Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 8 3, 2018

Tâm tình người đóng đàn…

Hình ảnh
Tâm tình người đóng đàn… 29/02/2016 | 07:18 GMT+7 Mặc dù đã 80 tuổi, nhưng ông Nguyễn Văn Nỉ, ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, vẫn khéo léo đóng đàn violon. Đây là nghề do ông mấy chục năm mày mò tự học. Càng cảm phục hơn khi biết ông đã dành gần cả cuộc đời theo đuổi đam mê. Ông giới thiệu cây đàn của mình và ngẫu hứng một đoạn nhạc buồn… Ông Nguyễn Văn Nỉ là thành viên CLB Đờn ca tài tử của xã Thạnh Xuân. Nhiều người biết ông với ngón đàn điệu nghệ. Ông đàn và đóng được cả guitar và mandolin. Ngoài việc tham gia vào CLB, ông ở nhà làm vườn, chăm sóc gia đình và đóng cái bàn, cái ghế cho gia đình, con cháu sử dụng. Rồi tranh thủ làm đàn violon, gặp bạn đồng điệu thì tặng, ai thích muốn mua thì ông bán. Nghe có vẻ yên ả, nhưng cuộc đời ông chẳng vậy, từ cuộc sống đến nghiệp làm đàn mà ông say mê. Ông đã bắt đầu câu chuyện của mình bên ly trà nóng: Từ nhỏ, gia đình muốn cho ông được học hành đàng hoàng, nên gởi ông lên nhà người thân ở Sài Gòn. Rồi ông cũng học được hết

Độc đáo nghề xưa: Người thợ mộc mê làm nhạc cụ dân tộc

Hình ảnh
Xuất thân từ một gia đình làm nghề thợ mộc, ông Lâm Phen (ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, H.Châu Thành, Trà Vinh) được trời phú cho đôi tay và đôi tai đặc biệt nên có thể làm và chơi rất nhiều nhạc cụ. Năm 2015, ông được Bộ VH-TT-DL phong tặng danh hiệu  Nghệ nhân ưu tú  trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể. Ông Lâm Phen kể: “Hồi đó ba tôi làm thợ mộc, đi cất nhà chung với ông thợ hồ rồi hai người xảy ra cự cãi về thước tấc. Khi tôi 15 tuổi, ba tôi gửi tôi đi học nghề thí công ngay với ông thợ hồ. Có lẽ còn giận ba tôi nên năm đầu tiên tôi bị ổng “vật” quá trời. Nhưng ba tôi dặn phải ráng chịu đựng, làm sao cho ổng thương để ổng truyền hết nghề. Nhờ vậy mà sau 3 năm trở về, ba tôi làm thợ mộc, tôi thợ hồ, lãnh cất nguyên căn nhà hoàn chỉnh”. Ông kể, trong thời gian đi bộ đội, những lúc rảnh rỗi ông thường tới nhà một nghệ nhân gần nơi đóng quân tại Kampong Speu (Campuchia) để học cách tạo mẫu các sản phẩm văn hóa dân tộc Khmer. Những lúc ấy ông lại mải mê quan sát các nhạc

Những chuyện dài về nhạc cụ dân tộc

Hình ảnh
“…Dáng em xinh như đóa hoa tươi, miệng em cười mịn màng như hoa ở trên đồi… hớ… hớ… hấy!”, nghệ sĩ Đức Dậu (Đoàn nhạc gõ Phù Đổng, TPHCM) vừa gẩy đàn vừa hát. Ở cái tuổi sắp sửa lục tuần, ông vẫn giữ được nét duyên dáng, say sưa như chàng trai Raglai tuổi đôi mươi mang đàn Goong - tên gọi khác của đàn Chapi - hát bài ca tình yêu, tặng nàng sơn nữ. Đổi bằng tình yêu và lòng đam mê Bất chợt ông hỏi tôi “có biết câu chuyện về đàn Chapi không?”. Tôi thú thật đây là lần đầu tôi thấy cây đàn Chapi, từ trước tới giờ có nghe cũng chỉ qua bài hát “Giấc mơ Chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến. Ông cười, bằng cái giọng ấm áp trộn trong tiếng đàn Chapi và một vài câu hát tiếng… đồng bào, ông nói về Chapi một cách sinh động, gần gũi. Chẳng riêng gì Chapi, chỉ vào bất kỳ nhạc cụ dân tộc nào trong “bảo tàng” mà ông cất công sưu tầm 25 năm qua, ông đều “kể” theo cách như vậy. “Sau mỗi nhạc cụ là một không gian văn hóa, một câu chuyện về một nghệ nhân, một gia đình hay cả một dòng

Mong manh nghề làm đàn truyền thống

Mong manh nghề làm đàn truyền thống QĐND - Những âm thanh lảnh lót, du dương, đủ mọi cung bậc của những cây đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, đàn tì bà hay những cây đàn đáy, cây nhị, cây tứ… là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam. Người chơi đàn lẫn người thưởng thức cần phải cảm ơn những nghệ nhân cần mẫn và tài hoa đang ngày đêm miệt mài để làm ra những nhạc cụ truyền thống ấy... QĐND - Những âm thanh lảnh lót, du dương, đủ mọi cung bậc của những cây đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, đàn tì bà hay những cây đàn đáy, cây nhị, cây tứ… là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam. Người chơi đàn lẫn người thưởng thức cần phải cảm ơn những nghệ nhân cần mẫn và tài hoa đang ngày đêm miệt mài để làm ra những nhạc cụ truyền thống ấy. Nổi danh nghề đàn “Nhất Thước, nhì Tuyên, tam Viên, tứ Soạn” (Đỗ Văn Thước, Phùng Tân Tuyên, Lê Đình Viên, Đào Văn Soạn) là 4 nghệ nhân làm nhạc cụ dân tộc nổi đất Hà thành. Hiện nay, họ đ

NS Vũ Văn Long trần tình về sân khấu "Nụ cười mới"

Hình ảnh
(NLĐO) - Trước thông tin sân khấu "Nụ cười mới" đóng cửa sau 14 năm hoạt động, ông bầu của sân khấu này là "Long đẹp trai" đã trần tình về chuyện hậu trường. Nghệ sĩ Long đẹp trai . Phóng viên: Vì sao sân khấu "Nụ cười mới" đóng cửa đột ngột? Điều này đã được anh lên kế hoạch trước? - NS Vũ Văn Long: Trước thực trạng sân khấu không còn khán giả như trước đây, ai cũng biết sân khấu "Nụ cười mới" gắn với tên của danh hài Hoài Linh, nên khán giả đến mua vé đều hỏi có anh diễn thì mới mua.  Tôi tiếp nhận sân khấu "Nụ cười mới" và duy trì hoạt động trong muôn trùng khó khăn, khi sân khấu dọn về Nhà văn hóa Sinh viên – tức rạp Long Phụng cũ, đến nay đã hơn 3 năm. Chống chọi với nhiều gian nan nhưng chúng tôi vẫn bám sàn diễn. Có suất chỉ bán được vài chục vé nhưng chúng tôi chấp nhận bù lỗ để sàn diễn sáng đèn. Nhưng đến lúc này thì không thể tiếp tục, nên phương án trước mắt lại tạm ngưng hoạt động.  Tôi chưa dám công bố

'Giải cứu' nghệ thuật truyền thống

Hình ảnh
Nghệ thuật sân khấu truyền thống đang cần những nguồn lực đều đặn và đủ mạnh, cũng như đúng cách để có thể gìn giữ được những di sản này. Vở diễn Người đi tìm minh chủ của Nhà hát Cải lương VN, đơn vị này thường phải mượn sân khấu tại Nhà hát Chèo để diễn THÚY HIỀN Mượn nhà hát để diễn “Tôi đã nói về các giải pháp giải cứu nghệ thuật truyền thống quá nhiều rồi. Tôi mời mọi người tối 6.8 này đến xem tác phẩm hợp tác giữa nhà hát và các nghệ sĩ Singapore”, Giám đốc Nhà hát Tuồng Phạm Ngọc Tuấn nói. Theo ông, khách nước ngoài vẫn quan tâm đến nghệ thuật sân khấu truyền thống VN, trong đó có tuồng. Trong khi đó, Nhà hát Cải lương VN vừa có đêm tổng duyệt vở Người đi tìm minh chủ, tại sân khấu đi mượn ở Nhà hát Chèo trên phố Kim Mã (Hà Nội). NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó giám đốc Nhà hát Cải lương VN, cho biết Nhà hát Chèo VN cũng thường hỗ trợ nhà hát của bà về địa điểm diễn. Cho đến nay, nghệ sĩ cải lương vẫn không có nhà để hát