Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 1, 2018

Giới thiệu: Bông Lúa Vàng 2005 - Tìm lại giọng thi xưa (NS Văn Giỏi đàn)

Hình ảnh

NGựa Ô Nam qua vọng cổ - NS Trường Giang (Quay cần đàn guitar)

Hình ảnh
NGựa Ô Nam qua vọng cổ

Mẹ vẫn đợi con về - NS Trường Giang (guitar) - quay cần đàn

Hình ảnh

Cặp đôi cải lương mệnh danh huyền thoại ‘Sóng thần’ là ai?

Hình ảnh
Cặp đôi cải lương mệnh danh huyền thoại ‘Sóng thần’ là ai? 03/03/2017 11:09:42 SA Dù không nói ra nhưng có một tâm tư vô hình vẫn theo NSND Bạch Tuyết mấy chục năm qua không ai thay thế được nghệ sĩ Hùng Cường. Bạch Tuyết – Hùng Cường thời trẻ. Cũng như những cặp đôi vàng khác của nền cải lương nước nhà, Hùng Cường và Bạch Tuyết không tự nhiên trở thành một đôi không thể thay thế, không thể tách rời. Hai con người tài hoa có thể gắn kết, ngoài tâm hồn đồng điệu thì không thể chối bỏ được những nét tương đồng đến lạ thường. NSND Bạch Tuyết từ nhỏ đã tỏ ra có khiếu hát tân nhạc, ngâm thơ. Cũng như bao người, bà rất mê cố nghệ sĩ Thanh Nga. Có giai thoại kể rằng một lần Bạch Tuyết cùng bạn bè lẻn vào hậu trường nhìn ngắm thần tượng. Song giữa đám đông, Thanh Ng

Thành Lộc: Tôi ghét câu “quân tử trả thù 10 năm chưa muộn“

Hình ảnh
Thành Lộc: Tôi ghét câu “quân tử trả thù 10 năm chưa muộn“ 27/06/2017 11:42:01 CH Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc đã chia sẻ về rất nhiều chuyện dở khóc dở cười đằng sau ánh hào quang sân khấu. Trong một buổi giao lưu với các Phật tử, nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc đã ôn lại những chuyện đời, chuyện nghề đầy thăng trầm của anh. Đã từng tắt thở và được đem xác lên chùa Lúc còn nhỏ, khoảng 8, 9 tháng tuổi, tôi bị phát ban rất dữ, lên cả động kinh và tắt thở trên tay mẹ rồi. Nhưng ba má có quy y trên một chùa ở Gò Vấp, bèn ẵm xác tôi chạy lên chùa, nhờ thầy trụ trì cứu. Thầy trụ trì đưa xác tôi vào một đại hồng chung rồi niệm Phật, đánh ba tiếng chuông lên. Đúng lúc đó tôi bật dậy cười khanh khách như bị thọt lét. Ba má thấy vậy mới cho tôi quy y, nhưng lại không cho làm con

Vũ Linh - “Người đưa đò” đã đuối sức

Hình ảnh
Vũ Linh - “Người đưa đò” đã đuối sức 12/02/2017 10:07:07 CH Một thương hiệu cải lương xã hội hóa cũng đang đứng bên bờ vực, đó là “Người đưa đò” của NSƯT Vũ Linh. Vì không có sự tiếp sức nên chương trình này gần như đóng băng gần 2 năm nay Suốt 5 năm liền làm chương trình “Người đưa đò”, NSƯT Vũ Linh mong mỏi tạo cơ hội cho diễn viên trẻ đoạt Huy chương vàng (HCV) giải Trần Hữu Trang có vai diễn mới, đồng thời tiếp bước thế hệ tiền nhân làm công tác truyền nghề cho thế hệ sau. Tuy nhiên, anh đã không thể tiếp tục duy trì thương hiệu này vì đuối sức. “Ai sẽ tiếp bước tiền nhân làm công việc truyền nghề khi tâm huyết và lửa yêu nghề của mọi người đã cạn?” - NSƯT Vũ Linh đặt câu hỏi. Thiếu đầu tư đồng bộ NSƯT Vũ Linh nhận thấy rằng cải lương tại TP HCM chỉ làm th

Gặp bà trùm phường xoan cổ duy nhất trên đất Phú Thọ

Hình ảnh
Gặp bà trùm phường xoan cổ duy nhất trên đất Phú Thọ 21/12/2017 1:16:30 CH “Chúng tôi ôm nhau mừng rơi nước mắt, hẳn là cha tôi mừng lắm, thế là bõ cái công gìn giữ, truyền dạy bao lâu nay”- nghệ nhân hát xoan Nguyễn Thị Lịch nói. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch đang hướng dẫn cách múa như thế nào mới đúng là của đào "Bõ công gìn giữ từ thời cha ông” Ngày hát xoan Phú Thọ thoát khỏi danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nghệ nhân hát xoan có tiếng ở Phú Thọ, Nguyễn Thị Lịch đã không giấu được hạnh phúc. Bà mừng rơi nước mắt, vỡ òa sung sướng khi được một trong những thành viên của Đoàn Việt Nam có mặt tại Phiên họp lần thứ 12 của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003 của UNESCO diễ

Nặng lòng với quan họ cổ

Hình ảnh
Nặng lòng với quan họ cổ 21/12/2017 1:34:17 CH Gặp liền chị quan họ Hà Thanh trong một chiều đông Hà Nội, chị cho biết, dù thị trường âm nhạc có thế nào, dù ngày càng nhiều người thích và xúi chị hát quan họ mới, thì Hà Thanh vẫn chọn con đường hát những bài quan họ cổ. Mong muốn lớn nhất của Hà Thanh chính là góp một phần nhỏ bé của mình để gìn giữ, bảo tồn những bài quan họ cổ. Nghệ sĩ Hà Thanh sinh ra ở vùng quê Mỹ Thái (Lạng Giang, Bắc Giang), trong một gia đình yêu quan họ. Bố mẹ Hà Thanh là những hạt nhân quan họ của xã nên từ nhỏ, cô đã được sống trong bầu không khí quan họ. Thấy cô con gái nhỏ sớm bộc lộ tình yêu đối với quan họ và khả năng ca hát nên bố mẹ Hà Thanh đã dành nhiều thời gian, công sức để dạy cô hát. Liền chị Hà Thanh. Năm 2002, Hà Than

Ca nương Kiều Anh: 'Ca trù là máu thịt của tôi'

Hình ảnh
Ca nương Kiều Anh: 'Ca trù là máu thịt của tôi' Thành viên đội Thu Phương tại "Giọng hát Việt" cho biết dù thể hiện các ca khúc hiện đại, cô vẫn giữ cho mình cội rễ là loại hình nghệ thuật dân tộc đã gắn bó từ nhỏ. - Xuất thân là ca nương, vì sao chị lại quyết định tham gia cuộc thi "Giọng hát Việt" với một ca khúc pop đương đại? - Ca khúc Rơi là bản "hit" của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh từng được một ca sĩ thể hiện thành công. Tôi nhận thấy bài hát này phù hợp với chất giọng sẵn có của mình và lại có thể lồng ghép tốt với ca trù. Khi đưa ra đề xuất về tiết mục, tôi đã được giám đốc âm nhạc Hồ Hoài Anh ủng hộ. Và thật may, khi trình diễn, tôi cũng được khán giả đón nhận tích cực và nhận những lời khen từ giám khảo. Nguyễn Kiều Anh gây chú ý trong vòng Giấu mặt chương trình "Giọng hát Việt" với bài h

Ca trù loay hoay trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp

Hình ảnh
Ca trù loay hoay trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp Tám năm từ ngày nằm trong danh sách của UNESCO, ca trù phát triển về số lượng câu lạc bộ nhưng thiếu chiến lược, kinh phí bảo tồn. Hành trình hát xoan thoát tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp  /  Liên hoan ca trù HN làm sống lại ca trù cổ Mới đây, hát xoan được UNESCO công nhận thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Niềm hân hoan của cộng đồng nghệ nhân hát xoan khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: đến khi nào ca trù được như thế? So với năm 2009 - thời điểm UNESCO đưa ca trù vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, hoạt động của bộ môn nghệ thuật truyền thống này có dấu hiệu khởi sắc trên cả nước. Theo nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, nghệ thuật ca trù đang sống lại. Trong thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, hiện nay ở thủ đô có 14 câu lạc b

Tài tử cải lương 17-12-2017 - Cà Mau

http://ctvcamau.vn/upload/Giai_tri_truyen_hinh/Thang_12_2017/Tai_tu_cai_luong_To_quoc_trong_tim_17_12_2017.mp4

An vị bàn thờ Tổ sân khấu tại ngôi nhà sau tu sửa hơn 800 triệu đồng

Hình ảnh
An vị bàn thờ Tổ sân khấu tại ngôi nhà sau tu sửa hơn 800 triệu đồng    (NLĐO) Trưa 29-12, đông đảo nghệ sĩ đã đến thắp hương tại Nhà Truyền thống Sân khấu (133 Cô Bắc, quận 1, TP HCM). Tòa nhà đã 70 năm tồn tại mang giá trị biểu trưng cho lòng yêu nghề của giới sân khấu Sài Gòn – TP HCM. NSND đạo diễn Trần Ngọc Giàu, NSND Đinh Bằng Phi, đạo diễn Hồng Dung thắp hương trong lễ an vị Đây là lễ an vị sau thời gian dời bàn thờ Tổ đến một địa điểm khác để tu sửa ngôi nhà thuộc Ban Ái hữu Nghệ sĩ. Đến tham dự lễ an vị có các nghệ sĩ nổi tiếng: Giáo sư nghệ sĩ Nguyễn Vĩnh Bảo, NSND Đinh Bằng  NSND Ngọc Giàu, NSND Thanh Hải, NSND Trần Ngọc Giàu, các NSƯT: Nam Hùng, Hùng Minh, Thanh Vy, Thanh Nguyệt, Thành Lộc, Thanh Dậu, đạo diễn Hoa Hạ, đạo diễn Hồng Dung, nhà thơ Tú Lệ (Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP HCM), nhà báo Dương Thị Liên Chi (Trưởng phòng văn nghệ Ban tuyên giáo Thành ủy TP HCM)…. NSND Đinh Bằng Phi và NSƯT Thành Lộc tại khu