Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 1, 2018

Bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử ở miền Tây Nam Bộ

Hình ảnh

Võ Thị Phương Thuý đoạt huy chương vàng giải Bông lúa vàng lần 12/2017

Hình ảnh
Võ Thị Phương Thuý đoạt huy chương vàng giải Bông lúa vàng lần 12/2017 (VOH) - Tối 5/1, đêm gala nghệ thuật, tổng kết và phát giải Hội thi giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng lần thứ 12/2017 đã diễn ra trang trọng tại nhà hát VOH. Ngoài phần biểu diễn của 8 thí sinh đoạt giải cao mùa giải Bông lúa vàng năm nay, chương trình còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng: NSUT Trọng Phúc, NSUT Cẩm Tiên, NSUT Lê Tứ; các nghệ sĩ Minh Trường, Nhã Thy, Hà Như, MC  Hữu Luân, Ngọc Tiên.…. Sau phần biểu diễn của các thí sinh và nghệ sĩ, phút đăng quang của 3 thí sinh cuối cùng cũng được công bố với Huy chương vàng trị giá 70.000.000 đồng  thuộc về thí sinh Võ Thị Phương Thuý đến từ TP Cần Thơ với  tổng điểm trung bình 19,981 và cũng là thí sinh đoạt giải phong cách tốt nhất. Huy chương Bạc trị giá 30.000.000 đồng thuộc về thí sinh Nguyễn Thị Mỹ Tiên đến từ Hậu Giang với tổng đ

'Fan cuồng cải lương' xót thương đời nghệ sĩ

'Fan cuồng cải lương' xót thương đời nghệ sĩ Những nghệ sĩ cải lương đang phải vật lộn mưu sinh, đổi qua hát tân nhạc, tấu hài kiếm sống, nhưng họ vẫn hát với tất cả lòng yêu nghề, kính nghiệp và hóa thân vào nhân vật. Cách đây khoảng một tháng, tôi tình cờ đọc được một bài viết trên một diễn đàn cho rằng cải lương đã “hoàn thành sứ mệnh lịch sử” của mình và bây giờ nên xây dựng một bảo tàng cho môn nghệ thuật này. Điều này khiến tôi rất buồn. Tôi được nghe cải lương từ lúc còn là đứa bé trong bụng mẹ. Nhà ông bà ngoại là một xóm nhỏ yên bình, nơi mà mọi thời khắc trong ngày người ta đều có thể nghe thấy tiếng cải lương phát ra từ radio hay băng cassette. Có lẽ vì thế mà từ khi còn là một đứa nhỏ tôi đã say mê môn nghệ thuật này như vậy. Mỗi khi có những vở diễn mới, tôi háo hức chờ đợi. Tuy nhiên thế hệ của tôi, những đứa trẻ lớn lên ở thập niên 90 đã phải đau lòng khi chứng kiến thời kỳ hoàng kim của cải lương đang dần đi xuống trước sự phát triển của các loại hình n

NSND Bạch Tuyết và NSƯT Thoại Mỹ bồi hồi xúc động nói về tình nghệ sĩ

Hình ảnh
Hai nữ nghệ sĩ gạo cội của làng cải lương đã không nén được sự xúc động khi nhắc đến những ân tình của người nghệ sĩ trong nghề. Là những đồng nghiệp thân thiết nhưng do công việc bận rộn nhiều nên NSND Bạch Tuyết và NSƯT Thoại Mỹ ít khi có dịp gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau. Mới đây, khi có cơ hội hội ngộ nhau trong buổi ghi hình chương trình  Sao nối ngôi 2018 , cả hai nữ nghệ sĩ gạo cội của làng cải lương đã cùng nhau hàn huyên và chia sẻ đầy xúc động cảm nghĩ về tình nghệ sĩ cao đẹp. NSƯT Thoại Mỹ xúc động khi nói về tình nghệ sĩ NSƯT Thoại Mỹ cho biết tình nghệ sĩ là tình cảm cao quý và to lớn mà từ những ngày đầu bước chân vào nghề, chị đã nhìn thấy và nhận được. "Phải nói là tình nghệ sĩ bao la lắm! Từ khi bước chân lên sân khấu cho đến khi có cái tên Thoại Mỹ ngày hôm nay, tôi thấy cái tình của người nghệ sĩ đáng quý vô cùng. Chúng tôi luôn chăm sóc, trau dồi cho nhau. Cũng như tôi, đã qua những lần bệnh tật những tưởng sẽ không bao giờ còn cơ hội đứng tr

Người giữ "hồn" đàn cổ ở đất Huế

Hình ảnh
Người giữ "hồn" đàn cổ ở đất Huế 30/08/2013 - 17:06 Biên phòng -  Dành trọn cuộc đời cho những cây đàn cổ, đến nay, nghệ nhân Trương Hữu Hòa, người duy nhất ở Huế có thể chế tác và sửa chữa được các loại đàn cổ khác nhau như: Tỳ bà, tranh, bầu, nhị, nguyệt… Dù có tài làm đàn "siêu" hạng và khả năng thẩm định âm thanh hiếm có người nào bằng, nhưng ông luôn trăn trở, lo lắng sợ tiếng đàn cổ mai này sẽ bị mất đi, trong đó có Nhã nhạc cung đình Huế…   Hiệu đàn Chiêm Huế - Tân Văn luôn là nơi mà các nghệ sỹ, tài tử đến đặt làm đàn. .. Một đời với nghiệp Hiệu đàn Tân Văn của nghệ nhân Trương Hữu Hòa nằm nép mình bên dòng sông Như Ý, ở thôn Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách nội thành Huế khá xa, nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào. Vừa nghỉ tay bào mấy tấm gỗ Hồng Đào, nghệ nhân Trương Hữu Hòa tâm sự: "Nghề làm đàn cổ vốn là nghề gia truyền mấy đời của gia đình tôi. Lúc còn nhỏ, ngoài một buổi đến trường thì b

Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ năm 2018: Tươi mới sân chơi truyền thống

Hình ảnh
Cuộc thi Chuông vàng vọng cổ năm 2018: Tươi mới sân chơi truyền thống SGGP   Thứ Ba, 31/7/2018 09:19 Năm nay, cuộc thi có nhiều khởi sắc khi có 330 thí sinh tham gia, tăng so với năm 2017 (có 252 thí sinh). Thí sinh có độ tuổi trung bình 16 - 22, có sắc vóc, chất giọng tốt. Hai thí sinh Nam Thanh Phong (diễn viên Đoàn văn công Đồng Tháp) và thí sinh Trần Thị Mỹ Dung (18 tuổi) tham gia vòng thi tuyển chọn Vòng tuyển chọn cuộc thi Chuông vàng vọng cổ vừa diễn ra hấp dẫn với phần tranh tài của 36 thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam. Tham gia cuộc thi năm nay có nhiều gương mặt nổi trội về thanh sắc, tạo được ấn tượng với ban giám khảo và khán giả bằng tài năng, giọng ca tốt và tình yêu dành cho loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương. 36 thí sinh tiềm năng của cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2018 vừa vượt qua vòng tuyển chọn, thi triển tài năng trong cách ca diễn, xử lý kỹ thuật với phần thi 3 câu vọng cổ tự chọn. Tuy nhiên, ở vòng thi này, ban giám