Sự có mặt của cây đàn guitar phím lõm trong dàn nhạc cải lương cho thấy bản lĩnh, óc sáng tạo và tài năng của các thế hệ nghệ sĩ trong việc tiếp thụ, chuyển hóa cái của người thành của mình thật là tuyệt vời, đầy tự hào và đáng trân trọng Đàn guitar phím lõm còn gọi là lục huyền cầm, guitar móc phím, guitar cổ nhạc, guitar vọng cổ, guitar cải lương, guitar Việt Nam..., chưa một cây đàn nào lại mang nhiều tên đến vậy. Và trong lịch sử các loại nhạc khí Việt Nam, cây đàn này có liên quan đến loại hình nghệ thuật vọng cổ và cải lương. Nhạc sĩ Kiều Tấn và cây đàn guitar phím lõm. (Ảnh do nhạc sĩ cung cấp) Nhạc khí truyền thống khó sánh bằng Từ lúc guitar phím lõm hình thành năm 1936, bước đường để mang tên "guitar vọng cổ" luôn gắn liền với âm nhạc tài tử qua những bài vọng cổ (nhịp 8 và 16): "Văng vẳng tiếng chuông chùa", "Khóc mồ bạn", "Sao hôm lốm đốm điểm thưa rồi", "Thức trót canh gà", "Đêm khuya trông chồng",