Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

"Tứ đại mỹ nam" trong mắt NSND Ngọc Giàu

Hình ảnh
(NLĐO) – Sáng 5-3, trong chương trình giao lưu với khán giả trẻ do HTV tổ chức, NSND Ngọc Giàu đã nhận định về nguồn nhân lực của sàn diễn cải lương, mà theo bà có "tứ đại mỹ nam" rất nam tính trong ca diễn, tạo sự chuẩn mực cần thiết cho sàn diễn cải lương hôm nay NSƯT Trọng Phúc, Vũ Luân, Hoàng Nhất và Kim Tiểu Long "Đó là NSƯT Trọng Phúc, Vũ Luân, Kim Tiểu Long và Hoàng Nhất. Bốn nghệ danh ghép lại thành cụm bốn từ "Phúc Luân Long Nhất" thì nghĩa nôm na là "cái phước đức chuyển động theo hình dáng một con Rồng". Cả bốn đều đoạt HCV triển vọng giải Trần Hữu Trang, trong đó có Vũ Luân và Hoàng Nhất đoạt HCV xuất sắc. Năm nay, TP HCM khôi phục lại giải thưởng này, được chọn là một trong 13 lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng của TP HCM. Vậy "tứ đại mỹ nam" này có điều gì hấp dẫn sàn diễn? NSƯT Trọng Phúc Theo bà, cả bốn còn trẻ tuổi đời, tuổi nghề và đang góp phần vào việc tạo cho sàn diễn cải lương sáng đèn. NSƯ

Những tượng đài của đờn ca tài tử Nam Bộ: “Ngôi sao Bắc Đẩu” đàn tranh Bảy Bá

Hình ảnh
Vinh danh những công lao đóng góp to lớn cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba cho NSND Bảy Bá (soạn giả Viễn Châu), cố nghệ nhân dân gian Bạch Huệ, cố NSƯT Vũy Chỗ và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho giáo sư - nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo. “Ngôi sao Bắc Đẩu” đàn tranh Bảy Bá NSND Bảy Bá được giới nghệ nhân đờn ca tài tử xem là ngôi sao Bắc Đẩu bởi những cống hiến to lớn của ông cho đờn ca tài tử Nam Bộ từ ngón đàn tranh điêu luyện của mình Công lao của soạn giả Viễn Châu (NSND Bảy Bá) đối với sân khấu cải lương đã rõ. Nhắc đến ông, giới mộ điệu cải lương và người trong giới không thể không nhớ đến biệt danh “Vua vọng cổ” với gần 2.000 bài vọng cổ, hơn 70 kịch bản cải lương lừng danh do ông sáng tác nhưng nói về những đóng góp của ông cho nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (ĐCTTNB), hiếm ai biết rõ. Đó là những đóng góp thầm lặng của ông trong việc nghiên cứu cách chơi đàn tranh, đàn guitar phím lõm và sáng tác bài bản

"Ngày hội thầy đờn": Giữ hồn cốt cải lương, ĐCTT

Hình ảnh
"Ngày hội thầy đờn" là cuộc phô diễn của đội ngũ cầm đờn và các nhà chuyên môn với nỗ lực tìm giải pháp bảo tồn, phát triển cải lương và đờn ca tài tử Nam Bộ Trước yêu cầu cấp bách giải quyết những khó khăn của hoạt động đàn ca tài tử (ĐCTT) và cải lương, "Ngày hội thầy đờn" được kích hoạt. Bắt đầu từ chủ nhật 8-3, HTV sẽ phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh Niên tổ chức tọa đàm "Ngày hội thầy đờn", sau đó vào mỗi chiều chủ nhật sẽ có các buổi thảo luận chuyên đề, với sự tham gia của khán giả và các thầy đờn. Ba đợt gala "Ngày hội thầy đờn" sẽ được tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn: 30-4, 1-5 và ngày truyền thống sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch). Điều cốt lõi mà "Ngày hội thầy đờn" hướng tới là nhìn thẳng vào thực trạng đời sống của ĐCTT Nam Bộ. Không ít CLB loại hình này hoạt động cầm chừng do thiếu kinh phí, phương tiện và cả nghệ nhân lành nghề. Những thành viên nòng cốt phong trào ngày càng cao tuổi, sức khỏe giả

NSND Lệ Thủy mang "cần câu" cho người khuyết tật

Hình ảnh
(NLĐO) - Trưa 25-9, NSND Lệ Thủy đã đến thăm các học viên Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM. Bà chia sẻ người nghệ sĩ ngoài sàn diễn cần hướng đến công việc cộng đồng. NSND Lệ Thủy và một học viên tại Trung tâm Dạy nghề Người tàn tật và trẻ mồ côi TP HCM Mỗi năm vào mùa Trung thu, NSND Lệ Thủy cùng các bạn hữu trong nhóm hoạt động thiện nguyện đến các địa chỉ quen thuộc như Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM, Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ Người già Thạnh Lộc, Trung tâm Nhân đạo Quê hương, Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định… để hỗ trợ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.  Năm nay, bà xúc động khi đến với nơi dạy nghề cho trẻ mồ côi, người khuyết tật. "Tôi nhớ mãi hình ảnh chị Kim Cương đã từng khánh thành lớp học vi tính mang tên NSND Bảy Nam ngay trong trung tâm dạy nghề này. Tấm gương sáng của má Bảy Nam đã khiến người nghệ sĩ thế hệ chúng tôi phải suy nghĩ. Mình được hưởng quá nhiều lộc Tổ, phải góp phần làm thêm công việc thiện nguyện

NSND Lệ Thủy ra mắt hồi ký bằng hình ảnh

Hình ảnh
(NLĐO) - Trưa 30-11, NSND Lệ Thủy đã tổ chức họp báo giới thiệu về hồi ký "Một kiếp cầm ca, sinh ra để hát" của bà do con trai là ca sĩ Dương Đình Trí thực hiện. Rất đông nghệ sĩ đồng nghiệp thuộc thế hệ vàng của sân khấu cải lương như: NSND Minh Vương, Thanh Tuấn, Thoại Miêu, NSƯT Thanh Kim Huệ, Thanh Nguyệt, Thành Lộc, NS Chí Tâm, Hà Mỹ Xuân, Quốc Nhĩ, Thành Chiến, La Kính, soạn giả Hoàng Song Việt… đã đến chúc mừng NSND Lệ Thủy. NSND Lệ Thủy trong buổi họp báo Với ý tưởng thực hiện các chương trình tọa đàm được ghi hình với sự hiện diện của nhiều nghệ sĩ tài danh nói về chặng đường 60 năm gắn bó với thế giới màn nhung, đậy là hồi ký bằng hình ảnh đầu tiên của giới nghệ sĩ sân khấu mà NSND Lệ Thủy thực hiện. Ca sĩ Dương Đình Trí giới thiệu những dĩa hát trên 60 năm mà qua việc anh thực hiện hồi ký cho mẹ mình - NSND Lệ Thủy, những khán giả đã gửi tặng Ca sĩ Dương Đình Trí cho biết: "Qua cộng đồng trên diễn đàn xã hội, tôi đã được nhiều khán

NSND Lệ Thủy tiết lộ chuyện "ăn cắp" cách diễn của Kỳ nữ Kim Cương

Hình ảnh
(NLĐO) - Trong chương trình giao lưu với khán giả sinh viên tại HTV ngày 1-12, NSND Lệ Thủy đã tiết lộ về việc học hỏi cách diễn mà bà nói thẳng là "ăn cắp" từ NSND Kim Cương. NSND Lệ Thủy nhớ lại: "Tôi đã xem vở kịch "Lá sầu riêng" của chị hai – NSND Kim Cương, để áp dụng vào cách diễn khi tập vở cải lương "Tô Ánh Nguyệt" của tác giả Trần Hữu Trang, do đạo diễn - NSND Diệp Lang dàn dựng. Đó là năm 1984, tôi đã được xem vở kịch "Lá sầu riêng" hồi còn truyền hình đen trắng". NSND Kim Cương và NSND Lệ Thủy tại HTV Chẳng chút e dè, NSND Lệ Thủy thẳng thắn: "Cách diễn của chị Kim Cương làm tôi xúc động, nhất là cảnh chị phân vân giữa đi hay ở, khi mà ngoài cửa thì tiếng gọi "Diệu ơi! Trễ tàu rồi em!" của thầy giáo Hoàng, còn bên trong tiếng con trẻ khóc "má ơi, má đừng bỏ con". Diệu đã quyết định ở lại với con mình. Tôi thấy chị Kim Cương diễn rất tinh tế, sự bồi hồi, bước chân đi nặng trĩu, tâm t

NSND Lệ Thủy thăm nghệ sĩ lão thành

Hình ảnh
(NLĐO) – Ngày 2-3, NSND Lệ Thủy đã đến thăm NSND Lý Huỳnh. Bà cho biết đã nhiều năm không gặp các nghệ sĩ đàn anh nên chủ động đến thăm ông và các nghệ sĩ lão thành mà bà yêu quý. NSND Lệ Thủy thăm NSND Lý Huỳnh, vui mừng hội ngộ diễn viên điện ảnh Lý Hùng "Tôi với anh Lý Huỳnh có nhiều kỷ niệm đẹp, dù anh bên điện ảnh, tôi bên sân khấu, nhưng  quý mến nhau vì cùng làm việc thiện nguyện, đóng góp cho xã hội qua công tác chăm lo đời sống nghệ sĩ về chiều gặp hoàn cảnh khó khăn. Trong nghệ thuật, tôi cũng thích anh Lý Huỳnh, nhất là mê anh đóng phim "Mùa gió chướng", "Cánh đồng hoang"… với biệt danh ông "Hai Lúa" gắn chặt với cuộc đời của anh Lý Huỳnh" – NSND Lệ Thủy tâm sự. Nói về người đồng nghiệp có giọng ca thánh thoát như chuông ngân, NSND Lý Huỳnh cho biết: "Lệ Thủy là cô đào ngoại lệ đúng như lời anh NSND Diệp Lang nhận xét, bởi ít có cô đào nào ngoài tuổi 70 vẫn còn đóng vai chánh trên sân khấu. Giọng ca vẫn như ch