Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 17, 2018

Người trẻ với bộ môn nghệ thuật cải lương

Hình ảnh
Liên hoan Cải lương (CL) toàn quốc năm 2018 là nơi hội tụ, tranh tài của các nghệ sĩ (NS), trong đó có những NS trẻ. Họ là đội ngũ kế thừa, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu của nghệ thuật CL. Cùng với đó, tại liên hoan, không khó để bắt gặp hình ảnh những khán giả trẻ thích thú thưởng thức CL. Đó là tín hiệu đáng mừng khi người trẻ biết trân trọng bộ môn nghệ thuật này. Vở diễn Hồi sinh của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai Đội ngũ kế thừa NS Sang Sang (25 tuổi), Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai, chia sẻ: “Tôi đến với CL như một cái duyên định sẵn. Bởi, tôi được lớn lên trong những câu hát, lời ru và đặc biệt là những câu vọng cổ của ba và mẹ, nên từ nhỏ, CL đã “ngấm” vào tâm hồn mình. Và ước mơ được trở thành NS CL cũng bắt đầu từ đó. Tôi mong sẽ được ăn cơm Tổ suốt cuộc đời”. Với tình yêu, niềm đam mê dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này nên NS Sang Sang rất dễ dàng trong việc cảm lời, hiểu ý nghĩa trong từ

Một gia đình cải lương ở Tiền Giang

Hình ảnh
Những năm công tác tại Tiền Giang, tôi có dịp gặp được cụ Sáu Chí (em trai của nghệ sĩ (NS) Năm Phỉ (1), anh của cố Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Bảy Nam) nên ghi lại khá nhiều tư liệu về gia đình cải lương này. Nghệ sĩ Năm Phỉ - một thiên tài của cải lương Theo lời kể của những NS cải lương tiền bối cũng như một số tài liệu miêu tả, NS Năm Phỉ là nữ NS tài sắc vẹn toàn. Bà là bậc kỳ tài của cải lương. Trong cuộc đời biểu diễn nghệ thuật cải lương của NS Năm Phỉ có nhiều vai diễn nổi tiếng, nhưng có 2 vai xuất sắc nhất: Bàng Quý Phi trong vở Xử án Bàng Quý Phi và vai Lan trong Hoa rơi cửa Phật (Lan và Điệp). Thuở thiếu thời, NS Năm Phỉ đam mê đờn ca tài tử và cải lương. Do vậy, bất cứ gánh hát nào lưu diễn đến Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, ít khi vắng mặt bà trên hàng ghế khán giả. Ông Hai Cu, một người làm nghề thợ bạc ở gần nhà Năm Phỉ có dự định lập gánh hát, nên khi nghe được giọng ca ngọt ngào, truyền cảm của bà, ông liền qua nhà xin mẹ bà cho bà đi hát. Gánh cải lương Nam Đồng Ba

NSƯT Kim Tử Long nỗ lực giúp nghệ sĩ nghèo khó, bệnh tật

Hình ảnh
(NLĐO) - NSƯT Kim Tử Long đã tổ chức được 10 suất diễn "Ba thế hệ về lại cội nguồn" tại rạp Công Nhân (TP HCM). Ngày 17-11, anh tiếp tục nhân rộng chương trình này tại các tỉnh, thành phía Nam nhằm giúp đỡ nghệ sĩ nghèo khó, bệnh tật. NSƯT Kim Tử Long và nghệ sĩ Trinh Trinh trong vở "Rạng ngọc Côn Sơn" (ảnh Phụng Vương) NSƯT Kim Tử Long cho biết tiền bán vé và vận động tại rạp Công Nhân, Nhà hát Bến Thành, rạp Thủ Đô, Nhà hát Trần Hữu Trang… được 40-70 triệu đồng/suất. Số tiền này sẽ dành để trao tặng các nghệ sĩ nghèo khó. NSƯT Kim Tử Long và các nghệ sĩ đang giúp đỡ ba trường hợp. Đó là tác giả Nguyên Thảo (vở "Kiếp nào có yêu nhau") bị ung thư ruột; cháu gái cố soạn Nhị Kiều (tác giả vở "Giấc mộng đêm xuân") bị ung thư máu và nghệ sĩ Vũ Quang (nổi tiếng trên sân khấu cải lương tuồng cổ Huỳnh Long) bị tai biến và bệnh tim. NSƯT Kim Tử Long trong chương trình "Đưa sân khấu đến học đường" của CLB Sân khấu Lạc Lon