Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 4 14, 2018

Trải nghiệm ăn trái cây và đờn ca tài tử ở Cù Lao Dài

Hình ảnh
Trải nghiệm ăn trái cây và đờn ca tài tử ở Cù Lao Dài Thấy khách ghé vào, chủ nhà niềm nở đón chào rồi tiến ra vườn chọn những trái chín thơm ngon nhất, hái xuống cho mọi người thưởng thức ngay tại chỗ.  Cù Lao Dài là tên gọi xa xưa của vùng đất do phù sa bồi đắp, nay thuộc hai xã Thanh Bình và Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long.  Sở dĩ có cái tên này vì khi nhìn từ trên cao xuống, cù lao có hình dáng giống như một chiếc giày. Tuy nhiên người miền Tây thường đọc trại từ, nên "giày" biến thành "dài".  Để đến được Cù Lao Dài, bạn có thể đi bằng hai cách là dùng đò ở bến đò Vũng Liêm với giá 20.000 đồng hoặc chạy xe máy qua phà. Người dân địa phương chủ yếu lựa chọn cách thứ hai vì rút ngắn thời gian di chuyển. Chỉ cần qua phà là đến địa phận Cù Lao Dài.  Nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ mộc mạc của thôn quê, với những vườn trái cây trĩu quả và giai điệu đờn ca tài tử văng vẳng xóm làng.  Người

Nghệ sĩ Mỹ Châu: 'Cuộc đời tôi dành hết cho sân khấu'

Hình ảnh
Nghệ sĩ Mỹ Châu: 'Cuộc đời tôi dành hết cho sân khấu' Gần 60 năm gắn bó cải lương như máu thịt, nghệ sĩ chia sẻ chị may mắn khi có gia đình êm ấm để vững tâm hoạt động nghệ thuật. Bút ký nghệ sĩ Mỹ Châu: 'Chồng đột ngột mất khiến tôi cô quạnh'  /  Cuộc đời nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu lên sách - Cuốn " Châu, chút tạ tình tri âm " kể cuộc đời chị sắp ra mắt. Đã rời xa sàn diễn gần 20 năm qua vì sao chị đồng ý xuất bản sách về mình? - Trước đây, có rất nhiều người muốn viết sách về chị nhưng chị không nhận lời. Từ hồi nào tới giờ chị luôn nghĩ những câu chuyện đời mình chỉ nên sống để dạ chết mang theo, không muốn nói hay để lại gì. Trong nghề, kể cả việc nhận học trò, chị cũng không thích. Chỉ khi nào dàn dựng một vở tuồng trên đài truyền hình và sân khấu cần kỹ lưỡng từng chi tiết, từng lời thoại, lúc đó, chị mới truyền lại tinh hoa của nh

Mỹ Châu: 'Không để mọi người hiểu sai về nghiệp cầm ca'

Hình ảnh
Mỹ Châu: 'Không để mọi người hiểu sai về nghiệp cầm ca' Những ngày chập chững vào đoàn hát, người ta sợ giọng ca của chị sẽ lấn lướt các ngôi sao đương thời, nên mỗi lần phát rôn tuồng lại cắt hết phần ca, chỉ để lại phần thoại và ngâm thơ. Không ngờ chính điều này đã tạo nên một cô đào chuyên ca vọng cổ chữ trắc, không xài vần bằng quen thuộc. Nghệ sĩ Mỹ Châu. Thật ra hồi nhỏ, Mỹ Châu không hề có ý niệm gì về nghệ thuật. Nhưng mẹ cô lại mê hát như điếu đổ, bất kỳ gánh hát nào về làng bà cũng đi coi cho bằng được. Bất ngờ gặp một ông bầu cải lương, Mỹ Châu nghỉ học đi hát cho mẹ vui lòng. Con đường vào nghề bất đắc dĩ như thế, nên khi nổi danh rồi, Mỹ Châu vẫn giữ một khoảng cách nào đó cho mình. Người phụ nữ tuổi Canh Dần thừa nhận mình gai góc, nhưng không thể đánh đổi cá tính lấy sự trơn tru của sự nghiệp, hoặc sự dễ dãi trong sinh hoạt. Chị nói: "Tôi không thích đùa giỡn v

Cuộc đời nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu lên sách

Hình ảnh
"Châu, chút tạ tình tri âm" là bút ký chân dung lần đầu ra mắt về một trong những ngôi sao của thế hệ vàng cải lương Việt Nam. Những cặp bạn diễn vàng trên sân khấu cải lương Cuốn sách như bộ phim âm bản mở đầu qua cảnh một đêm khuya vắng lặng ở thành phố Atlanta (Mỹ), nơi nhân vật chính - nghệ sĩ Mỹ Châu - trằn trọc, khẽ khàng lui tới trong nhà, tự đếm những bước chân của mình. Trong khung cảnh ấy, những hồi ức, nhớ nhung của cuộc đời một cô đào hát vang bóng một thời được tái hiện. Bìa sách "Châu, chút tạ tình tri âm". Nghệ sĩ kể câu chuyện đời mình bằng  giọng văn thủ thỉ, tâm tình, như thể dẫn người đọc cùng bà trở về ngồi giữa sông nước mây trời miền Tây, lắng nghe ngôi sao nhí Mỹ Châu cất vang giọng ngân bài vọng cổ thắm đượm tình quê. Cô bé ấy tỏa sáng ở quê nhà từ năm bảy tuổi, 14 tuổi làm đào chánh ở Sài Gòn, 17 tuổi gần như trở thành triệu phú khi

'Dẹp loạn' danh hiệu nghệ nhân, 'cây di sản'...

Hình ảnh
12/03/2017 09:44 GMT+7 TTO - Bộ VH-TT&DL vừa yêu cầu các hội trong cả nước dừng hàng loạt việc cấp chứng nhận tôn vinh các danh hiệu nghệ nhân, “Cây di sản”… Cây thị cổ thụ làng Phước Tích trong lễ trao bằng công nhận “Cây di sản” tháng 6-2015 - Ảnh: THÁI LỘC Chiều 10-3, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo dừng việc chứng nhận tôn vinh nghệ nhân, công nhận “VN linh thiêng cổ tự”, chứng nhận “Cây di sản”... Nhiều danh hiệu không có giá trị pháp lý Công văn của Bộ VH-TT&DL đề nghị Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN, Liên hiệp các hội UNESCO VN, Hội Sinh vật cảnh VN dừng việc tổ chức vinh danh và côn

Đề nghị xét tặng danh hiệu cho hơn 800 nghệ nhân di sản văn hóa

Hình ảnh
VietnamPlus 14/04/18 06:29 GMT+7 Gốc Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian chiếm số lượng áp đảo tại hầu hết các địa phương. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Phú Đẹ (phải) trong lĩnh vực ca trù được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân. (Ảnh: TTXVN) Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có 103 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân và 733 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú (đối với các nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể) do hội đồng cấp tỉnh/thành phố gửi hội đồng chuyên môn cấp Bộ. Các cá nhân được đề nghị xét tặng hai loại danh hiệu (nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú) là những người đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các

Cải lương qua 1 thế kỷ: Giải Trần Hữu Trang và Chuông vàng vọng cổ

Hình ảnh
Từ thập niên 1990, cải lương bước sang một giai đoạn mới với hàng loạt tên tuổi nghệ sĩ trẻ. Trong đó có sự góp mặt đãi cát tìm vàng của hai giải thưởng lớn là giải Trần Hữu Trang và Chuông vàng vọng cổ. NSƯT Lê Tứ và NSƯT Lê Hồng Thắm trong vở Dấu ấn giao thời ẢNH: H.K Giải Trần Hữu Trang và cát sê khủng Năm 1991, Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức giải Trần Hữu Trang như sự tiếp nối của giải Thanh Tâm trước kia và nghệ sĩ đã hưởng ứng nhiệt tình. Cách chấm giải bây giờ khác với giải Thanh Tâm. Các nghệ sĩ đăng ký trước, rồi ban tổ chức lên lịch thi rõ ràng. Vòng sơ kết, bán kết có thể thi tại từng cụm ở các tỉnh thành, đến vòng chung kết mới tập trung về TP.HCM thi tại một nhà hát lớn. Tác phẩm thi cũng không phải nguyên tuồng như giải Thanh Tâm, mà chỉ là những trích đoạn. Thí sinh thường chọn các trích đoạn trong những vở tuồng kinh điển, thi thoảng có viết trích đoạn mới. Thi ca diễn xong, thí sinh còn thi về kiến thức chuyên môn, về ứng xử. Ban gi

Cải lương qua 1 thế kỷ: Những đại gia đình lừng danh

Hình ảnh
Nhiều gia đình có đến mấy thế hệ theo nghiệp cải lương rất thành công. Dù về sau bộ môn nghệ thuật này lâm vào cảnh khó khăn nhưng họ vẫn không bỏ nghiệp tổ, kiên trì giữ lửa nghề. Thành Lộc, Bạch Lê trong vở Câu thơ yên ngựa Ảnh: H.K Gia đình Thanh Nga Nghệ sĩ Năm Nghĩa là người có công phát triển bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu thành bản vọng cổ nhịp 8, từ đó làm tiền đề cho vọng cổ phát triển thành nhịp 16, nhịp 32 như bây giờ. Rồi ông tham gia gánh hát Phước Cương lừng lẫy do ông Nguyễn Ngọc Cương (cha của NSND Kim Cương) thành lập, sau đó tự mình lập gánh. Đến khi tái hôn với bà Nguyễn Thị Thơ, ông mới đổi bảng hiệu là Thanh Minh. Sau này, bà bầu Thơ thay chồng lèo lái gánh hát khi ông bệnh nặng và qua đời. Thế hệ kế tiếp là NSƯT Thanh Nga và NSƯT Bảo Quốc. Thanh Nga là con riêng của bà bầu Thơ, nhưng ông Năm Nghĩa thương như con ruột, hết lòng truyền nghề hát. Thanh Nga vừa đoạt giải Thanh Tâm một năm thì ông Năm Nghĩa từ t

Nghệ sĩ Mỹ Châu tạ tình tri âm

Hình ảnh
Khán giả yêu thích cải lương có lẽ sẽ có nhiều cảm xúc khi cầm trên tay cuốn bút ký chân dung Châu, chút tạ tình tri âm của tác giả Thanh Thủy do Saigon Books và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành, để được gặp lại cô đào Mỹ Châu, một trong những tên tuổi thế hệ vàng cải lương VN. Má Bảy Phùng Há (ngồi) cùng 2 nghệ sĩ Mỹ Châu và Đức Minh Ảnh tư liệu từ sách Châu, chút tạ tình tri âm của NSƯT Mỹ Châu mở đầu bằng sự cô đơn đến nao lòng của người nghệ sĩ về già nơi xứ lạ. Đêm ở Atlanta (Mỹ) quạnh vắng, bà nằm chờ tiếng bước chân đứa con về khuya mà lòng dạ bồi hồi nhớ về người chồng Đức Minh. “Rồi chị gặp anh, hai người sống cuộc đời của chính mình, đẹp và thật hơn cái sân khấu hư ảo, phù vân kia quá nhiều. Từ nhỏ tới lớn, chị có Vú (tức mẹ của chị), có chị Hồng Châu (chị gái của chị) lo toan mọi thứ, chị hồn nhiên hát, hồn nhiên kiếm tiền. Rồi anh đến bên đời, chị đi từ ngỡ ngàng đến hạnh phúc viên mãn, dẫu có chút muộn màng”… Tình yêu của người chồn