Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 7, 2018

Tiểu Sử Mai Lan

Hình ảnh
Tiểu Sử Mai Lan     Tên thật: Nguyễn Thị Lan     Ngày sinh: 1944     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Trước đây người ta hay đem danh xưng Đệ nhất đào lẵng để gọi NS Như Ngọc. NS Trương Ánh Loan cũng là một NS đa năng, hát được nhiều lọai vai. Hai NS này đứng đầu trong hàng nữ NS hát đào độc, lẵng. Trương Ánh Loan có sự nghiệp lẫy lừng nhưng sớm qua đời, chỉ có lớp khán giả lớn tuổi, lớp NS lâu năm biết tiếng; còn NS Như Ngọc thì nhiều năm làm bầu, ít hát nên chỉ lưu danh. Thực tế lớp khán giả hiện nay ít người biết đến. NS Mai Lan là NS đàn em của cả Như Ngọc và Trương Ánh Loan, đã từng được hai người dìu dắt, nâng đỡ. Và chính NS Mai Lan cũng không ngờ mình có được một sự nghiệp SK.     Dấu ấn đầu tiên của hai NS đàn chị vẫn luôn sâu đậm , khai mở một hướng đi đưa Mai Lan đến đỉnh cao nghề nghiệp. Tổng kết lại mười mấy năm đi hát, Mai Lan là NS CL rất thành công khi chuyển qua kịch nói, ở lọai hình nào, chị cũng có những vai diễn để đời, trở

Tiểu Sử Mạc Văn Khoa

Hình ảnh
Tiểu Sử Mạc Văn Khoa      Mạc Văn Khoa sinh năm 1992, quê Hải Dương, là một diễn viên hài. Anh từng đoạt á quân cuộc thi hài Cười xuyên Việt năm 2015, đạt giải thưởng 40 triệu đồng chương trình Thách thức danh hài. Những tiểu phẩm của chàng trai này như: Gia đình dị, Bộ tộc ướt át, Bột giặt thánh troll... đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng, nhận được vô số lời khen tặng. Chàng trai này hiện khá đắt show diễn hài ở các phòng trà, những sự kiện ở các tỉnh thành trên cả nước.           Nghệ sĩ hài Trường Giang nhận xét: “Gương mặt Mạc Văn Khoa nhìn là mắc cười. Không cần làm gì hết, chỉ cần bước ra sân khấu nhìn là mắc cười. Mạc Văn Khoa quá dễ thương, diễn hài đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng tinh tế”.           Danh hài Hoài Linh nhận xét: “Tôi ấn tượng với Mạc Văn Khoa vì lối diễn hài tự nhiên, mộc mạc, có cái duyên lạ lùng. Lạ, ngộ và dễ thương lắm. Khi xem bạn ấy diễn, tôi thật sự rất thích”.           Mạc Văn Khoa khi diễn: hài hước, “điê

Tiểu Sử Mạc Can

Hình ảnh
Tiểu Sử Mạc Can     Mạc Can, tên thật Lê Trung Can (sinh năm 1945) là một nghệ sĩ, nhà văn Việt Nam. Ông nổi tiếng là một nghệ sĩ đa tài, tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động nghệ thuật như đóng hài, đóng phim, biểu diễn ảo thuật và viết văn.     Tôi không biết nên gọi ông là diễn viên hài hay nhà văn Mạc Can? Nhưng có lẽ đó chỉ là danh xưng mà cuộc đời vốn nhiêu khê, hoa mỹ này muốn dành cho ông. Còn ông thì chẳng mấy quan tâm đến những thứ đó.     Sự ám ảnh cô độc     Mạc Can sinh năm 1945, trong một gia đình nghèo, lại đông anh em. Các anh em ông mỗi người mỗi cảnh, vất vả mưu sinh bằng trăm thứ nghề và người nào cũng nghèo rớt. Trong gia đình chỉ duy nhất có ông là "người nổi tiếng". Nghệ thuật đã chọn ông bằng những vai diễn nhỏ nhưng lại dành được không ít tình cảm trong lòng người hâm mộ. Đi đâu, làm gì, người ta cũng nhận ra ông. Trên thực tế, ông là một người nghệ sỹ nghèo kiết xác chẳng có gì ngoài lòng yêu mến của người hâm mộ.     Đã có thời gia

Tiểu Sử Long Đẹp Trai

Hình ảnh
Tiểu Sử Long Đẹp Trai     Long Đẹp trai tên thật là Vũ Văn Long, sinh năm 1976 trong một gia đình khá giả ở Sài Gòn. Bố anh là Giám đốc một công ty xăng dầu, còn mẹ công tác tại công ty lương thực. Nói về gia cảnh, Long Đẹp trai bảo "tôi cũng là công tử thứ thiệt đó"     Trước anh, ông nội là người duy nhất trong gia đình làm về nghệ thuật. Theo lời Giám đốc Nụ Cười Mới, ông nội từng là kép chánh một đoàn chèo có tiếng ở Hà Nội.     Dù vậy bố anh kiên quyết phản đối con trai theo nghệ thuật. Bố anh bảo, đó là nghề xướng ca vô loài. Còn anh lại trót yêu nghệ thuật quá, không làm sao dứt ra được.     Cuộc đời anh cho đến lúc này mới chỉ biết thần tượng hai người. Một là Lưu Đức Hòa tài tử điện ảnh Hồng Kông và một người nữa chính là lão "phù thủy sân khấu" Thành Lộc.     Từ nhỏ, lúc nào, anh cũng mơ ước được gặp họ, được đứng trên sân khấu như họ. Thế là anh quyết tâm theo học nghệ thuật, dù bố mẹ anh vì việc này đã rất giận. Để gây sức ép tâm lý vớ

Tiểu Sử Linh Trúc

Hình ảnh
Tiểu Sử Linh Trúc     Linh Trúc xuất thân là một người Miền Trung ( huyện Tuy Phong, Bình Thuận) nhưng do đam mê sân khấu cải lương nên chưa 20 tuổi anh đã theo nghề hát và trở thành kép chánh ở một số đoàn như : Nhạn Trắng (Bình Thuận), Hải Đăng (Bà Rịa, Vũng Tàu), Bến Tre, Sài Gòn 1 ... và được nhiều khán giả rất yêu thích đồng nghiệp đánh giá cao.     Nhất là sau khi Linh Trúc đoạt được huy chương vàng ở hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995, lúc anh đang cộng tác ở đoàn Bến Tre (ở lần hội diễn này, đoàn Bến Tre còn có 2 nghệ sĩ khác cũng đoạt huy chương vàng là Minh Minh Tâm và Thanh Thanh Hằng). Do tình hình chung của sân khấu cải lương đang gặp khó khăn nên Linh Trúc không còn cộng tác cho một đoàn nào hết mà hoạt động tự do. Tuy vậy dù hiện tại đã ở độ tuổi 50 nhưng với chất giọng đồng, âm vực cao và rộng, giọng ca của Linh Trúc vẫn còn bén và ngọt, nên show diễn của anh vẫn tới tấp. Người ta thấy Linh Trúc đi biểu diễn khắp nơi, từ miền

Tiểu Sử Linh Phượng

Hình ảnh
Tiểu Sử Linh Phượng     Nghệ sĩ Linh Phượng liên tục có những hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Chị đã được đài VOA (Mỹ) ca ngợi là “một giọng dân ca Việt, mượt mà, truyền cảm, được khán giả khắp nơi đặc biệt ưu ái”.     Có mặt tại Việt Nam dự Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài (khai mạc ngày 19/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội ), Linh Phượng chia sẻ nhiều suy ngẫm của mình về việc quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài thông qua âm nhạc, ẩm thực.     Tiếng hát gợi về cội nguồn     Trong một chương trình giới thiệu văn hóa Việt Nam trong tháng “Di sản châu Á”, do kênh truyền hình 56 của Mỹ và Đài VOA tổ chức, Linh Phượng được mời tham gia thể hiện phần dân ca tiêu biểu 3 miền Bắc, Trung, Nam. Chị biểu diễn đặc biệt thành công những bản dân ca vô cùng thân thương với người Việt Nam, nhất là với những ai đang ở xa quê, như: Người ơi người ở đừng về, Ngồi tựa mạn thuyền, Giận mà thương, Lý con sáo, Ru con…     Linh Phượng

Tiểu Sử Linh Huyền

Hình ảnh
Tiểu Sử Linh Huyền     Tên thật: Linh Huyền     Ngày sinh: 1962     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     1- Với mong muốn thực hiện những vở diễn cải lương được đầu tư nghiêm túc và diễn trọn một vở tuồng nhằm tạo đất dụng võ, rèn nghề cho nghệ sĩ và phục vụ khán giả trong – ngoài nước ở một nơi sang trọng, nghệ sĩ Linh Huyền đã chọn Nhà hát thành phố làm bến đỗ.     Từ tháng 5-2010, cứ vào ngày 22 hàng tháng, khán giả đến điểm diễn này sẽ được thưởng thức vở cải lương “Bà chúa thơ Nôm” (tác giả Linh Huyền, đạo diễn: NSƯT Trần Minh Ngọc) qua sự thể hiện của các NSƯT và nhiều tài năng thiết kế sân khấu, phục trang, âm nhạc. Tuy nhiên, chỉ sau 4 suất diễn, “bầu” Linh Huyền đã phải bù lỗ trên 250 triệu đồng. Dẫu vạn sự khởi đầu nan, nhưng Linh Huyền vẫn quyết tâm đeo đuổi ước nguyện của mình.     Mới đây, chị cho biết, từ ngày 30-10, vở “Bà chúa thơ Nôm” sẽ được dời về rạp Kim Châu, TPHCM biểu diễn thường xuyên với giá vé 120.000 – 150.000 đồng/vé,

Tiểu Sử Linh Huệ

Hình ảnh
Tiểu Sử Linh Huệ     Tên thật: Trương Thị Thu Trinh     Ngày sinh: 1959     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Trương Thị Thu Trinh là tên thật của nữ nghệ sĩ Linh Huệ, cô sinh năm 1959 ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Song thân cô là ông Trương Văn Sở (59 tuổi) và bà Trịnh Thị Hai (55 tuổi) đều là nhà giáo từng dạy học ở trường Trảng Bàng, Tây Ninh. Bảy em của Linh Huệ, 3 trai, 4 gái hành nghề ngoài ngành sk. Ngày 27/12/1993, nữ nghệ sĩ Linh Huệ đã làm lễ thành duyên cùng ông Võ Viết Triều, kỹ sư cơ giới ô tô.     CÔ BÉ VỚI ƯỚC MƠ NGHỆ THUẬT     Từ thuở bé Linh Huệ rất say mê ca hát nên cô quyết đi theo con đường này. Cha mẹ cô đã gởi cô đi theo học lớp tân nhạc với nhạc sĩ Bảo Thu (1973). Sau đó Bảo Thu thường dắt cô đi ca ở các sô và thu tivi. Linh Huệ đã biểu diễn thành công những bài như: Làng tôi, Em bé quê, Ly rượu mừng… Bảo Thu đã từng nói với Linh Huệ “em có giọng ca ténor, hơi tốt, thông minh. Nếu em ráng theo ca nhạc, chắc chắn sẽ thành danh”

Tiểu Sử Linh Châu

Hình ảnh
Tiểu Sử Linh Châu     Tên thật: Lê Thanh Hùng     Ngày sinh: 1961     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam NS     Linh Châu tên thật là Lê Thanh Hùng, sinh năm 1961.     Anh tốt nghiệp khóa học cải lương của Nhà hát Trần Hữu Trang năm 1980.     Vừa ra trường, anh được NS Út Bạch Lan mời về đoàn CL Long An do cô làm trưởng đoàn để hát với nghệ danh Phương Hoài Châu.     Năm 1981, NS Phùng Há giới thiệu anh về đoàn Sài Gòn 2 và đổi nghệ danh của anh lại là Linh Châu. Anh đã đóng vai Trung trong Khách sạn hào hoa. Ngoài ra còn hát các vở Theo dấu chân hồng, Nắng lên chùa Tháp, ......với Ngọc Bích, Tuấn An, Thanh Vân,........     Năm 1984, Linh Châu về đoàn CL Phước Chung hát trong các vở Thạch Sanh, Thoại Khanh Châu Tuấn, Đôi mắt tình yêu, Rừng ông Gốc.....     Năm 1987, Linh Châu về đoàn tuồng cổ Minh Tơ, anh tạo được danh tiếng và sự ưa thích của khán giả một cách vững chắc. Anh đã hát các vở : Xuân về đỉnh Mã Phi, Tô Hiến Thành xử án, Giai nhân và dũng

Tiểu Sử Lê Vũ Cầu

Hình ảnh
Tiểu Sử Lê Vũ Cầu     Nghệ sỹ Lê Vũ Cầu tên thật là Lê Bửu Cầu (22 tháng 3 năm 1955 – 23 tháng 9 năm 2008), ông là một nghệ sĩ hài - kịch nổi tiếng ở Việt Nam, được biết đến nhiều qua các vai hài, như vai thằng Đậu trong vở "Vợ thằng Đậu", "Chí Phèo" trong vở kịch cùng tên.     Lê Vũ Cầu sinh tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, xuất thân từ một gia đình khá giả có ba mẹ, hai chị gái, một em gái và hai em trai. Tuy vậy nhưng tuổi thơ ông đã sớm chịu nhiều bất hạnh. Năm 1963, khi mới chỉ được 8 tuổi, cả gia đình Lê Vũ Cầu bị thiệt mạng do một chiếc máy bay Mỹ rơi trúng nhà. Sáu chị em trở nên côi cút, mỗi người phải nương tựa vào những người bà con. Sau khi ở với bà nội tại Tây Ninh được một năm, ông bỏ nhà ra đi, bắt đầu cuộc sống phiêu bạt giang hồ.     Lang thang đến Quy Nhơn, Lê Vũ Cầu làm quen với nhiều trẻ bụi đời và nhập bọn chung với chúng, làm đủ thứ việc như: đánh giày, bán báo, thậm chí dắt gái, đánh lộn... mà theo lời ông tâm sự thì "

Tiểu Sử Lê Tứ

Hình ảnh
Tiểu Sử Lê Tứ     Lê Tứ là nghệ sĩ cải lương thế hệ mới, sau thời kỳ hoàng kim của cải lương, và là nghệ sĩ chuyên hát tân cổ giao duyên. Ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (năm 2015).          Lê Tứ sinh ra và lớn lên ở huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) trong gia đình mà bên nội ngoại đều là những tài tử miệt vườn. Lúc Lê Tứ 7–8 tuổi, ông nội, ông ngoại đi chơi đờn ca tài tử trong thôn xóm, thường hay dẫn Tứ đi theo chơi rồi từ đó được dạy ca vài bài bản nhỏ.          Từ những manh nha ban đầu ấy đã góp phần bồi đắp trong lòng Tứ ước vọng sau này được trở thành nghệ sĩ cải lương “chính hiệu”.          Con đường đến với cải lương          Năm 1992, Tứ quyết định thi và đậu vào hệ trung học – khoa Diễn viên cải lương của Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh). Ngày xa quê lên TP Hồ Chí Minh nhập học, hành trang của Tứ mang theo chính là lời dặn dò ân cần nhưng khá buồn cười của mẹ: “Mày ráng học giỏi để thà