Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 24, 2018

Nghệ sĩ và chuyện danh hiệu

Hình ảnh
Việc phong tặng danh hiệu nghệ sĩ là một cách để ghi nhận công lao, đóng góp đối với những người đang làm công tác nghệ thuật. Tuy nhiên, qua thực tế từ đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 9 năm 2018 cho thấy vẫn còn những nghệ sĩ đủ điều kiện được vinh danh nhưng chưa làm hồ sơ.       Việc được phong tặng danh hiệu là niềm vinh dự lớn với các nghệ sĩ. Ảnh minh họa.   Theo nhà biên kịch Nguyễn Sĩ Chức - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, mỗi người khi đến với nghề đều tâm niệm cống hiến hết mình với từng vở diễn, từng nhân vật. Họ cứ âm thầm lao động nghệ thuật để góp phần làm đẹp cho đời, làm vui lòng người. Không có người nào đến với nghề để tìm kiếm giải thưởng này, danh hiệu khác. Thực tế, có nhiều nghệ sĩ tài năng và đủ tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú như: đạo diễn Cao Nguyên, nhạc công Nguyễn Văn Thái, họa sĩ sân khấu Vũ Hoàng Linh, nhưng dù đã được động viên, khích lệ họ vẫn không làm hồ sơ để

Về Duệ Đông nghe câu quan họ cổ

Hình ảnh
Về Duệ Đông nghe câu quan họ cổ Thứ Bảy, 24/03/2018, 04:56:36   Một canh hát quan họ truyền thống tại làng Duệ Đông, thị trấn Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Hương thơm man mác của những bông hoa bưởi vào mùa và mưa xuân phơi phới bay dường như là thứ gia vị làm cho những câu hát quan họ thêm đậm đà. Dù bận rộn với công việc thường ngày, nhưng những liền anh, liền chị của làng quan họ Duệ Đông, thị trấn Lim, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) vẫn thu xếp để tổ chức các canh hát quan họ truyền thống mộc mạc, đúng lề lối như mọi năm. Và dù không diễn ra thâu đêm suốt sáng “ca cho tàn canh, mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày”, nhưng đã phần nào làm thỏa niềm mong mỏi của “người chơi” và nhất là những ai đã trót mê đắm quan họ. “Nghề chơi” lắm công phu Bà Nguyễn Thị Bình năm nay ngoài 70 tuổi, một mình từ huyện Đông Anh, Hà Nội, tìm về làng Duệ Đông. Nơi đây bà đã sinh ra và lớn lên, giờ đi lấy chồng xa, mỗi năm cứ vào dịp đầu Xuân, bà Bình lại nhớ nhung những câu hát quan

Cần truyền dạy đờn ca tài tử một cách bài bản

Hình ảnh
Nhằm tiếp tục lưu giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống vốn có của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT), UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020”. Theo đó, Bình Dương sẽ tổ chức truyền dạy ĐCTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các trường phổ thông, trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương và các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức tập huấn ngắn hạn về ĐCTT cho đối tượng giáo viên dạy bộ môn âm nhạc bậc phổ thông.   Nghệ thuật ĐCTT có ở Bình Dương rất sớm và thành quả mà phong trào ĐCTT Bình Dương đạt được trong những năm qua là kết quả phấn đấu và sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân trong tỉnh. Bình Dương tự hào có những đóng góp nhất định trong phong trào ĐCTT Nam bộ, góp phần đưa nghệ thuật ĐCTT trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tiết mục trình diễn của CLB ĐCTT TX.Thuận An trong Chương trình giao lưu đờn ca tài tử với Đoàn nghệ thu

Âm nhạc cổ truyền thể hiện tâm hồn, cốt cách người Tây Nguyên

Hình ảnh
(Dân Việt) Thực chất của công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân gian là vấn đề chấn hưng văn hóa dân tộc trong xu thế giao lưu và hội nhập quốc tế.     Kho tàng âm nhạc dân gian Bahnar, Jrai nói riêng, Tây Nguyên nói chung vô cùng phong phú và độc đáo. Đó là kho tàng âm nhạc đồ sộ. ít bị ảnh hưởng ngoại lai mà vẫn gần gũi với vẻ đẹp nguyên sơ của nó.   Để hiểu thêm về sự phong phú và đa dạng của âm nhạc Tây Nguyên, phóng viên báo điện tử Dân Việt có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Lê Xuân Hoan, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Gia Lai. Thưa nhạc sĩ, sinh ra từ cái nôi của dân ca Xứ Nghệ, cơ duyên nào đã đưa ông đến với mảnh đất Bazan? - Ngay từ thủa ấu thơ tôi đã được nghe rồi yêu những khúc hát dân ca. Tình yêu ấy cứ lớn dần theo thời gian năm tháng, đặc biệt là từ khi tôi trở thành cậu học trò của Trường Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An (nay là trường Cao đảng Văn hoá Nghệ thuật Nghệ An), sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Sau khi tốt

Tranh cãi việc Công Lý được đề nghị xét tặng NSND: Hãy để nhân dân lựa chọn

Hình ảnh
Tranh cãi việc Công Lý được đề nghị xét tặng NSND: Hãy để nhân dân lựa chọn LĐO | 24/03/2018 | 07:50 NSƯT Công Lý được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND. Đến hẹn lại lên, mỗi mùa phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lại xảy ra những chuyện ồn ào, tranh cãi giữa người được và người không.  Năm nay, những cái tên như NSƯT Chí Trung, Công Lý, Hoài Linh được đưa lên “bàn cân”, với những bàn luận người xứng đáng, người chưa xứng đáng. Trong đó,  Công Lý là người trẻ nhất, nhưng lại được đề nghị xét tặng NSND, trong khi những đàn anh, đàn chị… còn phải chờ. Nếu để so sánh, rất khó để nói ai xứng đáng hơn.  Bởi đây đều là những nghệ sĩ đã được công chúng nhớ mặt đặt tên, có nhiều cống hiến cho khán giả. Có điều họ hơn nhau ở tấm huy chương, giải thưởng. Những tấm huy chương không đo hết tài năng của người nghệ sĩ, nhưng nó đang là “quy định cứng” giúp các nghệ sĩ được vinh danh bằng d