Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 17, 2017

Hoa Phượng - Cây Bút Tài Hoa

Hoa Phượng - Cây Bút Tài Hoa Chiều đã xuống mặt trường giang bát ngát mà bóng người thương còn lẩn khuất giữa sông đây... Những năm 60 đi xem tuồng hát cải lương Hà Triều Hoa Phượng, Hoàng Khâm, Kiên Giang, Bạch Diệp, Minh Nguyên, Cô Nguyệt v.v... trên sân khấu đoàn Thanh Minh Thanh Nga được xem là hành động văn hóa. Sân khấu nghiêm túc, diễn viên nghệ sĩ nhà nghề, tuồng tích có giá trị, rạp hát có máy lạnh tiện nghi khang trang sạch sẽ, khán giả lịch sự đến rạp thưởng thức nghệ thuật sân khấu với sự toàn tâm, toàn ý, cổ vũ, khâm phục tài năng của các nghệ sĩ chuyên nghiệp chân chính. Trong hoàn cảnh đó, Hà Triều - Hoa Phượng , nhất là Hoa Phượng đã có một vị trí đặc biệt trong lòng khán giả cũng như đa số diễn viên, nghệ sĩ được hát tuồng của anh là một vinh dự, may mắn cho đời làm nghệ thuật của mình. Sau thế hệ Nguyễn Thành Châu (Năm Châu), Trần Hữu Trang, Hoa Phượng là người có cách viết độc đáo hiếm thấy, đó là giọng văn theo phong cách trang sức hầu như ai cũng

Cây hài Anh Vũ - “Cái mặt tôi bán đứng tôi”

Là diễn viên “bình dân” nhưng nhiều khán giả rất yêu mến Anh Vũ (TNTT&GT) Anh Vũ là một nghệ sĩ có duyên diễn hài trời phú, nên mỗi khi anh bước ra sân khấu dù cái miệng móm chưa nói câu nào mọi người đã cười rần rần. Anh bảo: “Cái mặt mình bán đứng mình”, và vừa tiết lộ những chuyện cuộc đời mà rất có thể làm bạn bất ngờ. Tôi có một nguyên tắc là không bao giờ trả lời xã giao với báo chí, cái gì cũng phải nói thành thật vì mình có được như ngày hôm nay cũng là nhờ khán giả, nói dối hoặc cố tạo vỏ bọc sẽ làm họ buồn. Anh Vũ sợ làm khán giả buồn lắm”. Có lẽ anh là một trong những người nghệ sĩ chân thành nhất mà tôi đã từng gặp. Các diễn viên kịch hầu hết đã lấn sân sang điện ảnh rồi, sao đến giờ này vẫn chưa thấy Anh Vũ hăng hái đi đóng phim? Vì tôi vẫn còn bận quá. Trót ôm hết mấy game show trong năm nay rồi, tuần nào cũng phải đi tỉnh vài ngày để ghi hình nên không thể theo đoàn phim trọn vẹn mấy tháng được. Chứ tôi mê đóng phim lắm. Hồi nhỏ xem ti-vi là đã mơ ước sa

Nghệ sĩ mù vùng biển

Tuy mù đôi mắt, ông vẫn khiến người khác ngạc nhiên khi biết chơi thành thạo năm loại nhạc cụ. Đó là ông Nguyễn Phúc Dân ở Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Tiếng đàn, câu hát đã trở thành một phần máu thịt của ông. Sống vì câu hát, tiếng đàn Trong cái không gian cổ xưa của mình, ông vẫn lặng lẽ sống và giữ lại các giá trị âm nhạc truyền thống bằng tình cảm, sự say mê rất tự nhiên. Gia tài quý giá nhất được lưu giữ trong thế giới không ánh sáng của ông là năm loại nhạc cụ: đàn guitare, sáo trúc, đàn cò, kèn, đàn sến. Tiếng đàn ngọt lịm, giọng hát truyền cảm của ông đã làm rung động biết bao trái tim. “Tui sống cũng vì câu hát, tiếng đàn” - ông Dân bộc bạch. Khi trò chuyện, ông thường tránh nói về mình. Sinh ra, ông đã là người không may mắn. Đôi mắt ông không được thấy ánh sáng như mọi người, nhưng bù lại lòng dạ ông sáng ngời. Năm 11 tuổi, người cha cho ông cây đàn guitare với mong muốn tiếng đàn sẽ xoa dịu bớt nỗi buồn đau, sự mặc cảm cho con. Thực hiện tâm nguyện

Nghệ sĩ Nhứt Dũng Sống để làm nghệ thuật chứ không làm nghệ thuật để sống

Hình ảnh
Nghệ sĩ Nhứt Dũng Sống để làm nghệ thuật chứ không làm nghệ thuật để sống Năm 2007, cùng với ca trù, cồng chiêng Tây Nguyên và nhã nhạc cung đình Huế, nhạc lễ cũng đã sang Ý tham dự Festival Torino Settembre Musica. Phần trình diễn nhạc lễ với tiết mục trống bồng do nghệ sĩ Nhứt Dũng thể hiện là một trong những tiết mục nhận được nhiều thiện cảm của bạn bè quốc tế. Nhứt Dũng cũng là một trong số những nghệ sĩ hiện nay còn “bơi” bồng thuần thục và nặng lòng với loại nhạc cụ dân tộc đang dần dà bị mai một này. Trong bối cảnh không gian âm nhạc truyền thống đang bị thu hẹp, anh vẫn miệt mài phát triển, cách tân những tiết mục độc tấu sử dụng trống bồng, để tiếng bồng gần gũi hơn với cuộc sống đương đại. Nghệ sĩ Nhứt Dũng - Tranh: Hoàng Tường Tham gia giảng dạy ở Trường cao đẳng Sân khấu Điện ảnh, lại vừa theo học lớp cao học, thời gian trong ngày của người nghệ sĩ - giảng viên - học viên này gần như kín chỗ. Chưa kể, hết giờ ở trường là anh lập tức quay về với

Quế Trân: Cải lương chưa bao giờ tuột dốc

Hình ảnh
Quế Trân: Cải lương chưa bao giờ tuột dốc Nghệ sĩ Quế Trân trong Đại hội Tài năng trẻ - Ảnh: Đỗ Hợp Là đại biểu tham dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ Nhất, nữ nghệ sĩ cải lương Quế Trân đã có cuộc trao đổi với phóng viên về cảm xúc được tham gia ĐH lần này và về nghề nghiệp mà chị đang theo đuổi. Quế Trân là nghệ sĩ cải lương duy nhất tham dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ Nhất ? Dạ vâng, Quế Trân rất vinh dự vì mình được đại diện cho thế hệ nghệ sĩ trẻ cải lương được quan tâm và tôn vinh trong Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ Nhất. Đây là niềm tự hào cũng là trách nhiệm cho những nghệ sĩ trẻ như Quế Trân. Qua đại hội này, Trân cũng mong muốn được gửi gắm và cất lên tiếng nói của mình cũng như những mong mỏi của anh chị em nghệ sĩ trẻ để được các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn đến bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Sáng hôm qua, trong báo cáo Tham luận của Quế Trân cũng nói lên những mong mỏi đó? Trong tham luận, Quế Trân đã giới t

Nghệ sĩ Chiêu Hùng: không thể xa rời sàn diễn

Hình ảnh
Không chỉ nổi danh trên sân khấu cải lương mà từ nhiều năm qua Chiêu Hùng còn là trụ cột không thể thiếu của đội bóng đá nghệ sĩ TP.HCM. Với anh đá bóng không chỉ là niềm đam mê mà còn là cách để giữ và dưỡng... hơi ca: “Cứ chiều ra sân đá, tối về mới có hơi ca, lại ca không bị hóc. Đặc biệt lúc trước khán giả ở tỉnh chuộng ca vọng cổ hơi dài, nhờ thường xuyên đá banh, sức khỏe tốt mà tui mới có thể “đua” hơi dài cùng các đồng nghiệp khác”, Chiêu Hùng chia sẻ. Cũng vì quá say mê trái bóng mà có lần Chiêu Hùng bị chấn thương gãy chân nằm nhà cả năm trời không hát hò được gì. Vậy mà khi lành lại, anh tiếp tục xách giày ra sân vui cùng trái bóng. Chiêu Hùng cho biết đội bóng đá nghệ sĩ TP.HCM của anh vừa có chuyến thi đấu giao hữu tại Huế theo lời mời của một người bạn và thua 2-3, tuy nhiên “vui là chính mà”. Năm 2009, Chiêu Hùng có niềm vui lớn khi tổ chức thành công live show Chiêu Hùng - Dòng sông và nỗi nhớ kỷ niệm 30 năm theo nghề hát vào ngày 15/3 và DVD ghi hìn

Tôi đến và đi đều tình cờ

Tôi đến và đi đều tình cờ NSƯT Bạch Tuyết luôn hướng đến công việc làm rạng rỡ cho sân khấu dân tộc, trong đó có bộ môn nghệ thuật cải lương. Tại rạp Hưng Đạo (TPHCM), chị đang đưa vở Đoạn tuyệt lên sàn tập. * Phóng viên: Chị có thể cho biết suy nghĩ của chị khi nhận lời mời của NSƯT Minh Vương (Chủ nhiệm Sân khấu Vàng) dàn dựng kịch bản Đoạn tuyệt mà chị đã thực hiện thành công nội dung này trong một DVD sau khi tốt nghiệp đạo diễn tại Bulgaria? - NSƯT Bạch Tuyết: Tôi vui vì lời mời vừa trân trọng vừa rất chân tình của người đồng nghiệp. Cái vui thứ hai là có cơ hội giới thiệu một trong những vở cải lương kinh điển đã tạo dấu ấn trong lòng bà con yêu mến nghệ thuật dân tộc với thế hệ khán giả hôm nay. * Phóng viên: Điều gì khiến chị yêu thích kịch bản Đoạn tuyệt? Có kỷ niệm nào mà chị nhớ nhất về vở diễn này? - NSƯT Bạch Tuyết: : Tôi thích Đoạn tuyệt trước hết về nội dung đả phá một số những hủ tục không còn hợp lý trong đời sống hiện tại ví dụ chuyện cưỡng ép hôn

Chàng rể Tây trên sân khấu Việt

Hình ảnh
Những ngày cuối năm tại sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh (TP.HCM), có một chàng trai “khoai tây chính hiệu” cứ lăng xăng trên sàn tập. Chốc chốc anh lại hỏi đạo diễn: “Sao phải diễn như vầy... như vầy?”, rồi lại quay sang tập thoại và luyện giọng tiếng Việt sao cho dễ nghenhất. Bởi vậy, tết này khán giả đến xem vở kịch Tình duyên thuở trước tại đây sẽ gặp Guillaume Faugère trong vai một anh chàng nước ngoài ngồ ngộ. Cơ duyên bất ngờ Tình duyên thuở trước là câu chuyện hoài niệm về những giá trị văn hóa cũ xưa. Một bà già ăn trầu và nhổ bã trầu liệu có khiến cháu rể người nước ngoài cảm thấy ghê?... Tình yêu chân thành liệu sẽ vượt qua được những rào cản dư luận “chị dâu - em chồng”? Tình yêu trong sáng liệu có vượt qua được những biên giới về ngôn ngữ, văn hóa Đông Tây? Những tôn ti trật tự, tình cảm mẹ con, bà cháu trong nếp sống của gia đình Việt làm sao để giữ cho trọn vẹn?... Tất cả đều là những thông điệp của vở kịch này. Một cảnh trong vở Tình duyên thuở trước, vở

LỄ TRAO GIẢI MAI VÀNG 2010 DIỄN RA VÀO TỐI 22-1, TẠI NHÀ HÁT HÒA BÌNH

Hình ảnh
LỄ TRAO GIẢI MAI VÀNG 2010 DIỄN RA VÀO TỐI 22-1, TẠI NHÀ HÁT HÒA BÌNH Những lời tâm nguyện Với các nghệ sĩ sân khấu, cùng với niềm vinh dự là sự biết ơn tình cảm của khán giả và sẽ vui hơn nếu nghệ sĩ trẻ được vinh danh Nghệ sĩ Thanh Thủy: Mong chờ kết quả Năm nào cũng vậy, tôi đều mong chờ kết quả của Giải Mai Vàng để xem dự đoán của mình với khán giả, bạn đọc báo NLĐ có trùng hợp không. Mỗi năm, chương trình được dàn dựng công phu, hoành tráng, đem lại cho người xem và nghệ sĩ những phút giây đầy tự hào. Tôi tin rằng chương trình năm nay sẽ hấp dẫn khán giả hơn và làm cho mọi người cùng hồi hộp. Nghệ sĩ Lê Khánh: Một kỷ niệm đẹp Điều làm tôi sung sướng là năm nay được nhận một vai diễn khó như vai Kay trong một tác phẩm kịch kinh điển Một cuộc đời bị đánh cắp để có cơ hội nỗ lực hết mình cho vai diễn. Và sung sướng hơn khi vai diễn này được khán giả dành cho nhiều tình cảm được đề cử Giải Mai Vàng 2010. Xin chân thành cảm ơn và sẽ nhớ mãi kỷ niệm đẹp này vì va

BẦU CHỌN GIẢI MAI VÀNG 2010 ĐẾN HẾT NGÀY 10-1-2011

Hình ảnh
BẦU CHỌN GIẢI MAI VÀNG 2010 ĐẾN HẾT NGÀY 10-1-2011 Đề cử Vở diễn sân khấu Giải Mai Vàng 2010: Những sắc màu ấn tượng Sự phối hợp đồng bộ giữa tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên và ê kíp thực hiện đã làm nên thành công của từng vở diễn Sân khấu cải lương và kịch nói năm 2010 hiếm tác phẩm hay, đó là nhận định chung của giới chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn có những vở diễn tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng và những vở diễn đề cử tranh Giải Mai Vàng năm nay được bạn đọc ghi nhận như những sắc màu nổi bật trong bức tranh sân khấu năm 2010. Câu thơ yên ngựa - Làm sang cải lương Nhà báo Hoàng Kim (Báo Thanh Niên) nhận định: “Đạo diễn Vũ Minh đã đem hơi thở hiện đại vào vở cải lương Câu thơ yên ngựa (kịch bản Hoàng Yến, Ngọc Văn, Thanh Tòng, Thanh Bạch), với tiết tấu nhanh và lối trang trí sân khấu cách điệu, gọn nhẹ, chứ không tả thực như xưa. Không gian đẹp, đường dây sân khấu chặt chẽ, tâm lý nhân vật đầy đặn, chất cải lương đậm hơn chất hồ quảng nên chinh phục

ĐỀ CỬ NAM DIỄN VIÊN SÂN KHẤU Ba thế hệ tranh giải

Hình ảnh
ĐỀ CỬ NAM DIỄN VIÊN SÂN KHẤU Ba thế hệ tranh giải Năm nghệ sĩ đại diện cho 3 thế hệ nghệ sĩ sẽ tranh nhau phiếu bầu chọn của bạn đọc năm nay Có thể phân 5 nam diễn viên sân khấu được đề cử Giải Mai Vàng 2010 thuộc 3 thế hệ của sân khấu kịch và cải lương. Nghệ sĩ Thanh Bạch là thế hệ đầu; NSƯT Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu là thế hệ tiếp nối và Thiện Hùng, Võ Minh Lâm là hậu bối. Nghệ sĩ Thành Lộc Không ai kém ai Bất ngờ trong bảng đề cử nam diễn viên Giải Mai Vàng 2010 là hai anh em nghệ sĩ Thanh Bạch và NSƯT Thành Lộc với vai Lý Thường Kiệt và vai Lý Đạo Thành cùng trong vở cải lương tuồng cổ Câu thơ yên ngựa của Công ty Dương Minh. NSƯT Ca Lê Hồng nhận xét: "Nghệ sĩ Thanh Bạch vẫn giữ được lửa yêu nghề dù nhiều năm xa xứ. Anh diễn có bản lĩnh, đài từ và cách ca diễn chững chạc. Về vũ đạo thì Thanh Bạch được xem là bậc thầy trong gia tộc họ Huỳnh (Huỳnh Long). Ngạc nhiên hơn là sự xuất hiện đầy khí thế của NSƯT Thành Lộc trong vai Lý Đạo Thành. Tôi đã xem Lộ

ĐỀ CỬ NỮ DIỄN VIÊN SÂN KHẤU Không thua chị, kém em

Hình ảnh
ĐỀ CỬ NỮ DIỄN VIÊN SÂN KHẤU Không thua chị, kém em Họ được đánh giá là những gương mặt sinh động trong diễn xuất, tạo được thế mạnh riêng Trong 5 gương mặt nữ diễn viên sân khấu được bạn đọc đề cử tranh Giải Mai Vàng năm nay, ngoài nghệ sĩ hải ngoại Bạch Lê (từ Pháp về) là nhân tố mới, 4 nghệ sĩ còn lại đều quen thuộc với bạn đọc quan tâm Giải Mai Vàng nhiều năm qua. Nhận định đa chiều Về Thanh Thủy, NSND Phạm Thị Thành nhận xét: “Thanh Thủy đã đạt đến độ chín về mặt diễn xuất để làm chủ sàn diễn, cuốn hút khán giả dù đó là vai bà lão hom hem, lưng còng”. Theo NSƯT Trần Minh Ngọc, “Thanh Thủy có được thế mạnh diễn vai bà lão khi đứng bên cạnh Hoài Linh, tuy nhiên, đôi lúc Thủy bị kéo đi xa quá đà, không biết quay về, đó là khuyết điểm của Thủy”. NSƯT - đạo diễn Trần Ngọc Giàu đánh giá: “Thanh Thủy sẽ lặp lại mình nếu cứ lạm dụng cách diễn ngẫu hứng mà không biết kiềm chế”. Nghệ sĩ Bạch Lê Về Ngọc Trinh, NSƯT Trần Minh Ngọc cho rằng Ngọc Trinh diễn tinh

DIỄN VIÊN HÀI NĂM 2010: Sao vẫn thắng thế

Hình ảnh
DIỄN VIÊN HÀI NĂM 2010: Sao vẫn thắng thế Họ vẫn đang là lực lượng diễn viên chủ lực của các sàn diễn kịch nói và cải lương hằng đêm, mang lại tiếng cười ý nghĩa thông qua từng vai diễn bằng tài năng và sức sáng tạo không ngừng Có thể nói 2010 là năm được mùa vai hài. Từ sân khấu kịch nói đến sân khấu cải lương, các vở diễn đều có ít nhất một vai hài. Vì thế, diễn viên luôn có cơ hội đảm nhiệm vai hài. Cả những diễn viên gạo cội lẫn những diễn viên mới thử sức lần đầu đều gây ấn tượng trước công chúng. Danh hài vẫn dẫn đầu Danh hài Hoài Linh vẫn là người dẫn đầu danh sách các nam diễn viên hài có nhiều vai nhất trong năm. Anh gần như có mặt ở hầu hết các vở diễn trên Sân khấu Nụ cười mới và các chương trình hài kịch do công ty này tổ chức. Thế nhưng nhận xét một cách nghiêm túc, vai ông nội (vở Ông ngoại, bà nội) của thương hiệu này mới thật sự là vai diễn để đời của Hoài Linh trong năm qua. NSƯT Bảo Quốc có hai vai hài ấn tượng: Ông quản gia (Điện thoại nửa đêm)

NỮ DIỄN VIÊN SÂN KHẤU: Nỗ lực sáng tạo!

Hình ảnh
NỮ DIỄN VIÊN SÂN KHẤU: Nỗ lực sáng tạo! Mỗi vai diễn được họ thể hiện bằng tất cả niềm say mê sáng tạo và nỗ lực, dù chưa có nhiều vai diễn thật sự nổi bậtDù bị tác động bởi “ bão” phim truyền hình nhưng sàn diễn kịch vẫn sáng đèn đều đặn, tạo cho nghệ sĩ có điều kiện bộc lộ sức sáng tạo của mình qua những vai diễn ít nhiều để lại ấn tượng. Nghệ sĩ Lê Khánh. Ảnh: C.T.V Những vai diễn duyên dáng Lê Khánh bất ngờ tạo được ấn dấu đẹp trong vai Kay (Một cuộc đời bị đánh cắp) trên sân khấu IDECAF và có thể khẳng định năm nay cô thật sự tỏa sáng với vai diễn có số phận ngang trái này. Ngọc Trinh vẫn là một gương mặt khả ái của nhiều vai kịch dù các nhân vật cô diễn có chút cá tính ngang bướng, tự ti nhưng hết sức sâu sắc và gai góc. Năm nay, cô có nhiều vai để khán giả nhớ: Tuyết (Điện thoại nửa đêm), Ichi (Một cuộc đời bị đánh cắp), Hà (Hai chàng). Mỹ Uyên đã góp thêm vào hành trang nghệ thuật của mình ba vai diễn mới của năm 2010: Lỗ Tứ Phượng (Lôi Vũ), nữ công an

NAM DIỄN VIÊN SÂN KHẤU 2010 - phan 1

Hình ảnh
Đam mê và sáng tạo Không có những vai diễn nổi đình đám nhưng những vai diễn ghi dấu ấn của họ trong năm qua đã thể hiện được niềm đam mê và sáng tạo không ngừng Năm 2010 là năm mà các nhân vật nam được chọn làm nhân vật trung tâm trên các sân khấu kịch nói và cải lương. Hầu hết các vai diễn đều có số phận, tạo được dấu ấn và đặc biệt là sự xuất hiện của các diễn viên trẻ. Nam kịch nói đa dạng tính cách NSƯT Thành Lộc (sân khấu kịch IDECAF) vẫn được xem là nam diễn viên kịch nói đầy biến hóa, thể hiện đa dạng vai diễn. Sự sáng tạo vượt bậc của anh trong các vai diễn mang lại sắc thái mới cho các vở kịch mà nhân vật của anh đứng vai trò trung tâm. Vai nam diễn viên Hàn Quốc trong vở Họng súng vô hình; bà tiên Lút Mi La trong vở Chú bé khoai lang tây và ba bà tiên; công tử điếc trong vở Võ công tiểu quái; ông Bụt trong vở Con Tám, con Cấm; Xintaro trong vở Một cuộc đời bị đánh cắp... là những vai diễn tạo thêm dấu ấn thiện nghệ cho một Thành Lộc giàu tài năng biến hóa từ