Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 4 5, 2018

Đạo diễn Hoa Hạ: Khát vọng chưa thành

Hình ảnh
NSƯT đạo diễn Hoa Hạ nói cá tính của bà thẳng thắn, đôi khi thiếu uyển chuyển là nguyên nhân khiến công việc bị trắc trở,nhưng nếu không phải như thế thì không còn là Hoa Hạ Phóng viên: Được biết bà đang thực hiện dự án dàn dựng vở cải lương kinh điển "Thái hậu Dương Vân Nga". Dự án này có nằm trong kế hoạch kỷ niệm 40 năm gắn bó với sân khấu của bà? - NSƯT - đạo diễn Hoa Hạ: Có thể nói như thế, vì đúng ra năm ngoái là tròn 40 năm tôi gắn bó với sân khấu. Tôi đã ấp ủ và lên kế hoạch tổ chức một loạt vở diễn cho đợt kỷ niệm con số 40 này bằng những tác phẩm của nhiều loại hình: cải lương, kịch, nhạc kịch… Thế nhưng, vẫn chưa đủ duyên để thực hiện. Bởi diễn viên hiện nay khó tập hợp, muốn có lực lượng ổn định rất nan giải. Sân khấu Quốc Thảo mời tôi dàn dựng vở "Lôi vũ" nhưng đến nay vẫn chưa thể quy tụ đủ diễn viên. Còn với vở "Thái hậu Dương Vân Nga" này, nhân kỷ niệm sân khấu cải lương chạm mốc 100 năm, không biết nhà nước có chủ trương

Làm gì để nghệ thuật sân khấu theo kịp thời đại?

Hình ảnh
(Tổ Quốc) -  Trong đời sống hiện đại, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả cũng có những thay đổi. Câu chuyện sân khấu còn lạc hậu, chậm phát triển so với đời sống hiện đại đã được bàn luận trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, sân khấu đã thực sự đổi mới, tiếp cận được hơi thở thời đại? Hồng Hà - / Thứ Tư, ngày 04/04/2018 - 10:50 Lạc hậu, cũ kỹ Từ nhiều năm nay, câu chuyện làm thế nào để sân khấu hấp dẫn khán giả vẫn luôn là trăn trở của những người làm nghề. Đã qua rồi cái thời chỉ cần một cái chiếu là có thế kéo được hàng trăm người ngồi xem chèo. Cũng không thể chỉ với một, hai hình ảnh cây cối, núi non được dựng bằng xốp trên sân khấu mà có thể khiến khán giả bỏ tiền mua vé vào xem. Thu hút khán giả, lôi cuốn họ bằng các hình thức mới như mở rộng việc khai thác ngôn ngữ thể hiện, nội dung và các hình thức thể hiện, xây dựng lại diện mạo sân khấu… là đòi hỏi cấp bách nếu sân khấu không muốn dần dần càng tụt lại phía sau trong đà phát triển của văn học n

Cải lương qua 1 thế kỷ: Giải Thanh Tâm và những ngôi sao

Hình ảnh
Giải Thanh Tâm là giải thưởng danh giá của cải lương, cho đến bây giờ những nghệ sĩ được trao giải vẫn chứng tỏ mình xứng đáng. NSND Bạch Tuyết và NSND Ngọc Giàu trong vở Kiều Nguyệt Nga Ảnh: H.K Giám khảo nghiêm khắc, thí sinh nghiêm túc Thập niên 1940 - 1950, tờ báo Tiếng Dội do ông Trần Tấn Quốc làm chủ bút phát triển mạnh mẽ. Ông mở trang sân khấu nói nhiều về cải lương thu hút độc giả, báo bán chạy vô cùng. Lúc ấy, Trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn không còn mở lớp cổ nhạc nữa, nhà nước cũng không mở cuộc thi nào về cải lương, vì vậy ông Trần Tấn Quốc suy nghĩ về một giải thưởng riêng cho bộ môn này. Từ đó giải Thanh Tâm ra đời năm 1958. Ban giám khảo lặng lẽ đi xem tất cả các vở diễn trong năm, lặng lẽ ghi nhận ý kiến, rồi họp nhau quyết định. Nghệ sĩ không biết ban giám khảo đi xem lúc nào, cho nên cả năm phải luôn ca diễn tử tế. Mà không chỉ nỗ lực về nghề nghiệp, nghệ sĩ còn phải nỗ lực về đạo đức, một chút xì căng đan là bị loại. Lần

Cải lương qua 1 thế kỷ: Những vở ấn tượng sau 1975

Hình ảnh
Sau năm 1975, cải lương có đôi chút thay đổi, nhưng rồi lại hoạt động sôi nổi. Nhiều vở hay, vai diễn để đời, nhiều nghệ sĩ tiếp tục bật sáng. Phương Quang và Thanh Vy trong vở Nàng Xê Đa ẢNH: H.K Phối hợp các thành phần nghệ sĩ Giai đoạn sau giải phóng, mô hình cải lương tư nhân không còn nữa, mà các đoàn phải hoạt động theo mô hình tập thể. Bà bầu không còn một mình quản lý đoàn như trước, mà ban lãnh đạo có thêm một vài cán bộ từ Sở Văn hóa - Thông tin đưa xuống. Cách quản lý, cách trả lương, trả cát sê, ký hợp đồng tất nhiên cũng khác. Bên cạnh đó là đoàn nhà nước ra đời, gồm Nhà hát Trần Hữu Trang và đoàn Văn công TP.HCM. Đến năm 1984, có thêm đoàn 284 được thành lập sau chuyến đi biểu diễn ở châu Âu thành công rực rỡ. NSND Lệ Thủy kể: “Hồi mới giải phóng nghệ sĩ chúng tôi lo lắm. Lo vì sợ mình bị ra rìa, không cho hát. Các đoàn tạm ngưng, nghệ sĩ đóng cửa ngồi nhà mà rầu, không biết mai mốt mình làm gì ăn, vì chỉ biết mỗi nghề hát thôi. Ngh