Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 31, 2017

Tiểu Sử Diệu Hiền

Hình ảnh
Tiểu Sử Diệu Hiền     Nghệ sĩ cải lương Diệu Hiền sinh năm 1945 tại Tỉnh Bạc Liêu. Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh.          Với lối ca diễn mạnh mẽ rất võ tướng Diệu Hiền là một cái tên được khán giả hâm mộ trong những năm 60 của thế kỉ 20 nhắc đến nhiều nhất. Bà được coi là Đệ nhất đào võ của Sân khấu cải lương thời bấy giờ cùng với phong cách ca diễn độc đáo đã tạo được thương hiệu riêng cho nghệ sĩ này. Đến nay, bà đã diễn được hàng trăm vai diễn để đời trên sân khấu cải lương trong đó phải kể đến các vai đào chính của nữ nghệ sĩ này như vai Bùi Thị Xuân, nữ tướng Triệu Thị Trinh ,... trong vở như Nhụy Kiều tướng quân, Nữ tướng cờ đào, Người nhện xám, Thoại khanh châu tuấn,...          Diệu Hiền tên thật là Lâm Thị Hiền, sinh ra trong một gia đình 7 người con, Diệu Hiền là người con thứ 5 trong gia đình, chưa đầy 5 tuổi cha bà mất, bà theo mẹ lên Sài Gòn kiếm sống. Vốn mê hát từ nhỏ, năm bà lên 9 tuổi bà xin mẹ đi theo đoàn hát nhưng không đượ

Tiểu Sử Diệp Lang

Hình ảnh
Tiểu Sử Diệp Lang     Diệp Lang (sinh năm 1941) là một nghệ sỹ cải lương nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài lĩnh vực chính là cải lương, ông còn tham gia vào nhiều bộ môn nghệ thuật như: kịch nói, điện ảnh, chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn, ông từng trên 20 năm đảm nhiệm vai trò là thành viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh     Ông tên thật là Dương Công Thuấn, sinh ngày 4 tháng 3 năm 1941, tại Bình Tiên, Thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp. Lên 8 tuổi, ông đã theo cha là thầy đàn Ba Diệp đi theo đoàn Cải lương Tam Phụng. Nhưng cha của ông không muốn ông nối nghiệp đàn, vì người đàn chỉ ngồi sau cánh gà sân khấu, nên ông đã tìm thầy dạy hát cho Diệp Lang và cho ông học đóng những vai phụ.     Vào khoảng đầu thập niên 1950, trong một đêm diễn vở "Lấp sông Gianh" tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân) trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn cải lương Kim Thoa bị ném lựu đạn, có hai người trong đoàn thiệt mạng, cha co

Tiểu Sử Đào Vũ Thanh

Hình ảnh
Tiểu Sử Đào Vũ Thanh     Tên thật: Đào Vũ Thanh     Ngày sinh: 1983     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Dấu ấn khó quên trong cuộc đời của Nhơn Hậu là những ngày đầu tháng 9/2002. Lúc ấy, Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp TG chuẩn bị dàn dựng kịch bản “Trăng soi dòng Bảo Định” (Tác giả Huỳnh Anh - đạo diễn Đoàn Bá) tham gia Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc khu vực ĐBSCL. Để bổ sung nguồn diễn viên, đoàn đã tuyển chọn một số giọng ca trẻ, mở lớp tập huấn về kỹ thuật biểu diễn, mời đạo diễn Ca Lê Hồng cùng một số giảng viên Trường Cao đẳng Sân khấu TP Hồ Chí Minh hướng dẫn. Nhạc sĩ Minh Tô, chủ nhân một “lò” dạy ca cổ ở Mỹ Tho có giới thiệu đến lớp một số học trò có năng khiếu, trong đó có Nhơn Hậu. Ngồi bên cạnh các bạn cùng lớp, đa số là những diễn viên đã từng có tên tuổi và đạt nhiều giải thưởng cao trong phong trào VNQC của tỉnh, Nhơn Hậu rất “khớp” bởi vốn liếng nghề nghiệp sau lưng cô chỉ là con số không. Mấy lần cô định bỏ về nhưn

Tiểu Sử Danh Hề Kim Quang

Hình ảnh
Tiểu Sử Danh Hề Kim Quang     Tuồng Phu Tử Tòng Tử ( Hà Triều-Hoa Phượng) Thanh Tú - Thanh Nga - Bé Hương Lan - Hề Kim Quang - Hữu Phước     Nhắc lại những danh hề trong thời hoàng kim của sân khấu cải lương, khán giả ái mộ kịch trường không thể nào quên một danh hề của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga. Đó là danh hề Kim Quang, Kim Quang được các ký giả kịch trường thời đó tặng cho mỹ hiệu hề trí thức.     Danh hề Kim Quang     Hề trí thức, đó chỉ là một cách nói để phân biệt giữa người đóng vai hề bằng tài nghệ duyên dáng của mình để chọc cười khán giả khác với những người diễn hề mà chỉ biết phùng mang trợn mắt, méo miệng nhíu mài, làm trò hề kiểu diểu hình hoặc diễu dơ với những lời nói tục.     Hề Kim Quang tên thật là Nguyễn Văn Quang, sanh năm 1929 tại Núi Sam Châu Đốc. Kim Quang và cả gia đình đều tu trong chùa Tây An ở núi Sam Châu Đốc.     Năm Kim Quang được 17 tuồi nhân xem hát cải lương tuồng Lý Chơn Tâm cởi củi của đoàn Hề Lập hát tại rạp Châu Đốc, Kim Quang th

Tiểu Sử Dạ Ngọc Hương

Hình ảnh
Tiểu Sử Dạ Ngọc Hương     Tên thật: Dạ Ngọc Hương     Ngày sinh: 1968     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Dù tuổi đời còn trẻ, nhưng nữ NS Dạ Ngọc Hương đã có 17 năm hoạt động nghệ thuật trên sân khấu Nhà hát Cải lương Trung Ương.     Cùng tuổi với Thùy Liên, nhưng thế mạnh của Dạ Ngọc Hương lại chủ yếu là các vai chính diện có liên quan đến cuộc đời của những cô gái bình dị hoặc tiểu thư, công chúa, bà mẹ… xinh đẹp, hiền lành, chân thật, nhưng có số phận éo le, trắc trở, thậm chí là bất hạnh. Có thể thấy rõ điều này qua hàng loạt các vai diễn : Nga (Hoàng tử biển), Chiôsan (Cô gái Phù Tang), Công chúa (Đôi ngọc lưu ly), Vương Ngọc Hoàn (Sinh tử bài), Lan (Anh gọi mãi tên em), Kiều Miên (Nỗi nhớ Hoa Bất Tử), bà Tuyết (Ân ái với kẻ giết người), Dung (Kêu cứu), bà mẹ (Bắc cầu ô thước), bà chủ (Cây đàn huyền thoại), Ômachi (Thánh nhân), bà Toan (Nắng quái chiều hôm), Sirin (Truyền thuyết một tình yêu)…     Trong số các vai diễn trên, có lẽ khán

Tiểu Sử Cô Tư Sạng

Hình ảnh
Tiểu Sử Cô Tư Sạng     Cô Tư Sạng tên thật là Đoàn Thị Sạng, sanh năm 1911 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho, mất ngày 04 tháng 3 năm 1955 tại Sài Gòn.     Cô Tư Sạng là một danh ca cổ nhạc. cô gia nhập gánh hát Tái Đồng Ban 1925, cùng hát với các nghệ sĩ Năm Châu, Tư Chơi, Tư Út, Tư Thạch, Từ Anh, các cô Phùng Há, Ba Hui, Kim Thoa, Ba Liên…     Trên sân khấu Trần Đắc, nữ nghệ sĩ Tư Sạng là đào nhì, sau cô Phùng Há nhưng trên địa hạt dĩa nhựa thì cô được các ông chủ hãng dĩa và giới thính giả ái mộ tặng cho danh hiệu là đệ nhất danh ca nữ.     Trong những thập niên 1930, 1940, vì phương tiện giao thông thiếu kém, các đoàn hát bội và cải lương ít đến hát được các quận, huyện xa trục lộ giao thông nên ở các vùng đó, khi có tiệc vui, những dịp gả cưới, người ta dùng máy hát dĩa, hát những tuồng bộ, những bài ca vọng cổ để giúp vui quan khách. Do đó tuy chưa biết mặt nhưng họ đã biết danh những giọng ca vàng và rất mến mộ những nghệ sĩ danh ca như cô Tư Sạng, cô Hai Đá, nghệ

Tiểu Sử Cô Năm Phỉ

Hình ảnh
Tiểu Sử Cô Năm Phỉ     NĂM PHỈ - PHƯỢNG HOÀNG CỦA SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG     Người dẫn đầu trong nghệ thuật diễn xuất     Cách Saigon 70 km, dọc theo bờ sông Tiền là thành phố Mỹ Tho. Những vòm cây ăn trái xòe bóng mát quanh năm. Cuối thế kỷ XIX có gia đình ông Công, họ Lê sinh được 11 người con. Cách đặt tên con của ông cũng ngộ, ngoài tên Công của ông đứng đầu thì tên các con ông sẽ hợp thành câu: "Công thành danh toại phỉ chí nam nhi bia truyền tạc để". Dù ông ghét cay ghét đắng chuyện "đào kép hát hò", nhưng về sau lại có những người con của ông trở thành những nghệ sĩ tiên phong, những tên tuổi sáng chói trên sân khấu cải lương miền Nam. Trong đó, nổi bật là nghệ sĩ Năm Phỉ, tên thật là Lê Thị Phỉ, sinh năm 1906.     Ngay từ năm mới lên mười, bà đã đi theo tiếng gọi của sân khấu trong sự đồng tình của người mẹ. Từ đó, ông Công xem như đứa con gái thứ năm của mình đã chết lúc mới lọt lòng, cấm trong nhà không ai được phép nhắc đến tên Năm Phỉ nữa.

Tiểu Sử Cô Năm Cần Thơ

Hình ảnh
Tiểu Sử Cô Năm Cần Thơ     Cố nữ danh ca Năm Cần Thơ tên thật là Trương Thị Trắc, sanh năm 1917 tại Cần Thơ, Cô vào nghiệp cầm ca khi còn rất trẻ. Người thưởng thức cổ nhạc chỉ biết danh ca Năm Cần Thơ theo tên ghi trên các tròng đĩa hát và không ai biết tên thật của Cô.      Danh ca nổi tiếng     Trước năm 1945, cô Năm Cần Thơ nổi tiếng danh ca trong quán ca nhạc Đức Thành Hưng bên hông chợ Bến Thành Saigon với một lối ca điêu luyện, mang phong cách tài tử phong lưu, làn hơi cao vút và khoẻ khoắn.     Trong các thập niên 30, 40, 50, Đài phát thanh Pháp Á, Đài phát thanh Saigon, những chiều thứ tư và thứ bảy hàng tuần đều có phát chương trình cải lương với các giọng hát tuyệt vời của cô Năm Cần Thơ, cô Tư Sạng, cô Tư Bé, cô Ba Trà Vinh, cô Ba Vĩnh Long, cô Ba Bến Tre, nam ca sĩ Năm Nghĩa, Tám Thưa, Năm Phồi, Tám Bằng, Ba Giáo…     Riêng giọng ca của cô Năm Cần Thơ, thính giả rất ưa thích qua các bài vọng cổ do cô Năm Cần Thơ ca độc chiếc : Thoại Ba Công Chúa, Đắc Kỹ

Tiểu Sử Cô Ba Trà Vinh

Hình ảnh
Tiểu Sử Cô Ba Trà Vinh     Tên thật: Trần Thị Tân     Ngày sinh: 1917     Thể loại: Cải Lương, Việt Nam     Quốc Gia: Việt Nam     Năm đầu tiên của thập niên 1940, làng “dĩa đá” (thời gian này, các hãng dĩa âm nhạc Việt Nam mới ra đời, ghi âm và phát hành các giọng ca trên “dĩa đá” màu đen, “dĩa nhựa” mới có từ thập niên 1970 trở về sau) Sài Gòn cùng giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ: Cô Ba Trà Vinh. Trong dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi”, giọng ca mới này có âm vực rộng, làn hơi đầy đặn, rõ chữ tròn vành, lúc nỉ non ai oán, khi thác dậy sóng trào... hòa cùng tiếng đờn kìm độc chiếc của thầy Hai Dậu - một danh cầm đất Trà Vinh - đã thổi một làn gió mới trong lành, nâng cao vị thế bài ca vọng cổ và các bài bản tài tử trong lòng người hâm mộ.     Kể từ đó, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ tài năng mang tên Cô Ba Trà Vinh, bên cạnh

Tiểu Sử Cô Ba Thanh Loan

Hình ảnh
Tiểu Sử Cô Ba Thanh Loan     Nghệ sĩ Thanh Loan, tên thật là Nguyễn Thị Ba, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1917, tại làng Phong Thới, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.     Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ chị phải lam lũ vất vã phụ giúp cha mẹ để kiếm sống. Chị có giọng hát hay và ước ao được vào đoàn hát, nhưng ước ao đó mãi đến năm chị 23 tuổi tức là năm 1940 chị mới thực hiện hiện được. Chị được đoàn Tân Hí Ban nhận cho theo học nghề và bước đầu được đóng những vai nữ tỳ trong các tuồng hát.     Giai đoạn này đối với chị rất là gay go và lắm phen tủi nhục nhưng với lòng yêu nghề, chị đã kiên nhẫn học tập. Ông Sáu Lăng (phó TTK Hội sân khấu thành phố Hồ Chí Minh nay đã mất) kể lại rằng: “lúc học làm tỳ nữ, trong một đêm diễn, cô múa trật và bị ông bầu gánh đánh, đến nổi phải mang bệnh điếc một bên tai cho đến chết”. Khi đã thành thục những vai tỳ nữ, đoàn mới bắt đầu phân cho cô đóng những vai đào con. Cho đến năm 1946 – 1947 thì cô mới chính thức ở

Tiểu Sử Cô Ba Bến Tre

Hình ảnh
Tiểu Sử Cô Ba Bến Tre     Tên thật: Cô Ba Bến Tre     Ngày sinh: 1914     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Những năm cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, âm nhạc cổ ở Nam Bộ phát triển mạnh ở miền Đông và cả miền Tây. Ở Bến Tre, nhạc (cổ) tài tử phát triển sôi nổi vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ này. Hồi ấy, những ai am hiểu nhạc cổ đều xem nhạc lễ như cái nền của nhạc truyền thống. Cũng như các loại hình văn nghệ dân gian khác, nhạc lễ của Bến Tre có gốc gác từ vốn âm nhạc do cha ông ta mang theo từ vùng đất cũ, và rất có thể cùng thời với loại hình sân khấu hát bội. Dần dần các loại nhạc này được các thế hệ sau phát triển qua quá trình lao động mang nhịp sống sôi nổi nơi vùng đất mới, nhưng cho đến nay, vẫn giữ nguyên cốt lõi của nền âm nhạc cổ truyền.     Tiếp xúc với khá nhiều thầy dạy nhạc cổ của Bến Tre nay tuổi đời khoảng 70 trở lên, chúng tôi được biệt ở đây không hề có phân biệt giữa “nhã nhạc" với "tục nhạc", mà vua

Tiểu Sử Chung Tử Long

Hình ảnh
Tiểu Sử Chung Tử Long     Tên thật/ tên đầy đủ: Lê Văn Trường     Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1970     Nước/ quốc gia: Việt Nam     Nhóm/đại diện: Ca sĩ Tự Do     Xuất thân trong một gia đình nông dân có 5 anh em. Mê nghề hát từ nhỏ, đến năm 1990 được người chú quen biết với gia đình là Đặng Hồng giới thiệu theo đoàn Cải lương Sông Hậu (nay là đoàn cải lương Tây Đô). Người thầy đầu tiên dạy hát là nghệ sĩ Trúc Linh, lúc đó lấy nghệ danh là Trường Giang. Khi tôi về đoàn Tiếng hát Vương Linh, anh Vương Linh đã đặt nghệ danh cho là Chung Tử Long.     - Tôi đi hát ở các đoàn Sông Hậu, Sông Bé 3, Nhân dân Kiên Giang, Tiếng hát Vương Linh...mỗi đoàn đều có nhiều vai diễn hay. Nhưng thích nhất là vai Hàn Mạc Tử, vì tôi rất hâm mộ thần tượng là NSƯT Trọng Hữu, tôi không ngờ mình lại được mời về đóng thế vai của anh. Ngoài ra, tôi còn có các vai được khán giả yêu thích trong các vở: Tấm Cám, Sân chùa đẫm máu, Sự tích cây uyên ương, Độc thủ đại hiệp, Trăng lên ngoài cửa

Tiểu Sử Chiêu Hùng

Hình ảnh
Tiểu Sử Chiêu Hùng     Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Chiêu Hùng tên thật là Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1965 tại Cần Thơ. Xuất thân trong một gia đình có ông ngoại là bầu gánh hát bội, mẹ là đào chánh Ngọc Thêm, cha là nghệ sĩ Ngọc Ánh. Từ nhỏ, Chiêu Hùng đã đi theo cha mẹ lưu diễn nhiều nơi. Năm 10 tuổi (1975), lần đầu tiên anh được diễn vai Trịnh Ân trong vở Trảm Trịnh Ân của tác giả Phương Hùng.          Bắt đầu đi hát chuyên nghiệp từ năm 19 tuổi, nghệ sĩ Chiêu Hùng thủ vai kép chánh đầu tiên, vai Nguyễn Toàn Trung trong vở Gió bụi biên thùy của soạn giả Ðiêu Huyền. Từ đó anh nổi danh là một kép trẻ đẹp có giọng ca ngọt ngào, quyến rũ hội tụ đủ thanh lẫn sắc, nổi bật nhất trong hàng các diễn viên. Những năm 80, 90 anh đi nhiều nơi, gia nhập nhiều đoàn hát từ miền Tây, miền Ðông, tới các tỉnh miền Trung, miền Bắc như các đoàn cải lương: Kim Hương, Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang, đoàn hát cải lương tuồng cổ Minh Tơ… Tất cả đã giúp anh học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm qu

Tiểu Sử Chí Tâm

Hình ảnh
Tiểu Sử Chí Tâm     Tên thật: Dương Chí Tâm     Ngày sinh: 1950     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Chí Tâm sinh tại quận Trà Ôn, Vĩnh Long. Song thân anh mang hai dòng máu Việt và Trung Hoa, sinh sống bằng nghề buôn bán với một cửa tiệm tạp hoá lớn tên Vĩnh Hưng gần Trà Ôn. Vì nhà ở rất gần với rạp hát Long Tấn nên Chí Tâm thường xuyên được nghe vọng qua những bài vọng cổ, không kể thường được bà ngoại dắt đi xem những vở tuồng cải lương được diễn tại đây. Chính vì vậy, Chí Tâm đã chịu ảnh hưởng nặng nề của nghệ thuật cải lương ngay từ những ngày thơ ấu và cảm thấy thích thú để xin gia đình cho đi theo ngành này từ khi mới lên 6. Khởi đầu, anh học ca với thầy Minh. Sau đó, lần lượt nhận được chỉ chỉ dẫn của các nhạc sĩ khác như Bùi Kiên, Mười Ngoạn và Năm Thê.     Năm lên 13, Chí Tâm được bố gửi lên theo học thầy Vĩnh Châu ở Sài Gòn, nhưng không được thu nhận vì người cải lương nổi danh này có quá đông học trò. Nhưng sau đó anh may mắn được