Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 11, 2018

Tuyệt phẩm song tấu: 3 câu vọng cổ đàn thần | NS Danh cầm Văn Giỏi (guit...

Hình ảnh

Tiểu Sử Thành Được

Hình ảnh
Tiểu Sử Thành Được     Nghệ sĩ Thành Được tên thật là Châu Văn Được sanh năm 1938 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cha mẹ là phú nông, có ruộng vườn tại xã Nhơn Mỹ, Kế Sách. Thành Được học xong Tiểu học tại huyện Kế Sách, anh theo cậu ruột của anh là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát.          Gánh Thanh Cần là một gánh hát trung ban, chuyên diễn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ; Thành Được nhờ có giọng ca tốt, sắc diện đẹp trai, lại được diễn trên sân khấu nhà nên nhanh chóng trở thành kép chánh, được khán giả Hậu Giang ái mộ.          Năm 1957, khi bộ tứ Bầu gánh Kim Thanh: Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao rã phần hùng, giải tán đoàn cải lương Kim Thanh - Út Trà Ôn, nữ nghệ sĩ Thúy Nga quy tụ một số nghệ sĩ cũ của Kim Thanh, thành lập đoàn Thúy Nga - Phước Trọng, mời nghệ sĩ Thành Được làm kép chánh với contrat 150.000 đồng trong hai năm.          Ðoàn cải lương Thúy Nga - Phước Trọng          Vở tuồng khai trương của đoàn cải

Tiểu Sử Thanh Điền

Hình ảnh
Tiểu Sử Thanh Điền     Thanh Điền (sinh năm 1947) là một nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam. Ông là một diễn viên cải lương, diễn viên điện ảnh và là một đạo diễn sân khấu, một nhiếp ảnh gia. Ông đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Vợ ông, Thanh Kim Huệ, cũng là một nghệ sĩ và cũng được phong tặng danh hiệu cao quý này.          Ông tên thật là Nguyễn Thanh Điền, còn có tên là Nguyễn Ngọc Chiếu, sinh năm 1947 tại Vị Thanh, Chương Thiện (nay thuộc thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), trong một gia đình có 9 anh em. Tuy cha ông, ông Nguyễn Thành Long, là một nghệ sĩ đờn ca tài tử, thân mẫu, bà Nguyễn Thị Tâm, là một võ sư, đều không muốn con cái theo nghiệp của 2 người, nhưng lại có nhiều ảnh hưởng đến sự nghiệp của con. Về sau, trong gia đình có ba người con theo nghề hát, ngoài Thanh Điền còn có hai em gái Hà Mỹ Liên (tên thật là Nguyễn Thị Thu Hà), Hà Mỹ Xuân (tên thật là Nguyễn Thị Xuân).          Sinh ra và lớn lên trong thời gian chiến tranh

Tiểu Sử Thanh Bạch

Hình ảnh
Tiểu Sử Thanh Bạch     Thanh Bạch tên thật là Lê Thanh Bạch, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1959 tại xã An Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, là một người dẫn chương trình của Việt Nam, anh được biết đến với phong cách dẫn hài hước, sôi nổi và khả năng hoạt náo trên sân khấu. Là người dẫn chương trình đầu tiên của Việt Nam được đào tạo chính quy sau năm 1975, Thanh Bạch nhanh chóng khẳng định được tên tuổi và tài năng của mình với loạt chương trình Tuổi thần tiên (Nhà hát Hòa Bình) và sau đó là những chương trình sân khấu lớn trong nước như cuộc thi Hoa hậu Việt Nam của báo Tiền phong, Duyên dáng Việt Nam, Một thoáng Sài Gòn,... Với việc thực hiện hàng trăm chương trình truyền hình và sân khấu trong suốt sự nghiệp của mình, Thanh Bạch được coi là một trong những người dẫn chương trình đắt giá và thành công nhất của Việt Nam từ trước đến nay.     Ngoài dẫn chương trình, Thanh Bạch còn tạo được ấn tượng với vai trò diễn viên khi thủ vai Tám Cù Móc trong nhóm "Tuổi Trẻ

Tiểu Sử Thái Thụy Phong

Hình ảnh
Tiểu Sử Thái Thụy Phong     Tên thật: Thái Thụy Phong     Ngày sinh: 1921     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Theo bài tường trình “Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm” của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần Quang Hải, sân khấu cải lương được hình thành từ năm 1917. Soạn giả viết tuồng đầu tiên là Mạnh Tư Trương Duy Tảng. Từ năm 1920, soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền - vốn xuất thân là nghệ sĩ đoàn hát Tiều- đảm nhận viết tuồng cho nhiều gánh hát lần lượt ra đời. Ông còn tận tình chỉ dạy nghệ thuật ca hát cho nhiều nghệ sĩ về sau đều trở thành soạn giả, bầu gánh hoặc nghệ sĩ trứ danh như Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ, Ba Vân, Bảy Nhiêu… Ông mất tại nhà thương Châu Đốc ngày 21-9-1953, thọ 76 tuổi. Qua 50 năm trong nghề, với 85 tuồng cải lương, ông được tôn vinh là Hậu Tổ cải lương.     Nhiều năm trước khi ông mất, thực tế cho thấy sân khấu cải lương đã quy tụ rất đông soạn giả được nhiều người ái mộ như Tư Trang, Tư Chơ

Tiểu Sử Tấn Tài

Hình ảnh
Tiểu Sử Tấn Tài     Nghệ sĩ Tấn Tài, thầy giáo làng mê đào hát, trở thành ngôi sao sân khấu          Trong hai thập niên 60, 70, nam nghệ sĩ Tấn Tài được báo chí kịch trường tặng cho danh hiệu “Hoàng đế dĩa nhựa” khi anh thực hiện trên 100 đĩa vọng cổ và tuồng cải lương được thính giả ưa thích. Nam nghệ sĩ Tấn Tài là một trong sáu nam nữ nghệ sĩ đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963 (đó là các nghệ sĩ Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú, Bạch Tuyết, Kim Loan tức Mộng Tuyền và Trương Ánh Loan.)          Nghệ sĩ Tấn Tài tên thật là Lê Tấn Tài, sanh năm 1940, quê ở xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh Long Xuyên. Cha là ông Lê Thành Tâm, Mẹ là bà Nguyễn Thị Đang, hành nghề thương mãi. Trong gia đình không có người nào theo nghiệp cầm ca.          Tấn Tài thi đậu Trung Học đệ nhất cấp ở Long Xuyên, anh làm giáo chức dạy học ở trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang. Phong trào đờn ca tài tử ở miền Hậu Giang rất là rầm rộ, thấy giáo làng Tấn Tài bị cuốn hút theo phong trào, anh

Tiểu Sử Tấn Hoàng

Hình ảnh
Tiểu Sử Tấn Hoàng     Trên sân khấu, nghệ sĩ Tấn Hoàng mang niềm vui tiếng cười thoải mái đến cho khán giả qua các vai hài, nhưng ít ai biết rằng, phía sau cuộc đời anh lại có quá nhiều những lận đận.     1. Trong chương trình Tình Boelro đang phát sóng, gây bất ngờ và tạo ấn tượng đặc biệt nhất với nhiều người không phải là những hoa khôi hay nam tài tử trẻ có thể hát Bolero mà đó là “cây hài” Tấn Hoàng.          Khán giả hẳn đã quá quen thuộc với anh, một nghệ sĩ hài kỳ cựu của sân khấu miền Nam suốt gần 30 năm qua. 30 năm theo đuổi nghiệp diễn, nghệ sĩ Tấn Hoàng được khán giả yêu mến nhờ lối diễn chân chất, thâm trầm.          doi la n da n cua nghe si tan hoang     Nghệ sĩ Tấn Hoàng trong Tình Bolero     Tấn Hoàng sinh ra trong gia đình giàu có ở Sài Gòn nhưng khi 17 tuổi, anh quyết định từ bỏ cuộc sống nhung lụa, trốn cha mẹ theo gánh hát. Anh lang bạt khắp nơi, vui vẻ chấp nhận với cảnh đời đói khát, thiếu thốn. Tất cả chỉ vì niềm đam mê với nghệ thuật!          

Tiểu Sử Tấn Giao

Hình ảnh
Tiểu Sử Tấn Giao     Tên thật: Nguyễn Tấn Giao     Ngày sinh: 1971     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Tôi còn nhớ khoảng tháng 3 năm 1996, nhân dịp về quê hương thăm con cháu, tôi được các cháu dẫn đi xem hát cải lương ở rạp hát Hòa Bình, hình như đó là đêm phát huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1995. Đêm hát đó diễn nhiều trích đoạn tuồng cải lương hay trước năm 1975.     MC Thành Lộc giới thiệu trích đoạn Tiếng Hạc Trong Trăng do hai nghệ sĩ Tấn Giao thủ vai tướng cướp Thi Đằng và nữ nghệ sĩ Ngọc Tuyết trong vai cô gái mù Xuyên Lan.     Nguyễn Phương nhớ rõ cốt truyện tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng và nhất là hai vai tướng cướp Thi Đằng do nghệ sĩ Thành Được thủ diễn và vai cô gái mù Xuyên Lan do cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga thủ diễn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga.     Vở tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng hồi xưa được ông Trần Tấn Quốc và Ban chấm giải thưởng Thanh Tâm tặng giải vở diễn xuất sắc trong năm 1966, nghệ sĩ Thành Được cũng được t

Tiểu Sử Tấn Beo

Hình ảnh
Tiểu Sử Tấn Beo     Danh hài Tấn Beo (tên thật là Lê Tấn Danh, sinh năm 1970 tại Sài Gòn, Việt Nam) được biết đến với vai trò là một diễn viên hài, diễn viên kịch và diễn viên điện ảnh. Khởi đầu sự nghiệp với sân khấu cải lương và tuồng cổ từ khi còn khá nhỏ (11 tuổi), nhưng Tấn Beo lại sớm bộc lộ năng khiếu diễn hài của mình. Năm 1990, anh chính thức chọn hài kịch làm bộ môn nghệ thuật chính và lần lượt tham gia một số nhóm hài như: "Mỹ Chi", nhóm hài "Kim Ngọc",... Tấn Beo để lại ấn tượng với khán giả bằng nhiều vở diễn như: Vì sao lên chùa, Tình Lương Sơn Bá, Rồng Vàng, Mơ làm ca sĩ, Năm nổ về làng,...     Tấn Beo từng đoạt khá nhiều giải thưởng như: "Diễn viên hài xuất sắc nhất Gala cười 2003", "Danh hài yêu thích nhất 2004", "Mai vàng 2003"... Hiện tại, anh đang cùng người em ruột của mình - nghệ sĩ Tấn Bo là hai thành viên của nhóm hài "Tấn Beo-Tấn Bo". Năm 2009, nhóm đã phát hành album hài kịch ca nhạ

Tiểu Sử Tám Vân

Hình ảnh
Tiểu Sử Tám Vân     Nghệ sĩ Tám Vân và Nguyễn Phương cùng cộng tác trong đoàn hát Việt Kịch Năm Châu trong những năm từ 1954 đến 1956. Lúc đó tôi chỉ là một diễn viên phụ, còn anh Tám Vân là một kép trẻ đẹp trai, được đóng thế vai nghệ sĩ Năm Châu và vài lần hát vai kép chánh, đóng cặp với đôi nữ nghệ sĩ tài sắc Kim Cúc, Kim Lan.     Nghệ sĩ Tám Vân tên thật là Lê Văn Tám, sanh năm 1924 tại quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Năm 1939, anh Tám đậu bằng Tiểu Học CEPCI, rồi thi đậu vô học trường College De Mytho tức trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu sau này. Năm 1943, anh thi rớt bằng Brevet Élémentaire nên bỏ học, đi theo anh ruột của anh là nghệ sĩ quái Kiệt Ba Vân để học hát. Anh Ba Vân đặt nghệ danh cho Lê Văn Tám là Tám Vân và dẫn Tám Vân theo đoàn hát đi lưu diễn các tỉnh miền Bắc như Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng…     Tám Vân nhờ có học vấn cao, vóc dáng trẻ đẹp, hơi ca khỏe khoắn, cách phát âm chuẩn mực nên chỉ trong sáu tháng học ca cổ nhạc và học diễn, nghệ sĩ Tám V

Tiểu Sử Tâm Tâm

Hình ảnh
Tiểu Sử Tâm Tâm     Tên thật: Phạm Tạ Thanh Tâm     Ngày sinh: 13/04/1978     Thể loại: Việt Nam, Cải Lương     Quốc Gia: Việt Nam     Tâm Tâm tên thật là Phạm Tạ Thanh Tâm. Cô lấy chữ tên chót của nữ nghệ sĩ thần tượng Thanh Thanh Tâm ghép vào tên cô thành nghệ danh Tâm Tâm.     Tâm Tâm sinh ngày 13 tháng 4 năm 1978, con của nghệ sĩ kiêm soạn giả Hòang Ngọc Ân. Lên 5 tuổi được cha tập cho hát vai Tôn Hương tuồng Bạch Viên Tôn Các. Sau đó cô còn tập hat vai Nghi Xuân tuồng Phạm Công Cúc Hoa.     Thấy Tâm Tâm thích ca hát, lại có năng khiếu nên nghệ sĩ hòang Ngọc Ẩn cho con gái theo học ca cổ với thầy nhạc sĩ út Trong khi Tâm Tâm được 13 tuổi, đồng thời học hát với thầy Bạch Long, học vũ đạo tuồng cổ và đi hát thực tập với các bạn học trong đoàn Đồng Ấu Bạch Long.     Năm 16 tuổi, Tâm Tâm thi vào khóa 4 diễn viên của nhà hát Trần Hữu Trang, học cùng khóa với nữ nghệ sĩ Mỹ Hằng sau hai nghệ sĩ Tấn Giao và Hữu Quốc một khóa.     Tâm Tâm có giọng ca chân phương, điêu