Bài 19: Dấu ấn đờn ca tài tử Ở Bình Phước
Bài 19: Dấu ấn đờn ca tài tử Ở Bình Phước Cập nhật: 13-03-2017 | 10:49:54 Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ đã vượt khỏi ranh giới đất nước để đến với công chúng trên toàn thế giới kể từ khi UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 5-12-2013. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đậm chất Nam bộ hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Ban đầu chỉ là đờn và ca của người bình dân sau giờ lao động ở vùng sông nước Nam bộ. Đến nay, sau những kế thừa và phát triển, nghệ thuật ĐCTT ở mỗi vùng đã có dấu ấn riêng và sự nổi bật ở Bình Phước là một minh chứng. Những nét riêng thú vị Người ta thường “mặc định” ĐCTT là gắn với dòng sông, bến nước, con đò nhưng nghệ nhân Hoàng Tấn, Chủ nhiệm CLB ĐCTT Trung tâm Văn hóa TP.Hồ Chí Minh nhận thấy, ở Bình Phước thì sông, nước không phải là không gian chủ đạo. Nghệ nhân Hoàng Tấn nói, để ĐCTT gần gũi, cuốn hút hơn với chính con người nơi đây, tôi đã dàn dựn...