Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 22, 2018

Những cặp bạn diễn vàng trên sân khấu cải lương

Hình ảnh
Bạch Tuyết - Hùng Cường, Minh Vương - Lệ Thủy… không chỉ là đồng nghiệp mà còn trở thành bạn tâm giao trong cuộc sống. NSND Bạch Tuyết - Hùng Cường Cố nghệ sĩ Hùng Cường (tên thật là Trần Kim Cường) sinh năm 1936 tại Bến Tre, sau theo gia đình lên Sài Gòn sống. Ông đa tài khi hoạt động trên nhiều thể loại như: hát tân nhạc, cải lương, kịch nói, phim ảnh... Vốn xuất thân là ca sĩ tân nhạc, năm 1959, Hùng Cường bất ngờ chuyển sang diễn cải lương, gia nhập đoàn Ngọc Kiều. Vai diễn sân khấu đầu tay của Hùng Cường là Romeo trong vở tuồng Mộng đẹp đêm trăng . Sau đó, nghệ sĩ đảm nhận kép chính trong vở cải lương Tuyết phủ chiều đông. Vở diễn gây tiếng vang lớn, thu hút hàng nghìn khán giả. Bạch Tuyết sinh năm 1945 tại Châu Đốc (An Giang) và được mệnh danh là "cải lương chi bảo" (bảo vật của ngành cải lương). Năm 1964, nghệ sĩ về hát cho đoàn Dạ lý hương . Một năm sau, vở Tần nương thất mang lại

Danh hài Văn Chung - tiếng cười mộc mạc giữa đời thường

Hình ảnh
NSND Kim Cương, Lệ Thủy... thương tiếc danh hài vừa mất ở tuổi 91 tại Mỹ vì tài năng diễn xuất và đức sống giản dị, khiêm nhường của ông. Nghệ sĩ hài Văn Chung vừa qua đời khuya 22/1 (giờ địa phương) tại California sau nhiều ngày nhập viện vì bệnh tim, cao huyết áp. Những năm cuối đời, tình trạng sức khỏe của ông dần sa sút vì phải đeo máy trợ tim. Sự ra đi đột ngột của danh hài một thời khiến nhiều nghệ sĩ sân khấu trong và ngoài nước bàng hoàng. Với nhiều nghệ sĩ sân khấu gạo cội như Kim Cương, Lệ Thủy..., Văn Chung là đàn anh đáng ngưỡng mộ, sống khiêm nhường. Danh hài Văn Chung. Nghe tin báo danh hài Văn Chung qua đời qua điện thoại, Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương thốt lên bàng hoàng: "Thật sao?". Văn Chung là một trong những nghệ sĩ lão làng mà "kỳ nữ" được dịp cộng tác nhiều lần cách đây vài thập niên. Bà kể, những nghệ sĩ cải lương diễn

Nhiều họa sĩ vẽ tranh kêu gọi bảo tồn nghệ thuật hát bội

Hình ảnh
Các họa sĩ tổ chức triển lãm ở TP HCM, giao lưu, vinh danh nghệ sĩ gạo cội để thu hút sự chú ý về nghệ thuật truyền thống.     Trailer dự án 'Vẽ về hát bội'. Dự án ra đời khi nhóm tác giả thấy được sự trăn trở của Nghệ sĩ Nhân dân Đinh Bằng Phi - nhà hát bội học - về việc bộ môn nghệ thuật truyền thống  này đang dần bị đào thải. "Người trẻ không hề vô cảm với những nét văn hóa truyền thống, nếu họ hiểu và tìm được sự đồng điệu", đại diện nhóm chia sẻ. Trong ảnh là bức "Hồ Nguyệt C

NSND Trần Bảng - 'ông trùm chèo' thạo công nghệ tuổi 92

Hình ảnh
Nghệ sĩ cập nhật tin tức hàng ngày qua mạng xã hội và bận rộn với những cú điện thoại của học trò hỏi về nghệ thuật truyền thống. Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Trần Bảng chuyển tới sống cùng gia đình Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Trần Lực - con trai ông - trong căn hộ nhỏ tại Hà Nội khoảng một năm nay. Ngày thường, vợ chồng con trai đi làm, các cháu đi học, NSND Trần Bảng ở nhà một mình với sự hỗ trợ của giúp việc. Tuổi 92 mắt mờ, tai lãng nhưng ông vẫn tự chủ trong sinh hoạt cá nhân. So với một năm trước, nghệ sĩ trông đậm người và khỏe mạnh hơn. Ông "kêu ca": "Từ ngày chuyển qua đây, tôi tăng cân và chớm tiểu đường vì ăn đồ ngọt của lũ trẻ (các con Trần Lực)". NSND Trần Bảng hay xem lại các vở chèo do ông đạo diễn qua Ipad. Nghệ sĩ chẳng mấy khi ra ngoài tụ họp bè bạn bởi hội đồng niên của ông giờ như "bóng chim tăm cá". Số ít thì nằm liệt, ph

Nghệ sĩ Ưu tú Hải Phượng trăn trở vì cải lương, hát bội bị bỏ bê

Hình ảnh
Nghệ sĩ Ưu tú Hải Phượng trăn trở vì cải lương, hát bội bị bỏ bê Tiến sĩ cho rằng các bộ môn nghệ thuật truyền thống đang chịu cảnh thầy đờn ngày càng lớn tuổi, còn lứa thay thế khan hiếm. Buổi tọa đàm Đào tạo nguồn nhân lực văn học, nghệ thuật được tổ chức tại TP HCM, chiều 5/1. Tiến sĩ - Nghệ sĩ Ưu tú Hải Phượng - đang công tác tại Nhạc viện thành phố - chia sẻ về thực trạng đào tạo các nghệ sĩ ở bộ môn nghệ thuật truyền thống, cụ thể là cải lương, hát bội. Theo giảng viên, công tác đào tạo các nghệ sĩ dạy cải lương, hát bội chưa được nhìn nhận đúng mức. Nghệ sĩ Ưu tú Hải Phượng tại buổi tọa đàm. Trên thực tế các chương trình nghệ thuật hiện đại về âm nhạc, phim ảnh... đang chiếm lĩnh đời sống tinh thần của khán giả. Game show tràn ngập trên truyền hình với sự tài trợ của các nhãn hàng đối lập với cảnh đìu hiu của những chương trìn

Ngọc Huyền mua được nhà nhờ hát 'Lan và Điệp'

Hình ảnh
Bản ghi âm "Lan và Điệp" của nghệ sĩ được khán giả mến mộ giúp chị mua được nhà ở Vũng Tàu vào cuối những năm 1990. Nghệ sĩ cải lương sẽ thực hiện đêm nhạc Thương hoài ngàn năm tại TP HCM vào ngày 19/1. Trong chương trình, chị hát tân và cổ nhạc, gồm các ca khúc như Khóc thầm, Yêu lầm, Con đường xưa em đi, Sầu tím thiệp hồng, Đèn khuya, Biết nói gì đây ... Bài tân nhạc Lan và Điệp được nhiều khán giả yêu cầu cũng được trình diễn. * Ngọc Huyền và Vũ Linh hát tân nhạc "Lan và Điệp"     Ngọc Huyền cho biết Lan và Điệp từng mang lại cho chị tài sản lớn là ngôi nhà ở Vũng Tàu. Ngày trước, khi còn ca hát ở Việt Nam, trung tâm băng nhạc Rạng Đô

Ngô Hồng Quang hát quan họ kết hợp ngũ tấu đàn dây

Hình ảnh
Album "Nam nhi" của nghệ sĩ hòa trộn giữa yếu tố truyền thống và hiện đại nhằm thu hút giới trẻ về âm nhạc dân tộc. Chiều 28/1, Ngô Hồng Quang ra mắt sản phẩm đầu tay tại Hà Nội mang tên  Nam nhi. Album gồm 10 ca khúc về quan họ và nhạc dân gian vùng núi phía Bắc như: Ngồi tựa mạn thuyền, Thả lái buông chèo, Trèo non lội suối... Ngô Hồng Quang không cải biên hay phá tính nguyên mẫu của làn điệu cổ. Để mang đến sắc thái mới cho nhạc phẩm dân gian, nghệ sĩ kết hợp ngũ tấu đàn dây (viola, cello, double bass, hai violin) cùng beatboxer Trung Bảo. Lý giải việc đưa beat - boxing vào nhạc truyền thống, anh cho biết muốn mang tới sự đặc biệt với những âm sắc, nhịp được tạo ra từ miệng và lưỡi. Ngô Hồng Quang đam mê kết hợp âm nhạc truyền thống Việt Nam với phương Tây. Nghệ sĩ chia sẻ: "Album được thu âm cách đây hơn một năm trong thời gian tôi học tại Hà

'Dạ cổ hoài lang' được dịch sang tiếng Anh, Hoa, Pháp

Hình ảnh
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cùng các cộng sự chuyển ngữ bản vọng cổ kinh điển với mong muốn quảng bá tác phẩm ra thế giới. Tác giả Vũ Đức Sao Biển vừa công bố ba bản dịch tiếng Anh, Hoa, Pháp của bản Dạ cổ hoài lang (Tạm dịch: Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng, cố soạn giả Cao Văn Lầu). Các bản dịch được hoàn thành vào năm 2012, song vì một số lý do, đến nay mới được công bố.  Bản dịch tiếng Anh "Dạ cổ hoài lang" của tác giả Tôn Nữ Tố Loan. Theo Vũ Đức Sao Biển, Dạ cổ hoài lang là tác phẩm có giá trị văn hóa lớn của đờn ca tài tử Nam bộ nói riêng và âm nhạc dân tộc nói chung. Ông cho rằng các nghệ sĩ xưa đã có công phát triển  Dạ cổ hoài lang từ nhịp hai sang nhịp bốn, nhịp tám, nhịp 16, nhịp 32. Do đó, ông và các cộng sự muốn làm một điều mới mẻ cho nhạc phẩm kinh điển bằng cách dịch bản nhạc sang ngoại ngữ để quảng bá giá trị nội hàm của tác phẩm.  "Mục đích của chúng tôi là thu hút các nhà nghiên cứu văn hóa quốc tế chú ý đến văn hóa nghệ thu

Xem hát bội ở phố đi bộ Bùi Viện

Hình ảnh
Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM sẽ diễn các trích đoạn hát bội tại Sân khấu Sen Hồng (khu vực công viên 23.9) vào ngày 23.2 (mùng 8 tết) và tại phố đi bộ Bùi Viện vào ngày 24.2 (mùng 9 tết). Các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM Ảnh: Nhà hát cung cấp Nhằm tạo điều kiện cho nghệ thuật hát bội đến gần với người xem và quảng bá môn nghệ thuật truyền thống này đến du khách nước ngoài tại TP.HCM, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM sẽ diễn các trích đoạn hát bội tại Sân khấu Sen Hồng (khu vực công viên 23.9) vào ngày 23.2 (mùng 8 tết) và tại phố đi bộ Bùi Viện vào ngày 24.2 (mùng 9 tết). Chương trình tại Sân khấu Sen Hồng sẽ diễn ra từ 19 giờ 30 - 21 giờ, với 4 trích đoạn: Thần nữ dâng Ngũ linh kỳ, Phàn Định Công đề cờ, Trần Bình Trọng tuẫn tiết, Triệu Tử nhập Cam Lộ Tự. Từ 20 - 21 giờ tại phố đi bộ Bùi Viện, chương trình sẽ diễn 3 trích đoạn: Ôn Đình chém Tá, La Nhơn đại chiến Đồ Lư, Công chúa Lỗ Lâm. Các trích đoạn được dàn dựng và biểu di

Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành lần đầu về nước làm liveshow

Hình ảnh
(HNMO) - Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành sẽ về Việt Nam thực hiện liveshow tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào đầu tháng 3. Đây là liveshow đầu tiên của một nghệ sĩ đàn bầu nằm trong chuỗi chương trình “Vàng son một thuở”.   Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành. Không phải là nhạc sĩ sáng tác cũng không phải là ca sĩ, việc nghệ sĩ Phạm Đức Thành được BTC chương trình “Vàng son một thuở” mời về nước thực hiện hẳn một liveshow riêng với mức vé khá cao khiến không ít người ngỡ ngàng. Đơn vị tổ chức lý giải, giữa “cơn bão” nghệ thuật chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, “Độc huyền cầm” mang nét độc đáo riêng biệt, đáng để quan tâm. Ca sĩ Nguyễn Ngọc Châm, chủ nhiệm chuỗi chương trình “Vàng son một thuở” chia sẻ: “Năm 2017, chương trình đã  thực hiện các đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ, ca sĩ tên tuổi. Năm nay, chúng tôi muốn mở đầu bằng sự kiện đặc biệt là đưa những người nghệ sĩ đứng ở hậu trường, những người có đóng góp lớn trong nghệ