Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

Bài 2: Tam Pháp nhập môn (Sưu tầm tất tần tật ...kakaka)

Hình ảnh

Tiểu thuyết Kim Dung từng cứu nguy cho sân khấu cải lương

Hình ảnh
(NLĐO) - Trước sự ra đi của nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung ở tuổi 94, nhiều nghệ sĩ sân khấu cải lương từng diễn các vở tuồng được chuyển thể từ tác phẩm của ông đã bày tỏ niềm luyến tiếc. Nhà văn Kim Dung qua đời ở tuổi 94, ông có nhiều tác phẩm được giới sân khấu cải lương chuyển thể và tạo làn sóng hâm mộ thập niên 70 Bày tỏ lòng thương tiếc với sự ra đi của nhà văn Kim Dung, NSND Lệ Thủy tâm sự: "Du nhập vào Sài Gòn thập niên 70, cải lương kiếm hiệp đa phần được dàn dựng trên sân khấu Kim Chung, Kim Chưởng, Dạ Lý Hương. Tôi còn nhớ tuồng "Cô gái Đồ Long" được hai soạn giả Hà Triều, Hoa Phượng sáng tác đã tạo cơn sốc đỉnh điểm đối với khán giả mộ điệu cải lương thời đó. Từ những trang sách được dịch tiếng Việt mà người dân thích đọc, họ đã có thêm những cảm xúc dạt dào khi xem nghệ sĩ cải lương biểu diễn trên sân khấu". NSƯT Minh Vương và Mỹ Châu trong một vở tuồng cải lương kiếm hiệp Còn "Khôi Nguyên vọng cổ" năm 1964

Bài 1: Long Hổ Hội (Sưu tầm tất tần tật ............kakakaka)

Hình ảnh

NSND Lê Khanh trở lại với phim truyền hình sau nhiều năm vắng bóng

Hình ảnh
(Tổ Quốc) - NSND Lê Khanh sẽ trở lại màn ảnh truyền hình sau nhiều năm vắng bóng với vai diễn trong "Mẹ ơi, bố đâu rồi". Bộ phim được Việt hóa từ bộ phim "Last man standing" của Hãng 20th Century Fox (Mỹ) sẽ phát sóng ngày 5/11 tới. Những năm gần đây, rất nhiều  phim truyền hình  nước ngoài nổi tiếng được Việt hóa (remake) thành công và thu hút người xem. Có thể kể đến một số phim nổi tiếng gần đây như: "Người phán xử", "Sống chung với mẹ chồng", "Cả một đời ân oán", "Ngày ấy mình đã yêu"… đều là những phim Việt hóa khá thành công, thu hút khán giả, không chỉ những người ở bậc trung niên mà cả giới trẻ. Phim "Hậu duệ mặt trời" được Việt hóa từ bộ phim cùng tên của Hàn Quốc cũng đang được chiếu ở nước ta và gây nhiều ý kiến tranh cãi ngay từ những tập đầu phát sóng. Tiếp nối mạch Việt hóa phim nước ngoài, từ ngày 5/11 tới đây, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) sẽ chiếu tập đầu tiên của bộ phim t

Nhớ ơn thầy, nghệ sĩ Hữu Nghĩa dựng vở "Hồn không mộ"

Hình ảnh
(NLĐO) - Tối 28-10, nghệ sĩ hài Hữu Nghĩa đã ra mắt khán giả tại kịch Sài Gòn vở hài kịch kinh dị "Hồn không mộ" của tác giả NSƯT Đoàn Bá. NS Hữu Nghĩa có hơn 15 năm gắn với sân khấu kịch Sài Gòn. Từ nghề diễn viên, học cùng khóa với NSƯT Hữu Châu, NS Hồng Đào, Quang Minh… Năm 1983, anh ra trường, bắt đầu đi diễn  kịch . Lập nhóm hài 4H cùng với  Hữu Châu ,  Hồng Vân ,  Hồng Đào  thường xuyên biểu diễn tại các sân khấu. Thời đó, anh xuất hiện trong các chương trình "Trong nhà ngoài phố" do  HTV  sản xuất. Nổi tiếng nhất là vai họa sĩ Ớt trong vở kịch "Hạnh phúc không tự đến" cùng ái nữ của nhạc sĩ Bắc Sơn (MC – diễn viên Bích Lan). Năm 1996, anh tiếp tục theo học lớp đạo diễn điện ảnh của Trường  Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP HCM  (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM) Năm 2006, anh tốt nghiệp lớp cao đẳng đạo diễn sân khấu do NSƯT Đoàn Bá hướng dẫn. Vở kịch "Đứa bé triệu đô la" của tác giả Vương Huyền Cơ là tác phẩm đầu tay của NS H

Kim Ngân diện long bào 4.000 USD vào vai Thái hậu Dương Vân Nga

Hình ảnh
(Dân Việt)  Trang phục được thiết kế công phu, mất 2 tháng hoàn thành. Nghệ sĩ Kim Ngân là con gái cố nghệ sĩ Kim Ngọc và là chị gái của diễn viên Hiếu Hiền. Từ nhỏ, Kim Ngân từng theo mẹ diễn tấu hài, rồi được bà gửi sang đoàn ca múa nhạc Hương Miền Nam học nghề. Tuy nhiên, sau khi lập gia đình, Kim Ngân chuyển sang kinh doanh, ít biểu diễn. Gần đây, chị trở lại sân khấu và ấp ủ tái dựng các vở cải lương kinh điển, trong đó có vở “Thái hậu Dương Vân Nga” – vừa tham dự   “Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc 2018”. Kim Ngân cho biết, chị và NSƯT Hoa Hạ bắt tay làm vở “Thái hậu Dương Vân Nga” với tổng kinh phí 800 triệu đồng. Nếu bán hết số vé ở hai đêm tại nhà hát, tiền thu tối đa cũng chỉ 600 triệu đồng. Tuy nhiên, hai đêm công diễn đầu tiên vở   “Thái hậu Dương Vân Nga”   đã thu hút được hơn 2.000 lượt khán giả đến xem, hàng trăm bài viết ủng hộ. Sau đó, vở diễn liên tục được xuất hiện trước công chúng, mới đây nhất chính là  “Liên hoan sân khấu cải lương toàn q

Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh lần I - 2018

Hình ảnh
(Tổ Quốc) - Theo kế hoạch, Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh lần I - 2018 sẽ diễn ra từ ngày 25-29/11/2018 tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh lần I - 2018 sẽ diễn ra từ ngày 25-29/11/2018. (Ảnh: Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh) Đối tượng tham gia dự thi là các ban (nhóm) nhạc và cá nhân gồm: nghệ sỹ, nghệ nhân đang hoạt động tại các đơn vị nghệ thuật chuyên và không chuyên; các giảng viên, học sinh, sinh viên đang giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo nghệ thuật trên toàn quốc. Các thí sinh dự thi chia làm 4 bảng: Bảng A (dành cho các thí sinh từ 12 tuổi trở xuống); Bảng B (dành cho các thí sinh từ 13-17 tuổi); Bảng C (dành cho các thí sinh từ 18 tuổi trở lên); Bảng D (dành cho Hòa tấu). Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh lần I - 2018 gồm 2 thể loại: Độc tấu dành cho các nhạc cụ: Tranh, sáo, bầu, nhị, nguyệt, guitare phím lõm; Hòa tấu. Ban tổ

NSƯT Thoại Miêu xúc động trước nghệ sĩ trẻ

Hình ảnh
(NLĐO) - Vòng chung kết 2 Giải thưởng Trần Hữu Trang năm 2014 được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Hậu Giang, HTV4 trong hai đêm 19 và 20-4. NSƯT Thoại Miêu lần đầu tiên ngồi "ghế nóng", rất xúc động trước nỗ lực vượt khó đến cuộc thi của các nghệ sĩ trẻ. NSƯT Minh Vương, Thoại Miêu trong Hội đồng nghệ thuật chuyên môn giải thưởng Trần Hữu Trang lần thứ 12. “Phan Thị Hoàng Oanh (sinh năm 1989), đến từ Đoàn Nghệ Thuật Cải Lương Long An, dự thi với vai Đàm Thái Hậu trong trích đoạn “Dấu ấn giao thời” (tác giả: Thạc sĩ - NSƯT Triệu Trung Kiên). Trước đó, thí sinh này phải nhập viện nhưng vì cuộc thi, cô trốn viện. Sau khi hoàn thành vai diễn, Hoàng Oanh cấp tốc quay lại bệnh viện Cần Thơ để điều trị tiếp căn bệnh đau bàng quang. Thí sinh Trần Chí Hòa (sinh năm 1987đến từ Đoàn Ca Múa Nhạc Dân Tộc Tỉnh Hậu Giang) đã vượt nhiều khó khăn tài chính. Anh phải đi cầm xe máy để có tiền sắm sửa trang phục, chuẩn bị tiết mục để đến với vai Lê Quyết trong mùa thi này” - 

NSƯT Thoại Miêu hạnh phúc khi thế vai sầu nữ

Hình ảnh
(NLĐO) - NSƯT Thoại Miêu tối 29-10 đã thế vai diễn người mẹ đầy bất hạnh của cố NSƯT Út Bạch Lan trong vở cải lương "Thiền sư Tông Viễn" của soạn giả Thế Châu. NSƯT Thoại Miêu bên di ảnh sầu nữ Út Bạch Lan NSƯT Thoại Miêu tâm sự bà kính trọng NSƯT Út Bạch Lan từ nhân cách sống đến việc trao truyền kinh nghiệm diễn xuất cho thế hệ trẻ. Từ khi NSƯT Út Bạch Lan qua đời, các nghệ sĩ trong CLB Hoa Lan Trắng đã phát huy những ưu điểm của CLB thiện nguyện mà bà sáng lập. Với số tiền phúng điếu từ đám tang của bà, đến nay, CLB Hoa Lan Trắng vẫn tiếp tục tổ chức biểu diễn, nhân rộng hiệu quả hoạt động để có thêm nhiều nguồn thu để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. NSƯT Thoại Miêu và NS Tô Châu trước khi ra sân khấu diễn vở "Thiền sư Tông Viễn" Được đóng thế vai tuồng nổi tiếng của sầu nữ, NSƯT Thoại Miêu đã xúc động khấn nguyện trước di ảnh của người nghệ sĩ quá cố. Bà cầu mong có đủ sức khỏe để đưa vở diễn này lưu diễn các tỉnh, thành phía Nam, đến

Nhớ thời hoàng kim của cải lương

Hình ảnh
Trong thời đại gameshow nở rộ, ngành nghệ thuật cải lương như một bà già lọm khọm, lề mề, cố chấp không chịu đổi mới, đang dần bị lãng quên. Những người còn nhớ về một thời hoàng kim của bộ môn nghệ thuật đặc trưng Nam Bộ, năm nay ít nhất cũng đã ngoài 40 tuổi. Chúng tôi đăng tải bài viết này, gợi nhớ một trời kỷ niệm của một thế hệ, nhớ về những tháng ngày đất nước còn khó khăn, cải lương trở thành món ăn tinh thần “chủ lực”. Quê nghèo, nhà tranh vách lá, đêm đêm đốt đèn dầu, tuổi thơ của nhiều người gắn liền với những tuồng cải lương. Một cảnh trong vở tuồng "Ngao sò ốc hến" kinh điển được khán giả xem truyền hình yêu thích thời đó Tivi trắng đen là của hiếm, cải lươnglà số 1 Đất nước trong giai đoạn bao cấp, chỉ có tivi đen trắng, nhà khá giả lắm mới sắm nổi. Đi hàng cây số, mới có nhà có tivi. Điện đóm không có, tivi phải xài bình ắc quy. Chiều thứ Bảy, đài Cần Thơ chiếu cải lương, từ sáng sớm người ta tranh thủ chở bình đi sạc, chạng vạng đầy điện, mới đi