Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 26, 2019

Ra mắt “Sân khấu cải lương mới Đại Việt”

Hình ảnh
(NLĐO) - Chiều 25-3, soạn giả Hoàng Song Việt và NSƯT Triệu Trung Kiên đã họp báo giới thiệu chương trình “Sân khấu cải lương mới Đại Việt”. Từ thực tế khó khăn của sân khấu cải lương trong thời gian qua, nhất là sau sự kiện kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam, tiếp nối quá trình cống hiến của thương hiệu "Thắp Sáng Niềm Tin", soạn giả Hoàng Song Việt và NSƯT Triệu Trung Kiên đã có những hành động cụ thể, thiết thực nhằm vượt qua khó khăn, tiến tới tiếp tục phát huy vốn quý của ông cha để lại.  Các nghệ sĩ có mặt tại buổi họp báo NSƯT Lê Tứ, NS Thu Mỹ, Hà Như và Quang Khải tại buổi ra mắt sân khấu mới "Chúng tôi gồm Công ty TNHH Tổ chức biểu diễn Song Việt và các nghệ sĩ đất Bắc đã mạnh dạn lập dự án và chính thức ra mắt Sân khấu cải lương mới Đại Việt. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các tác phẩm cải lương nghiêm túc, công phu, đầu tư kỹ lưỡng, có định hướng và phong cách nghệ thuật rõ ràng nhằm góp phần kh

Tài nữ đàn kìm xứ Bạc Liêu

Hình ảnh
Tài nữ Ngọc Cần diễn tấu với cây đàn kìm GD&TĐ - Xứ Bạc Liêu không thiếu ngón đàn hay của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ chính thống nhưng sử dụng đàn kìm (đàn nguyệt) hay tới mức khiến người nghe mê mẩn như bị thôi miên hút hồn thì không có nhiều.  Trong đó tài nữ Ngọc Cần là một điển hình. Đó là lời nhận xét của nhiều soạn giả và khán giả yêu nghệ thuật đờn ca tài tử, không chỉ ở Bạc Liêu mà cả vùng Tây Nam bộ. Quyến rũ tiếng đàn Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống 4 đời đam mê đờn ca tài tử ở quê hương của bản “Dạ cổ hoài lang”, những ngón đàn của Ngọc Cần chất chứa sự lãng mạn, tài hoa của người tài tử được lưu truyền và khơi nguồn ngay từ thuở ấu thơ. Tuy là nữ nhi, nhưng ngay từ nhỏ, mỗi lần nghe cha đàn là Ngọc Cần lại chăm chú lắng nghe và mê cây đàn kìm một cách kỳ lạ. Trong ban nhạc đờn ca tài tử từ xưa tới nay, cây đàn kìm vốn là cây đàn dành cho đấng nam nhi nên mới được gọi là “quân tử cầm”. Thấy cô con gái cứ mê mẩn cây đàn và tỏ ra có n

Nghệ sĩ Thanh Sơn: Hãy nhìn thoáng hơn về nghệ thuật tuồng cổ

Hình ảnh
Nghệ sĩ Thanh Sơn: Hãy nhìn thoáng hơn về nghệ thuật tuồng cổ SGGP   Chủ Nhật, 24/3/2019 07:26 Nghệ sĩ Thanh Sơn, hậu duệ đời thứ 3 của cải lương tuồng cổ Bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng, chập chững học lóm nghề của ông bà, cha mẹ khi mới 6, 7 tuổi. Khi có tuổi, nghệ sĩ Thanh Sơn lại đau đáu với công tác truyền nghề cho thế hệ trẻ, đó là lý do ông gắn bó 13 năm với vai trò giảng viên vũ đạo tuồng cổ Khoa Kịch hát dân tộc Trường Sân khấu điện ảnh TPHCM; rồi mở lớp học dành cho các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật tuồng cổ. Những trăn trở cho nghệ thuật tuồng cổ Việt cứ quay quắt tâm tư người nghệ sĩ nhiệt huyết này.  * PHÓNG VIÊN: Theo đuổi nghiệp ca diễn cũng 40 năm, ông cảm nhận niềm hạnh phúc của nghề dành cho mình như thế nào? * Nghệ sĩ THANH SƠN:  Tôi may mắn là con nhà nòi nên việc học tuồng đối với tôi không khó. Tôi học tuồng nhanh, nhớ lâu, nhớ nhiều vai diễn tuồng cổ, sẵn sàng thế vai các diễn viên chính khi có việc đột xuất. Nhớ năm 1976, trước khi anh Công Mi

Đệ nhất danh cầm đàn đáy của Việt Nam ra đi

Đệ nhất danh cầm đàn đáy của Việt Nam ra đi SGGP   Thứ Hai, 25/3/2019 07:20 Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Phú Đẹ, người được giới âm nhạc dân gian mệnh danh là “Đệ nhất danh cầm đàn đáy của Việt Nam” đã qua đời trưa 22-3, hưởng thọ 97 tuổi. Dẫu biết quy luật của tạo hóa không thể cưỡng lại nhưng sự ra đi của ông - người góp phần quan trọng trong việc hồi sinh nghệ thuật ca trù, đã để lại trong lòng người yêu di sản nhiều tiếc nuối. Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Phú Đẹ sinh năm 1923 tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong một gia đình có truyền thống đàn hát. Cha của ông là một tay đàn có tiếng, còn mẹ là một ca nương. Gia đình ông nối nghiệp ca trù trong nhiều đời.  Từ khi 10 tuổi, Nguyễn Phú Đẹ đã được cha và ông nội truyền dạy cho những ngón nghề và cách thức chơi đàn đáy. Với khả năng tiếp thu tốt, từ thuở bé, ông trở thành kép đàn giỏi của giáo phường và theo gánh hát biểu diễn ở nhiều nơi. Nhưng do biến cố của lịch sử, nghệ thuật ca trù đã bị mai một và lãng quên. Ông đã

“Nghêu sò ốc hến” sang châu Âu

Hình ảnh
“Nghêu sò ốc hến” sang châu Âu Một cảnh trong vở “Nghêu sò ốc hến” GD&TĐ - Nhà hát Kịch Việt Nam sẽ mang vở “Nghêu sò ốc hến” chinh phục khán giả ở châu Âu với lịch lưu diễn từ cuối tháng 3 tới giữa tháng 4/2019.   Hoạt động của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam bao gồm biểu diễn, giao lưu với kiều bào và nói chuyện về sân khấu Việt Nam tại Pháp, Hungary và Séc. Các  nghệ sĩ  cũng sẽ tham dự diễn đàn “Người Việt ảnh hưởng toàn cầu”. NSƯTXuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho biết: “Đoàn lưu diễn gồm 30 diễn viên và cán bộ. Các hoạt động không bó hẹp trong giao lưu  văn hóa nghệ thuật  mà mục đích xa hơn chúng tôi là đem lại sự thay đổi trong thưởng thức nghệ thuật của các khán giả. Lần trước, “Bệnh sĩ” (tác giả Lưu Quang Vũ) tạo được hiệu ứng tốt khiến công chúng rất thích thú, đó chính là nền tảng để chúng tôi tổ chức và chọn những nghệ sĩ gạo cội tham gia chuyến lưu diễn này. “Nghêu sò ốc hến ” là vở diễn đặc sắc trong số kịch mục của nhà hát. “Bệnh sĩ” đã l

Vở cải lương "Cuộc đời của mẹ" lưu diễn miền Bắc

Hình ảnh
Đây là một trong những vở diễn đã đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 tổ chức tại tỉnh Long An. Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đoàn Cải lương Long An - Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Long An  tổ chức đợt lưu diễn phục vụ khán giả thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc vở cải lương  Cuộc đời của mẹ  (tác giả Hoàng Song Việt - Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Trinh - NSƯT Triệu Trung Kiên, ảnh) và chương trình nghệ thuật sân khấu tổng hợp. Đây là một trong những vở diễn đã đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 tổ chức tại tỉnh Long An. Chương trình nghệ thuật sân khấu tổng hợp sẽ trình diễn các trích đoạn cải lương Tinh hoa nghiệp tổ, Tô Ánh Nguyệt, Dòng sông quê em, Tiếng trống Mê Linh, Về miền Tây... và các bài ca tân - cổ cải lương nổi tiếng. Các buổi biểu diễn vào các ngày 2 và 3-4 tại Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; ngày 4-4 tại

'Bảo tồn' nghệ nhân

Hình ảnh
(PLVN) - Ở tuổi 97, Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, người được giới âm nhạc dân gian mệnh danh là “Đệ nhất danh cầm đàn đáy” qua đời  vào ngày 22/3. Thông tin này khiến nhiều người yêu mến ca trù bất ngờ, tiếc nuối.  Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ (ngoài cùng bên trái) Sự ra đi của nghệ nhân Phú Đẹ với nhiều người lại như nhắc lại sự day dứt bấy lâu nay. Đó là chúng ta đang dần mất đi những tinh hoa nghệ thuật mà đôi khi vốn liếng hiểu biết của họ vì nhiều lý do chưa kịp để lại cho đời sau. Nhiều nghệ nhân chỉ có ao ước được có cơ hội truyền dạy kiến thức cho lớp trẻ mà sao cũng thấy khó. Báo chí đã từng viết về nghệ nhân Minh Đức, một “báu vật nhân văn sống” của nghệ thuật hát bài chòi ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, hàng ngày phải đi bán vé số, ve chai để kiếm sống. Thỉnh thoảng có ai mời, bà đi hát bài chòi nhận tiền lẻ thù lao. Bà Minh Đức mong muốn có một câu lạc bộ hay lớp học nào đó để có thể tới truyền dạy kiến thức về bài chòi cho lớp trẻ và cũng có thêm thu nhập

Cải lương mới sống nhờ vở cũ

Hình ảnh
Những vở cải lương nổi tiếng được tái hiện trên nhiều sân khấu theo hình thức hiện đại đang được nhiều nhóm nghệ sĩ, sân khấu XH hóa thực hiện. NSƯT Vũ Luân và NSƯT Tú Sươg trong vở Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài Chuyện xưa lên sân khấu thời nay Vừa qua, vở cải lương nổi tiếng Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài được diễn tại rạp Trần Hưng Đạo (TP HCM) đã chật kín khán giả. 500 ghế của nhà hát không còn một ghế trống và nhà hát phải kê thêm ghế phụ. Mỗi khi nhân vật bước ra là khán giả reo hò, vỗ tay. Vở diễn do NSƯT Vũ Luân - NSƯT Tú Sương đảm nhận vai chính đã mang tới hơi thở mới cho một tác phẩm vốn quen thuộc với khán giả của cải lương miền Nam. Phần nhạc được phối mới từ nhạc chuyển cảnh, nhạc cầu hôn… Sân khấu cũng được thiết kế với màn hình led, bài trí cảnh trí đơn giản nhưng ấm áp, gần gũi. “Ông bầu” - NSƯT Vũ Luân chia sẻ, ý tưởng dựng lại các kịch bản nổi tiếng sau khi anh thấy sân khấu xã hội hóa ở TP HCM xuống dốc. Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài là vở mở màn cho chuỗi dự án dự

Làm cải lương một cách tử tế, được không?

Hình ảnh
Trưa ngày 25/3/2019, tại Hội sân khấu TP.HCM 5B Võ Văn Tần, soạn giả Hoàng Song Việt cùng đạo diễn NSUT Triệu Trung Kiên đã tuyên bố chính thức ra mắt sân khấu cải lương tư nhân Đại Việt. Ngay thời điểm này,  NSND Trần Ngọc Giàu  dưới tư cách là cố vấn  sân khấu Đại Việt cho biết: “Những gì tôi có thể nói một cách ngắn gọn nhất về sân khấu Đại Việt đó là các bạn đang bắt đầu một hành trình nghệ thuật đầy lãng mạn. Tôi quý các bạn vì tinh thần làm  cải lương  một cách tử tế”. Đầu tư chuyên nghiệp Hai chữ “tử tế” mà NSND Trần Ngọc Giàu - một nghệ sỹ lão thành, am hiểu trong ngành cải lương dùng khiến mọi người đặt ra một câu hỏi: Phải chăng bấy lâu nay nghệ sỹ cải lương không làm nghề một cách “tử tế”?. NSND Trần Ngọc Gìau (thứ tư từ trái qua) đảm nhiêm vai trò cố vấn cho sân khấu Đại Việt. Thực ra thì câu chuyện cải lương hấp hối, sa sút đã được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần. Trong bối cảnh đầy bi quan ấy, vẫn còn vài đơn vị nhà nước lẫn tư nhân đau đáu với n

NSƯT Minh Vương ca ngợi áo dài với vọng cổ "hơi dài"

Hình ảnh
(NLĐO)- Sáng 25-3, trong hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh, NSƯT Minh Vương đã có buổi giao lưu đầy ý nghĩa với 1.000 học sinh trường PTTH Hoàng Văn Thụ, quận 10, TP HCM. Ông đã ca bài vọng cổ "Nhớ dáng áo dài em" của soạn giả Đăng Minh bằng lối ca vọng cổ "hơi dài" đầy phong độ. NSƯT Minh Vương giao lưu với học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ - quận 10 - TPHCM sáng 25-3 "Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT)là dòng âm nhạc thính phòng của người dân Nam Bộ, có thể trình diễn ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thường không câu nệ về trang phục biểu diễn. Thế nhưng hiện nay với chương trình đưa sân khấu và dòng nhạc mang âm hưởng dân ca vào học đường đã tô điểm thêm sắc thái mới khi những nghệ sĩ, ca sĩ tôn vinh được chiếc áo dài Việt Nam. Tôi và soạn giả Đăng Minh đã nghĩ đến chiếc áo dài nữ sinh, vẻ đẹp thuần Việt của tuổi trẻ Việt Nam trên đường hội nhập, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bảo vệ Di sản văn hoá phi

'Nhiều nghệ sĩ cải lương than ế show nhưng chưa tự nhìn lại mình'

Hình ảnh
NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh chia sẻ thẳng thắn về thực trạng cải lương dần đánh mất sự thu hút trong giới khán giả mộ điệu. Chiều 25/3, tại hội trường Sân khấu TP. HCM tổ chức họp báo ra mắt chương trình “sân khấu cải lương mới Đại Việt” cùng các dự án nghệ thuật trong năm 2019. Ba thành viên chủ chốt của dự án gồm: soạn giả Hoàng Song Việt, NSƯT Triệu Trung Kiên, nghệ sĩ Quang Khải. NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP. HCM – Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang giữ vai trò cố vấn chuyên môn. Nhân dịp này, nhiều vấn đề xoay quanh “cải lương đi xuống” được các nghệ sĩ, khách mời lẫn truyền thông mang ra thảo luận. Không ít ý kiến cho rằng, cải lương không hợp thời, nghệ sĩ - soạn giả giỏi ngày càng ít, sàn diễn xuống cấp nên dẫn đến câu chuyện khán giả quay lưng là tất yếu. Ở vị trí quản lý hàng chục năm qua, NSND Trần Ngọc Giàu bày tỏ ông có sự thấu hiểu và lý giải được vì sao cải lương tuột dốc ở hiện tại. Tuy nhiên, nếu để đổ hoàn toàn trá