Pipa (đàn tỳ-bà)

                                            
Pipa (đàn tỳ-bà) là một loại nhạc

  khí bốn dây có hình trái lê. Cái
  tên của đàn này có nguồn gốc từ
  kỹ thuật sử dụng để đánh đàn.

  Hai chữ Tàu pi (tỳ) và pa (bà) từ
  cách áp dụng ngón tay để đánh
  đàn: khảy là pi và móc là pa. Đàn
  tỳ-bà được đem vào Trung-Quốc
  cách đây khoảng hai ngàn năm
  vào thời đại triều Hán ở Trung Á.
  Loại đàn này có lẽ mang ảnh
  hưởng của loại đàn được sử dụng
  vào những triều đế xưa ở Trung
  Đông. Đàn tỳ-bà là một trong
  những nhạc cụ cổ của Trung
  Quốc. Đàn tỳ-bà thời tiên sơ có
  rất nhiều dạng, làm từ nhiều vật
                                            liệu khác nhau, và số dây đàn
cũng khác nhau. Nay, đàn tỳ-bà đều giống nhau.
Khi sử dụng, đàn tỳ-bà được đặt ở trên đùi trái. Hầu hết những nghệ sĩ chơi nhạc hiện đại cầm đàn đứng và cổ đàn được đặt gần tai trái. Vài nghệ sỹ chơi nhạc cổ điển cầm đàn nằm; cách cầm đàn này mang sắc thái nguyên thủy. Đàn tỳ-bà được lên dây ở cung La (A)- Rê (D)-Mi (E)-La (a) và có tất cả 30 phím đàn. Đàn tỳ-bà thời xưa có ít phím hơn và dùng hệ thống ngũ âm. Thời nay, đàn tỳ-bà được hoàn chỉnh hơn với hệ thống đa âm, để âm thanh có thể phát ở tầng rộng hơn và có khả năng diển tả thật khác thường. Nhiều kỹ thuật khác đánh đàn nhau nay có thể được áp dụng. Hầu hết tất cả các ngón tay của tay phải có thể sử dụng để khảy dây đàn; nhưng ngón cái và ngón trỏ là hai ngón được sử dụng thường xuyên nhất. Những cách đánh tiêu chuẩn như ‘tan’-khảy với ngón trỏ, và ‘tiao’- móc với ngón cái. Khi đánh liên tục với hai cách này, âm hưởng rung tạo được gọi là ‘gun’ - nghĩa là ‘cuồn cuộn’ (roll). Cách đánh thứ nhì tạo nốt nhạc tên ‘lun’, hay còn gọi là ‘luân hoàn’ (wheel). Cách này sử dụng cả năm ngón tay khảy tiếp nối và liên hoàn rất nhanh và uyển chuyển.
Đàn tỳ-bà là một nhạc cụ rất tuyệt vời chính vì khả năng lai tạo những âm thanh đặc kỳ. Nó có thể tái lập nhiều loại âm thanh khác nhau; như sau đây là môt vài điển hình: tiếng nước chảy, tiếng mưa, tiếng ngỗng gọi bạn, tiếng kiệu ngựa, tiếng kồng Tàu, tiếng trống, tiếng khởi quân. Để ‘bắt chước’ những âm thanh này, nghệ sĩ chơi đàn phải sử dụng cả hai tay để cuộn (rolls), nhịp (slaps), nhịp vuốt (pizzicato), và hợp điệu (harmonics). Những âm thanh này được hòa hợp cho những bài thơ hào hùng mô tả những cuộc chiến danh thời hay là những màn xuất kiệt khác. Đàn tỳ-bà còn có khả năng tạo nên nguồn cảm hứng cho các nhà văn sáng tác các thể loại thơ, phong cảnh, và lịch sử.
Nhạc cổ truyền của Trung-Quốc được trình diễn với đàn tỳ-bà hình như xuất hiện rất sớm; sớm như "khi người biết thở, khi mắt thấy đưòng." Rất nhiều bài hòa âm cho những đại nhạc hội truyền thống đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ sau qua những nghệ sĩ và học giả. Có những mảnh về văn hóa cổ truyền của Trung-Quốc trong những đại nhạc hội truyền thống này mà tác giả hầu hết là vô danh. Ngày nay, đàn tỳ-bà là một trong những nhạc cụ rất phổ biến ở Trung-Quốc và ngày càng được cả thế giới biết đến. Càng ngày càng nhiều soạn giả xuất thân từ văn hóa âm nhạc Tây Phương đã bắt đầu khám phá những khả năng mới của đàn tỳ-bà. Nội trong thập niên vừa qua, có rất nhiều khám phá về tiềm năng mới cho đàn tỳ-bà và dàn nhạc hòa tấu. Ngày nay, rất nhiều tác phẩm nổi danh hòa âm cho đàn tỳ-bà được trình diễn trong những buổi hòa nhạc.
 
Bản Tiếng Anh:
The pipa (pronounced pee-pah) is a four-stringed lute with a pear-shaped body. The name of the instrument, pipa, originally refers to two finger techniques. The two Chinese characters pi and pa literally stands for the two finger techniques, i.e. plucking the strings forward, pi, and backwards, pa. The pipa was introduced to China about 2,000 years ago during the Han dynasty from Central Asia. It was perhaps influenced by plucked lutes of ancient Middle Eastern kingdoms. It is one of China’s oldest instruments. Early pipas had a variety of shapes, constructional materials, and number of strings. Today, they are uniform.

The pipa is held on the left part of the player's lap while playing. Most contemporary performers hold it in an almost perpendicular position with the instrument's neck and head close to the performer's left ear. Although some traditional genres hold the pipa at a more horizontal angle which seems to retain a more ancient practice. The pipa is tuned A-D-E-a and has a total of thirty frets. The early pipas had fewer frets and used pentatonic scales. Today, the pipa has developed into full scales giving the instrument an extremely wide dynamic range and remarkable expressive power. The pipa uses various playing techniques. Finger plucking techniques involve every finger of the right hand, but most frequently the thumb and index finger. Standard strokes include tan, a rightwards pluck with the index finger, and tiao, a backwards pluck with the thumb. When these strokes are repeated in quick succession, the resulting tremolo is called gun, which literally means "roll." A second mode of producing a sustained note is called lun, or "wheel." This technique involves plucking the string alternately and continuously with all five fingers in a rapid and smooth succession.
The pipa is an extraordinary instrument because of its capability to imitate unique sounds. The pipa can imitate a wide variety of sounds such as flowing water, rain, conversing geese, trotting horses, Chinese gongs, drums, sounds of battle, to name just a few. To imitate some of these sounds, it involves rolls, slaps, pizzicato, and harmonics using both hands of the performer. These sounds are often combined into extensive tone poems vividly describing famous battles or other exciting scenes. The pipa is also capable of more lyrical effects in pieces inspired by poetry, landscapes and historical themes.
Traditional Chinese music of the pipa is likely to exist "so long as man can breathe or eyes can see." Many of the compositions that make up the traditional repertoire were handed down from generation to generation through individual artists and scholars. The traditional repertoire consists of ancient Chinese pieces whose composers are mostly anonymous. Today, the pipa is one of the most popular instruments in China and has been popularized around the world. Once the pipa was introduced to the west, its music began to fuse with western music. More and more composers with western music education background began to explore new possibilities with the pipa. In the recent decades, composers have explored the possibilities for pipa and orchestra. Nowadays, there are also celebrated pieces for pipa concerti with orchestras. 


Nguyễn Thị KimLoan
1/2005

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương