Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 25, 2018

Một thế kỷ sân khấu cải lương : Đỉnh cao của nghệ thuật đờn ca tài tử

Hình ảnh
Một thế kỷ sân khấu cải lương : Đỉnh cao của nghệ thuật đờn ca tài tử  08:21 10/04/2018   Tác giả:  Lê Ái Siêm Người ta có thể dễ dàng nhất trí rằng ngày ra đời sân khấu cải lương Việt Nam là 15/3/1918. Như thế, đến ngày 15/3/2018 là vừa tròn 100 năm. Về địa điểm ra đời của sân khấu cải lương cũng không ai dám bắt bẻ là tại rạp Thầy Năm Tú gần chợ Mỹ Tho, sau đổi thành rạp Vĩnh Lợi, rồi rạp Tiền Giang, nay gọi lại tên cũ là “Rạp Thầy Năm Tú”. Thế là quá rõ rồi. Tiền Giang có thể tự hào là cái nôi của nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam, đã có tuổi đời của loại hình nghệ thuật sân khấu mới mẻ cho cho Nam bộ và Việt Nam vừa tròn một thế kỷ. Đã có nhiều bài viết của nhiều tác giả, nhiều sách của nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến hiện tượng đờn ca tài tử và cải lương ở Nam bộ - món ăn tinh thần đặc biệt và đặc sắc của cư dân vùng đất mới (Nam bộ) trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Đất nước đã bị ngoại xâm, triều đình Huế đã tỏ ra bất lực trước sức mạnh súng đạn của nướ

Thầy Ba Đợi: tưởng nhớ một bậc tiền nhân!

Hình ảnh
Thầy Ba Đợi: tưởng nhớ một bậc tiền nhân! Cập nhật lúc 08:46, Thứ Bảy, 05/05/2018 (GMT+7) Vở cải lương  Thầy Ba Đợi  do Nhà hát cải lương Việt Nam phối hợp cùng Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thực hiện nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương vừa công diễn tối 28-4 và 1-5 tại Nhà hát Bến Thành (TP.Hồ Chí Minh) và đêm 29-4 tại Long An. Cảnh trong vở Thầy Ba Đợi. Ảnh: Quang Định Thầy Ba Đợi  được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương từ kịch bản văn học của PGS-TS.Nguyễn Thế Kỷ. Đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên - Lê Trung Thảo (chỉ đạo nghệ thuật NSND Trần Ngọc Giàu). * Tôn vinh công trạng của nhạc sư Nguyễn Quang Đại Đây là vở cải lương đầu tiên tập trung khoảng 60 nghệ sĩ của 2 miền Nam - Bắc. Đạo diễn  NSƯT Triệu Trung Kiên, Phó giám đốc Nhà hát cải lương Việt Nam, người khởi xướng thực hiện vở diễn mong muốn  Thầy Ba Đợi  không chỉ ôn lại quá trình hình thành của sân khấu cải lương mà còn góp phần khẳng định công trạng của nhạc sư Nguyễn Quang Đại.

Không lặp lại cái bóng của người đi trước

Hình ảnh
Không lặp lại cái bóng của người đi trước Cập nhật lúc 07:31, Thứ Bảy, 14/04/2018 (GMT+7) Vở diễn  Thái hậu Dương Vân Nga  sẽ ra mắt công chúng vào tối 6 và 13-5 tại Nhà hát Bến Thành, TP.Hồ Chí Minh. NSƯT Phượng Loan và Kim Ngân cùng vào vai Thái hậu Dương Vân Nga. Ảnh: Lê Hoàng * Công trình kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương Vở  Thái hậu Dương Vân Nga  (tác giả: Trúc Đường, chuyển thể cải lương: Chi Lăng - Hoa Phượng) do đạo diễn Hoa Hạ và nghệ sĩ Kim Ngân, con gái cố nghệ sĩ Kim Ngọc tự bỏ tiền đầu tư với mong muốn có một tác phẩm hay nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương. Kim Ngân là một doanh nhân, mang trong người dòng máu nghệ thuật nên đam mê cháy bỏng. Vì th ế  bên c ạ nh vi ệ c kinh doanh, ch ị  còn là m ộ t ngh ệ  s ĩ  t ự  do .  Nói v ề  c ơ  duyên  đế n v ớ i  Thái hậu Dương Vân Nga , Kim Ngân kể: “Dù là con nhà nòi nhưng tôi đến với nghệ thuật khá trễ. Có lẽ do Tổ nghề muốn vậy. G ầ n  đ ây ,  tình cờ tôi được các bạn ở Sân kh ấ u Lê Hoàng r ủ  tham gia vai

Con trai đi tu, nghệ sĩ hài Mỹ Chi không buồn

Hình ảnh
(NLĐO) - Sau khi ly hôn, con trai nghệ sĩ hài Mỹ Chi trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn nên muốn xuất gia theo Phật. Nghệ sĩ hài Mỹ Chi và nghệ sĩ Chấn Cường trong Chương trình "Trái tim quê hương" Sáng 25-5, nghệ sĩ hài Mỹ Chi và đông đảo nghệ sĩ trong chương trình "Trái tim yêu thương" đã đến Trung tâm nhân đạo Quê Hương và Mái ấm thiện nguyện Cần Giờ để tặng quà cho trẻ em mồ côi.  Nghệ sĩ hài Mỹ Chi tâm sự bà rất hạnh phúc khi nghe con mình nói muốn xuất gia theo Phật. Sau khi ly hôn, con trai bà trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn. Anh bị sốc nặng khi nghĩ đến cuộc hôn nhân không tốt đẹp. Bà đã luôn ở bên cạnh chăm sóc, an ủi và tôn trọng quyết định của con trai mình. Sau lần đổ vỡ hạnh phúc, nghệ sĩ hài Mỹ Chi nhiều năm qua ở vậy nuôi con. "Tôi trải qua nhiều cảm giác đau đớn khi chia tay tình yêu nên tôi hiểu và cảm thông cho con. Nhưng nếu nói vì tình mà tìm đến cửa Phật thì tôi không nghĩ con trai mình muốn tìm quên quá khứ mà đang h

Cô Tấm "Bạch Lan" của gia tộc Huỳnh Long qua đời

Hình ảnh
(NLĐO) - Nghệ sĩ Bạch Lan – em gái của nghệ sĩ – soạn giả Bạch Mai, dì út của NS Bình Tinh - vừa qua đời vì căn bệnh ung thư phổi, hưởng dương 59 tuổi. NS Bạch Lan Nghệ sĩ Bạch Lan sinh năm 1960, tên thật là Lê Thị Hương Lan, đã trút hơi thở cuối cùng lúc 15 giờ ngày 23-5 tại nhà riêng. Từ nhỏ, Bạch Lan đã được ba mẹ là ông bầu Ngọc Huỳnh, bà bầu Ngọc Hương cho lên sân khấu đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long tham gia múa trong các vở tuồng của đoàn. Khi trưởng thành, nhờ có nét ca diễn duyên dáng, làn hơi ngọt ngào, sâu lắng nên Bạch Lan được cha mẹ giao đóng những vai đào nhì, sau đó được hát các vai đào chánh. Khán giả yêu thích vở cải lương "Tấm Cám" của soạn giả Huy Trường, đã từng được đạo diễn NSND Huỳnh Nga dàn dựng cho đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long đã không thể quên nhân vật nàng Tấm của vở diễn này do NS Bạch Lan thể hiện. Một nàng Tấm rất duyên dáng, có tâm hồn trong sáng qua nét diễn tài hoa của nữ nghệ sĩ Bạch Lan. NS Bạch Lan NSƯT

Đưa "Thầy Ba Đợi" ra thủ đô

Hình ảnh
Sau các suất diễn tại TP HCM, Long An…, vở cải lương "Thầy Ba Đợi", tác phẩm chào mừng sự kiện đánh dấu một thế kỷ sân khấu cải lương với sự tham gia của 60 nghệ sĩ cải lương hai miền Nam - Bắc, sẽ có 2 suất diễn vào ngày 27 và 28-5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. NSƯT - đạo diễn Triệu Trung Kiên cho biết theo kế hoạch, sẽ có nhiều suất diễn hơn nhưng vì các nghệ sĩ phía Nam đã có nhiều dự án lên kế hoạch trước đó nên đợt này chỉ có thể diễn 2 suất tại Hà Nội. "Thầy Ba Đợi", do PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản, soạn giả Hoàng Song Việt - Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương, NSƯT Triệu Trung Kiên - Lê Trung Thảo dàn dựng, khái quát phần nào quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương từ năm 1918, tái hiện những thăng trầm của cuộc đời và sự nghiệp vị nhạc sư Nguyễn Quang Đại (được dân gian gọi thân mật là thầy Ba Đợi), vốn là nhạc quan của triều Nguyễn. Khi vua Hàm Nghi bị Pháp lưu đày sang châu Phi, ông đã hưởng ứng chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Quá