Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 25, 2019

NSND Bạch Tuyết bất ngờ tái xuất ở sân khấu "Cải lương- Trăm năm nguồn cội"

Hình ảnh
(Dân Việt)  Nữ nghệ sĩ 73 tuổi cùng nhiều nghệ sĩ gạo cội khác của sân khấu cải lương sẽ có màn kết hợp ấn tượng trong đêm "Cải lương- Trăm năm nguồn cội". Mới đây, BTC chương trình "Cải lương- Trăm năm nguồn cội" đã chính thức đưa ra những thông tin chi tiết về buổi công diễn đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 7/7 tới tại TP. Hồ Chí Minh.   Chương trình sẽ diễn ra tại nhà hát Bến Thành và sẽ có 2 đêm tái diễn vào ngày 13, 14/7. Với mong muốn đóng góp cho quá trình bảo tồn những giá trị đặc sắc của cải lương, đơn vị tổ chức Green Horizon đã thực hiện chương trình nghệ thuật này. Trước đó, đầu năm 2019, trong chương trình "Lễ hội Nguyên Tiêu" do UBND Quận 5 phối hợp với trung tâm văn hóa Quận 5 thực hiện "Cải lương tuồng cổ Việt Nam và Triều kịch Quảng Đông Trung Quốc", đơn vị này cũng đã thành công trong việc mang đến một món quà tinh thần cho công chúng, thu hút hàng nghìn người tham dự.   Những vở diễn, từ kinh điển đến mới lạ, sẽ

Ông bầu Xuân đã ra đi

Hình ảnh
Ông bầu Xuân - một cái tên lừng lẫy gắn với Đoàn cải lương Dạ Lý Hương, cùng thời với bà bầu Thơ, Kim Chung, Kim Chưởng, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng 21.6 vì tuổi già sức yếu, thọ 91 tuổi. Ông tên thật là Diệp Nam Thắng, người Sài Gòn, từng đi học ở Hồng Kông, về nước trở thành một thương gia có cỡ. Nhưng duyên nợ đẩy đưa, ông giúp đỡ một người bạn có gánh hát đang hồi khó khăn, thế là  nghệ sĩ  đề nghị ông sang luôn xác gánh. Ông đổi tên thành gánh Hoa Mùa Xuân, rồi 1963 đổi tên lần nữa thành Dạ Lý Hương với lực lượng nghệ sĩ và tác giả, đạo diễn hùng hậu như: Bạch Tuyết, Hùng Cường, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Văn Chung, Ngọc Bích, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Thiếu Linh... Dạ Lý Hương là đại bang cho đến sau 1975 mới tan rã. Ông bầu Xuân ẢNH: H.K Nhưng ông bầu Xuân không hề ngơi nghỉ, ông được Hội Sân khấu TP.HCM và anh em nghệ sĩ tin cậy giao cho quản lý  chùa Nghệ sĩ . Hình ảnh ông mỗi ngày lên chùa đúng giờ giấc nghiêm túc, ở lại tới chiều tối mới về nh

Gặp “tướng cướp Bạch Hải Ðường” giữa miệt U Minh

Hình ảnh
Ðang trao quà cho người dân nghèo, chúng tôi bỗng nghe một số người nhao nhao cho biết vừa tận mắt thấy... “tướng cướp Bạch Hải Ðường”. Dò tìm đến bến đò ngang qua một con kênh xáng gần đó, tôi gặp một phụ nữ và chị nhiệt tình đưa cho xem tấm ảnh vừa chụp được bằng điện thoại. Băng cướp "Bạch Hải Đường" và sự sụp đổ của một đám hảo hán xứ Bắc “Ðúng là tướng cướp Bạch Hải Ðường rồi!”, chị chỉ vào ảnh người đàn ông đang dưới đò ngang vẫy tay chào ai đó trên bờ kênh. Tôi quay sang nói vui với anh Công an viên, đúng là tai mắt của nhân dân, “tướng cướp Bạch Hải Ðường” vừa về đây chưa kịp hoạt động gì đã bị phát hiện... Nghe tôi kể lại chuyện trên, Nghệ sỹ nhân dân (NSND) Trọng Hữu cười khà khà. “Một lần biểu diễn ở Rạch Giá, Kiên Giang, đã gần nửa đêm nhưng vẫn có nhiều người đứng chờ bên cánh gà sân khấu. Không phải chờ xin chữ ký, cũng không phải chờ chụp chung ảnh lưu niệm mà là rủ tôi đi ăn hủ tiếu. Không còn đường từ chối, tôi lau vội phấn son trên mặt rồi đi cù

“Trăm năm nguồn cội” hội tụ các ngôi sao cải lương

Hình ảnh
QĐND - Chương trình cải lương với tựa đề “Trăm năm nguồn cội” quy tụ hàng loạt các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thuộc nhiều thế hệ, như: NSND Bạch Tuyết, NSƯT Việt Anh, Thanh Kim Huệ, Vũ Linh, Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân,… được tổ chức định kỳ tại Nhà hát Bến Thành (TP Hồ Chí Minh) vào tối chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 7-7 tới. Các nghệ sĩ diễn trích đoạn “Đời cô Lựu” trong buổi giới thiệu chương trình. Chương trình được đầu tư công phu, dàn dựng nghiêm túc với thời lượng 100 phút/buổi diễn, do nghệ sĩ Quang Thảo viết kịch bản và đạo diễn, nhằm giới thiệu tới công chúng yêu cải lương tiến trình lịch sử của 100 năm cải lương. Khán giả tới sân khấu ngoài thưởng thức các vở diễn, trích đoạn của các tác phẩm cải lương nổi tiếng, như: “Đời cô Lựu”, “Xử án Thượng Dương”… còn giao lưu và nghe những chia sẻ về đời, về nghề của các nghệ sĩ biểu diễn.  Tin, ảnh: HOÀ BÌNH

Nhà hát Cải lương Việt Nam mơ có “nhà” để “hát”

Hình ảnh
Gần 70 năm tồn tại và phát triển, Nhà hát Cải lương Việt Nam là nhà hát duy nhất không có rạp để biểu diễn. Trong nỗ lực đưa nghệ thuật Cải lương đến với khán giả, các nghệ sĩ cho rằng, nếu có rạp để biểu diễn, việc bán vé không phải là khó khăn. Nhà hát hàng đầu về nghệ thuật Cải lương đất Bắc Trong bối cảnh nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang gặp khó khăn, nghệ thuật Cải lương cũng không ngoại lệ. Khó khăn càng chồng chất khi các vở diễn dàn dựng ra không có rạp biểu diễn, phải đi thuê. Lại càng hiếm có nhà hát truyền thống nào, đều đặn mỗi năm dàn dựng 2-3 vở diễn mới, đặc biệt, những vở diễn đều để lại ấn tượng trong lòng khán giả yêu nghệ thuật. Có thể kể những vở diễn cách đây cả chục năm vẫn được khán giả hôm nay nhắc đến như Cung phi Điểm Bích, sau đó là các vở Vua Phật, Mai Hắc Đế, Chuyện tình Khau Vai... hay mới đây là các vở Ni sư Hương Tràng, Thầy Ba Đợi… Ông Nguyễn Xuân Vinh, Quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam cho biết: “Trong khi nhiều đơn vị n

Làm sàn diễn cải lương cho tài năng

Hình ảnh
Chỉ tính riêng các gương mặt diễn viên từng đoạt huy chương vàng các giải thưởng đã có gần 100 người. Nhưng sàn diễn cho họ trụ được với nghề ngày càng ít đi Nghệ thuật cải lương nhiều năm qua tìm ra không ít nghệ sĩ đoạt giải Huy chương vàng (HCV) Trần Hữu Trang nhưng lại thiếu sàn diễn cho họ phát triển tài năng. Để giải bài toán khó này, Hội Sân khấu TP HCM tìm đủ mọi cách để tạo điểm diễn cho lực lượng diễn viên được bảo chứng chất lượng bởi giải thưởng uy tín mang tên tác giả Trần Hữu Trang. Cần nơi phát huy nghề Chủ trương tái hoạt động CLB Cải lương thể nghiệm tại tầng 2 tòa nhà 5B Võ Văn Tần của Hội Sân khấu TP HCM đã mang lại niềm vui cho các nghệ sĩ đoạt HCV giải Trần Hữu Trang. Vì từ tháng 8-2001, sàn diễn này đã được nhà nước cấp phép hoạt động nhưng chỉ tồn tại được 6 tháng, giới thiệu đến khán giả nhiều vở cải lương thể nghiệm hay như: "Vợ và tình", "Ngôi đền cổ"… Cảnh trong vở “Giấc mộng đêm xuân” - vở diễn quy tụ nhiều diễn viên đoạt HC

Đà Nẵng đưa nghệ thuật Tuồng thành sản phẩm du lịch đặc trưng: Cần sự phối hợp nghiêm túc và dài hơi

Hình ảnh
Thứ Hai 24/06/2019 | 10:46 GMT+7 VHO-  Nhằm nỗ lực đưa nghệ thuật Tuồng đến với công chúng và hướng tới lộ trình xây dựng sân khấu Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh thành một địa chỉ văn hóa - du lịch trong tương lai, ngành văn hóa, du lịch, các công ty lữ hành tại Đà Nẵng tiếp tục “bắt tay” để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật đặc trưng.   Tiết mục dự kiến sẽ phục vụ khách du lịch từ tháng  7.2019 Đầu năm 2019, TP Đà Nẵng đã có văn bản về việc nâng cao hiệu quả, chất lượng chương trình biểu diễn nghệ thuật Tuồng trên địa bàn thành phố. Lãnh đạo và nghệ sĩ phải quyết tâm Ngoài việc đánh giá cao chất lượng nghệ thuật của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, lãnh đạo thành phố cũng chỉ đạo nhà hát tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng của các chương trình biểu diễn nghệ thuật Tuồng phục vụ nhân dân và du khách; yêu cầu nghệ thuật Tuồng phải hướng đến thành một sản phẩm du lịch lâu dài, đặc sắc. Trong buổi làm việc với Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mới đây, Bí thư Thành ủy

Ðể sân khấu nghệ thuật luôn "sáng đèn"

Hình ảnh
Vở nhạc kịch Dế mèn phiêu lưu ký của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP Hồ Chí Minh gây ấn tượng tốt đối với khán giả. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhất là mạng xã hội, hoạt động biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật nhà nước tại TP Hồ Chí Minh đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn vị đã nỗ lực tự "làm mới" mình để sân khấu "sáng đèn" thường xuyên, mang đến cho khán giả những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Trong tháng 6, Nhà hát nghệ thuật Hát bội TP Hồ Chí Minh tiếp tục lưu diễn phục vụ khán giả ở nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố. Tại nhà truyền thống Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, nhà hát phục vụ bà con vở "Lưu Kim Ðính". Sau đó, nhà hát tiếp tục có nhiều suất diễn tại quận 1 với các trích đoạn "Lữ Bố hí Ðiêu Thuyền", "Ðào Tam Xuân đề cờ" và "Hoàng Phi quy châu". Ðặc biệt, trong hai suất diễn tại UBND phường 8 và Trường tiểu học Nguyễn Văn T

Nghệ sĩ Bùi Trung Đẳng 10 năm thành công sau "Chuông Vàng Vọng Cổ"

Hình ảnh
(NLĐO) – Tối 10-6, nghệ sĩ cải lương Bùi Trung Đẳng đã tổ chức kỷ niệm 10 năm gắn bó với sàn diễn. Nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp và khán giả đã đến chúc mừng anh. NS Ngọc Đợi và Thu Vân chúc mừng NS Bùi Trung Đẳng trong chương trình kỷ niệm 10 năm ca hát Sinh năm 1983 tại tỉnh Kiên Giang, nghệ sĩ Bùi Trung Đẳng đã vượt lên chính bản thân mình để trở thành diễn viên chuyên nghiệp từ sau giải "Chuông vàng vọng cổ" 2010. Xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo ở Kiên Giang, anh luôn nói nhờ có nghề hát mà bản thân thoát khỏi nghèo khó. Trong đêm diễn này, anh thể hiện lại nhiều bài vọng cổ và cùng ca với các nghệ sĩ đồng nghiệp những lớp diễn hay trong các vở cải lương nổi tiếng. NS Bùi Trung Đẳng cảm ơn ba mẹ đã luôn ủng hộ anh trên con đường nghệ thuật NSƯT Minh Vương nhận xét: "Bùi Trung Đẳng là một nghệ sĩ trẻ đầy tiềm năng của sân khấu cải lương. Tôi đánh giá cao giọng ca trầm ấm, luyến láy rất lạ của em. Không như một số diễn viên xuất thân t

Cải lương học gì qua "Chuyện tình Khau Vai" ?

Hình ảnh
Quyết tâm làm cải lương tử tế của cả tập thể nghệ sĩ đã cho ra đời tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, nhận được sự đồng cảm của số đông khán giả và người trong giới Vở cải lương "Chuyện tình Khau Vai" (tác giả: Nguyễn Thế Kỷ; chuyển thể và đạo diễn: NSƯT Triệu Trung Kiên), do Sân khấu mới Đại Việt sản xuất, thu hút khá đông khán giả qua 3 suất diễn từ ngày 7 đến 9-6 tại sân khấu Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Đây là tín hiệu vui cho sàn diễn cải lương và là bài học quý đối với người làm nghề, nhất là các nhóm nghệ sĩ làm sân khấu tư nhân. Thành công nhiều mặt Như tuyên bố của bộ ba đầu tư vốn cho sàn diễn này (Hoàng Song Việt, Triệu Trung Kiên, Quang Khải), tác phẩm ra mắt của họ đã thật sự hướng đến những thể nghiệm mới nhằm thu hút khán giả. Về âm nhạc, sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc cải lương với những giai điệu dân gian miền núi Tây Bắc đưa khán giả đến không gian văn hóa đầy lãng mạn của các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Làm mới âm nhạ

"Bà đỡ" cho tác phẩm sân khấu

Hình ảnh
Thay vì cần tiền tài trợ cho tác phẩm hay có điều kiện đến được với công chúng rộng rãi hơn, các nhà làm sân khấu muốn nhà nước đầu tư kinh phí dựng vở Trước thực trạng khó khăn ngày càng bủa vây nhiều sàn kịch từng là điểm sáng của TP HCM như: IDECAF, Phú Nhuận, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM, Hoàng Thái Thanh…, Hội Sân khấu TP HCM kiến nghị chính quyền thành phố "làm bà đỡ" cho các sân khấu xã hội hóa, đầu tư kinh phí cho vở diễn mới, với cách thức xét duyệt kịch bản để đầu tư. Tài trợ hay cứu trợ? Giới làm sân khấu tỏ ra hồ hởi với đề xuất này. Đạo diễn Ái Như (Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh) cho biết mức kinh phí đầu tư vở diễn mới luôn bị đội giá. Một năm sân khấu bên chị dựng 3 vở mới nên lúc nào cũng hụt hơi, rất cần được hỗ trợ kinh phí. NSND Hồng Vân nói: "Chủ trương của Hội Sân khấu TP HCM là kịp thời. Vì trước đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM chỉ tài trợ kinh phí cho các đơn vị xã hội hóa dựng vở theo chủ đề: "Học tập và làm theo đạo đức, ph