Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 16, 2018

Trăm năm sân khấu cải lương: “Ngũ hổ tướng” của cải lương Nam bộ

Hình ảnh
Với trách nhiệm hồi sinh “cải lương chính thống Nam kỳ” xây dựng trên đất Bắc, năm 1956, đoàn cải lương Nam bộ đã được thành lập. Ngoài một số diễn viên của Đoàn cải lương Tổng cục chính trị chuyển sang như Công Thành, Tấn Đạt, Phi Điểu, Lê Thiện, còn có 5 nghệ sĩ tiên phong, nổi danh trước 1945, đi kháng chiến rồi tập kết ra Bắc, làm nòng cốt. Đây là những tên tuổi tiên phong của sân khấu cải lương Nam bộ thời kỳ đầu.  Trình diễn cải lương trước năm 1975 ở Sài Gòn. Ảnh: TƯ LIỆU 1.  Trong “ngũ hổ tướng” này, nghệ sĩ Tám Danh (Nguyễn Phương Danh) là người lớn tuổi nhất. Sinh năm 1901 tại Cần Thơ, theo học đờn ca từ nhỏ ở ban nhạc lễ của xã đến năm 17 tuổi, theo gánh Đồng Bào Nam làm kép phụ rồi lên kép chính. Ông được đóng chung cùng cô đào lừng danh Năm Phỉ khi được mời về hát cho gánh Phước Cương. Dưới sự chỉ dẫn của thầy tuồng Mười Giảng (Đặng Công Danh), ông thành công trong nhiều vở và đi trình diễn ở hội chợ đấu xảo năm 1931 tại Paris trong vở  Xử án Bàng Quý Phi.