Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 29, 2018

Nhớ thời hoàng kim của cải lương

Hình ảnh
Trong thời đại gameshow nở rộ, ngành nghệ thuật cải lương như một bà già lọm khọm, lề mề, cố chấp không chịu đổi mới, đang dần bị lãng quên. Những người còn nhớ về một thời hoàng kim của bộ môn nghệ thuật đặc trưng Nam Bộ, năm nay ít nhất cũng đã ngoài 40 tuổi. Chúng tôi đăng tải bài viết này, gợi nhớ một trời kỷ niệm của một thế hệ, nhớ về những tháng ngày đất nước còn khó khăn, cải lương trở thành món ăn tinh thần “chủ lực”. Quê nghèo, nhà tranh vách lá, đêm đêm đốt đèn dầu, tuổi thơ của nhiều người gắn liền với những tuồng cải lương. Một cảnh trong vở tuồng "Ngao sò ốc hến" kinh điển được khán giả xem truyền hình yêu thích thời đó Tivi trắng đen là của hiếm, cải lươnglà số 1 Đất nước trong giai đoạn bao cấp, chỉ có tivi đen trắng, nhà khá giả lắm mới sắm nổi. Đi hàng cây số, mới có nhà có tivi. Điện đóm không có, tivi phải xài bình ắc quy. Chiều thứ Bảy, đài Cần Thơ chiếu cải lương, từ sáng sớm người ta tranh thủ chở bình đi sạc, chạng vạng đầy điện, mới đi

Nghệ sĩ Tú Trinh: Mái ấm gia đình cho tôi nghề hát

Hình ảnh
(NLĐO)- Tối 27-10, NS Tú Trinh xuất hiện trong vở cải lương "Sông dài" do HTV thực hiện. Vai bà Kim Sa nổi tiếng của chị đã để lại nhiều cảm xúc cho khán giả. NS Tú Trinh trong phim "Người bất tử" Đối với giới chuyên môn của sân khấu và điện ảnh, nghệ sĩ Tú Trinh là người sở hữu một chất giọng oanh vàng, lôi cuốn và đặc biệt, tạo nên một sự nghiệp vững vàng trong nhiều lãnh vực của nghệ thuật biểu diễn. Từ nghề chuyển âm lồng tiếng đến sàn diễn cải lương, kịch nói, chị là một tên tuổi có thương hiệu với mọi tầng lớp khán thính giả trong nước. Sắp tới ca sĩ Lý Hải tiếp tục dành một vai diễn mới thật hay cho nghệ sĩ Tú Trinh sau vai diễn thật ấn tượng trong phim "Lật mặt". Bởi, theo ca sĩ Lý Hải, không ai có thể diễn ra vai này ngoài nghệ sĩ Tú Trinh. Với bề dày thành công trong sự nghiệp nghệ thuật, chị trở nên quen thuộc với khán giả khắp nơi, đến nỗi ở ngoài đời, chỉ cần nghe tiếng nói từ xa, khán giả đã biết ngay đó là nghệ sĩ Tú Trin

Làm cải lương theo kiểu danh hài Thanh Nam

Hình ảnh
Lập đoàn cải lương tư nhân mang tên mình, NSƯT Thanh Nam cho thấy nếu biết làm, cải lương tỉnh lẻ vẫn sống được Đến Kiên Giang đúng mùa "giỗ ông Trực", đông đảo người dân trong vùng không chỉ tới viếng đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá hay tham gia lễ hội mà còn ở lại để được xem cải lương của đoàn hát danh hài Thanh Nam. Tinh gọn và chuẩn mực Giữ trọng trách trưởng Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang hơn 40 năm, nghệ sĩ Thanh Nam chính thức nghỉ hưu đầu năm 2018. Đoàn hát này cũng nhận quyết định sáp nhập với Trung tâm Văn hóa Kiên Giang trong đợt cải cách tổ chức bộ máy nhân sự của tỉnh. Khu vực ĐBSCL hiện có 6/13 địa phương có đoàn cải lương hoạt động độc lập, các địa phương còn lại không có hoặc nhập chung thành đoàn nghệ thuật tổng hợp. Số lượng đoàn cải lương ở ĐBSCL còn trụ vững không nhiều và hoạt động chủ yếu bảo đảm hai mục tiêu: Diễn phục vụ miễn phí theo chỉ tiêu của tỉnh, thành và tham gia liên hoan, hội diễn. Nghệ sĩ Thanh Nam và ngh

Có một "Vầng trăng cổ nhạc" tròn 18 tuổi

Hình ảnh
(NLĐO) - Tối 28-10, HTV đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm số 200 của "Vầng trăng cổ nhạc" tại Nhà hát Truyền hình HTV. Đông đảo nghệ sĩ đã tề tựu mừng sinh nhật 18 của một chương trình được khán giả yêu thích. Dàn cổ nhạc gắn bó với "Vầng trăng cổ nhạc" suốt 18 năm qua NSND Lệ Thủy xúc động chia sẻ: "18 năm biết bao kỷ niệm. Từ ngày đầu tiên được tổ chức vào tháng 1-2000, do soạn giả Huỳnh Minh Nhị sáng lập, đến nay "Vầng trăng cổ nhạc" của HTV đã là thương hiệu được khán giả cả nước yêu mến. "Vầng trăng cổ nhạc" đã chạm mốc tự hào với lần thứ 200 phát sóng truyền hình, đem lại nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ khán giả yêu cải lương. Năm nay lại kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương, thật là ý nghĩa vô cùng". Chương trình được dàn dựng hoành tráng, tạo dấu ấn đẹp đối với công chúng Tất cả các nghệ sĩ đều hồ hởi chúc mừng sinh nhật một "Vầng trăng" đã là nơi hò hẹn với khán giả truyền