Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 22, 2017

Nhạc sĩ Văn Còn và dây Ngân Giang trên cây đàn ghi-ta cổ nhạc Việt Nam Thứ Ba, 20/12/2016 16:15 | Phạm Ngọc Phú Share on Facebook0Share on Google+0Tweet about this on TwitterPrint this page Trong nửa thập niên đầu 1930, cây đàn ghi-ta của châu Âu đã đứng khá vững trong dàn nhạc tài tử – cải lương Nam bộ, từ đây theo dòng thời gian, giới nhạc sĩ đã cải tiến và phát triển những hệ thống dây trên cây đàn ghi-ta cổ nhạc Nam bộ như dây Rạch Giá, dây Sài Gòn, dây Tứ Nguyệt… về sau này lại có thêm hệ thống dây tổng hợp (dây Lai), giới chuyên môn gọi là dây tổng hợp vì nó có ưu điểm lớn là đáp ứng được mọi tình huống diễn tấu mà không cần chỉnh, sửa dây trong các hơi điệu Bắc – Hạ – Oán – Quảng… hoặc chuyển cung từ giọng kép qua giọng đào. Ưu điểm này của hệ thống dây tổng hợp được xem là hoàn chỉnh nhất và tưởng như các lớp nhạc sĩ sau đó không cần sáng tạo gì thêm cho hệ thống dây đàn ghi-ta cổ nhạc. Thế nhưng, vẫn có sự đóng góp mới cho cây đàn ghi-ta cổ nhạc. Đó là sự ra đời và trụ rất vững của hệ thống dây Ngân Giang của cố nhạc sĩ Văn Còn (hay Ba Còn – Dĩ An). Nhạc sĩ Nguyễn Văn Còn sinh năm 1924 tại làng Tân Ninh, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Tuổi thiếu niên ông đã yêu thích nhạc tài tử, cải lương và bộc lộ năng khiếu về đàn, tài năng ấy đã nhanh chóng nở hoa với ngón đàn ghi-ta khi ông đặt chân tới đất Sài Gòn. Ông là nhạc sĩ của nhiều đoàn cải lương, vinh quang nhất, thành đạt nhất là những năm tháng đàn cho các đoàn đại bang và các hãng đĩa (những kỷ niệm đẹp nhất trong thời gian phục vụ tại đoàn Thanh Minh – Thanh Nga). Năm 1953, ông tạm nghỉ đàn cải lương, lên Trảng Bom – Long Khánh sống bằng nghề khai thác gỗ rừng. Trong những đêm nhớ sân khấu, nhớ người thân, bè bạn… ông mang cây đàn ghi-ta ra rỉ rả những cung thương, cung oán, từ trong hoàn cảnh này, người nhạc sĩ tha hương đã sáng tạo một hệ thống dây đàn ghi-ta mới… Sau đó trở lại Sài Gòn, ông được mời vào đàn cho bar Lệ Liễu ở Thị Nghè (một điểm kinh doanh giống như quán cổ nhạc hiện nay). Với hệ thống dây “mới chế”, tiếng đàn ghi-ta của ông đã nhanh chóng chinh phục giới mộ điệu. Nhiều người hỏi ông đàn dây gì mà nghe lạ và muồi mẫn quá, ông nói đó là dây Bảo Chánh vì nó ra đời tại sân ga Bảo Chánh – Trảng Bom… Thế là, ông lại được mời đàn cho các đoàn cải lương và các hãng đĩa. Giới mộ điệu bốn phương được nghe dây đàn nầy lần đầu tiên qua bài vọng cổ Nắm Xương Tàn do cố nghệ sĩ Hữu Phước ca. Từ đây, danh tiếng nhạc sĩ Văn Còn càng vang xa hơn trước, nhiều hợp đồng với các hãng đĩa Asia, Hồng Hoa, Hoành Sơn, Việt Nam càng làm cho tiếng đàn tài hoa này được công chúng ái mộ nhiều hơn. Đồng thời , nhiều nhạc sĩ ghi-ta cũng học cách đàn dây Bảo Chánh và phát triển những láy đàn theo tư duy riêng, trong đó, người đàn dây này hay nhất, sáng tạo nhất là cố nhạc sĩ Văn Vỹ. Hệ thống dây tổng hợp đang thông dụng hiện nay (từ thấp lên cao) là Tồn – Xàng – Ho – Xê – Liu. Nhạc sĩ Văn Còn “chế” ra dây Bảo Chánh là Tồn – Xề – Ho – Xư – Xê, tức là từ hệ thống dây tổng hợp ta giữ nguyên dây Tồn (5), nâng cao độ dây Xàng (4) lên Xề, giữ nguyên dây Hò (3), hạ cao độ dây Xê (2) xuống Xư (bán cung xự hay “xự già”) và hạ cao độ dây Liu (1) xuống Xê. Đây là hệ thống dây để đàn bản vọng cổ và các bản hơi nam, oán dành cho giọng nữ (dây đào hay còn gọi là dây hò tư). Đối với giọng nam thì chỉ cần nâng cao độ dây xê (2) của hệ thống dây tổng hợp lên Xư (cung Xang – tức là lấy xang làm hò hay còn gọi là dây kép – hò nhứt). Đặc điểm của hai hệ thống dây này khi đàn lên, nhạc sĩ thường khảy những chữ dây buông (không nhấn) tạo nên những âm mênh mông, dàn trải, hòa quyện với những chữ nhấn, chữ rung độc đáo được chất sâu lắng, muồi mẫn. Năm 1956 nhạc sĩ Ba Còn trở về quê, sống đạm bạc ở Dĩ An bằng việc dạy đàn ca đắp đổi qua ngày. Theo ý kiến của nhạc sĩ Bảy Bá (tức soạn giả Viễn Châu), nhạc sĩ Văn Vỹ đã tìm đến nhà nhạc sĩ Văn Còn để đề nghị đổi tên dây Bảo Chánh thành dây Ngân Giang, vì hệ thống dây này khi đàn lên nghe lâng lâng, bay bổng giọng đàn sáng lên “như những áng mây bàng bạc tựa dãy ngân hàng”… cách nhận xét, phân tích này đã làm hài lòng ông Ba Còn. Từ đó mới có tên gọi mới là dây Ngân Giang. Ngân Giang chứ không phải ngân vang, vì bất kỳ hệ thống dây nào khi đàn lên cũng chắc chắn ngân và vang. Xung quanh chuyện dây đàn Ngân Giang đã có những ý kiến tranh luận như sau: Có người nói đó là hệ thống dây của cây Hạ-uy-cầm. Ông Ba Còn xác nhận là đúng, nhưng thủ thuật đàn thì rất khác bởi những chữ đờn dây buông hòa quyện với những chữ rung và nhấn tạo ra hiệu ứng độc đáo, dàn trải mà sâu lắng, muồi mẫn. Còn cây đàn Hạ thì sử dụng nhiều chữ vuốt… Dây Ngân Giang đàn cho giọng kép chỉ cần chỉnh cao độ dây số 2, như vậy phải gọi là “bán Ngân Giang”. Tác giả đã không đồng ý, bởi vì chỉnh một dây hay chỉnh cả năm dây thì đó cũng là hệ thống của riêng nó, vẫn bảo đảm hiệu quả diễn tấu. Dây Ngân Giang chỉ đàn được bản vọng cổ và một số bản nhỏ hơn ai, hơi oán, không dễ dàng chuyển cung từ giọng đào qua giọng kép và ngược lại… Điều này chưa khẳng định, vì chính tác giả đã biểu diễn cả những bản hơi bắc, hơi hạ và chuyển cung giọng đào qua giọng kép bằng hệ thống dây này. Ông tin rằng, những lớp nhạc sĩ nối tiếp nếu để tâm nghiên cứu, luyện tập thì sẽ đàn được nhiều hơi – điệu, nhiều cung bậc khác nhau trên hệ thống dây Ngân Giang. (thiết tưởng, cần được tham khảo thêm với các nhạc sĩ ghi-ta cổ nhạc về những ý này). Nhiều người cho rằng nhạc sĩ Văn Vỹ đàn dây Ngân Giang hay hơn tác giả. Ông Ba Còn lấy làm vui mừng về điều này và lý luận rằng được như vậy mới có giá trị, mới gọi là kế thừa và phát triển, đâu có gì lạ, tài hoa nghệ thuật mỗi người khác nhau, như ông Sáu Nhỏ ở Sa Đéc là tác giả của dây đàn kìm Sa Giang nhưng người học trò của ông là nhạc sĩ Sáu Trinh lại đàn dây Sa Giang hay hơn ông thầy, nhạc sĩ Bảy Điều ở Chợ Búng – Lái Thiêu dù học lại qua mấy buổi cà phê thuốc lá với ông Sáu Trinh, cũng đã biểu diễn đàn kìm dây Sa Giang thật xuất sắc. Nhạc sĩ Thanh Kim là người đầu tiên đàn vọng cổ bằng cây đàn Hạ-uy-di, nhưng người học trò của ông là nhạc sĩ Hoàng Ân lại cũng đàn cây Hạ hay hơn ông thầy. Nhạc sĩ Văn Còn tâm sự: tôi không dám nói Văn Vỹ là học trò, nhưng quả thật tôi là người trực tiếp truyền lại cách lấy dây, cách đàn, rồi với thiên tư, tài nghệ, chú hai Văn Vỹ đã đàn dây Ngân Giang nghe hay hơn tôi, được vậy mới đáng mừng, vì nghệ thuật mà truyền lại cho những người kế tiếp lại càng sút kém thì đó là biểu hiện của sự mai một, hoặc sự sáng tạo nghệ thuật đó không có giá trị./.

Nhạc sĩ Văn Còn và dây Ngân Giang trên cây đàn ghi-ta cổ nhạc Việt Nam Trong nửa thập niên đầu 1930, cây đàn ghi-ta của châu Âu đã đứng khá vững trong dàn nhạc tài tử – cải lương Nam bộ, từ đây theo dòng thời gian, giới nhạc sĩ đã cải tiến và phát triển những hệ thống dây trên cây đàn ghi-ta cổ nhạc Nam bộ như dây Rạch Giá, dây Sài Gòn, dây Tứ Nguyệt… về sau này lại có thêm hệ thống dây tổng hợp (dây Lai), giới chuyên môn gọi là dây tổng hợp vì nó có ưu điểm lớn là đáp ứng được mọi tình huống diễn tấu mà không cần chỉnh, sửa dây trong các hơi điệu Bắc – Hạ – Oán – Quảng… hoặc chuyển cung từ giọng kép qua giọng đào. Ưu điểm này của hệ thống dây tổng hợp được xem là hoàn chỉnh nhất và tưởng như các lớp nhạc sĩ sau đó không cần sáng tạo gì thêm cho hệ thống dây đàn ghi-ta cổ nhạc. Thế nhưng, vẫn có sự đóng góp mới cho cây đàn ghi-ta cổ nhạc. Đó là sự ra đời và trụ rất vững của hệ thống dây Ngân Giang của cố nh